Giáo án Địa lí 4 - Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Giáo án Địa lí 4 - Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.

+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,

+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,.

+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,.

2. Kĩ năng

 - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.

 - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.

 * HS năng khiếu: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

 

docx 4 trang xuanhoa 09/08/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, 
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,...
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
2. Kĩ năng
 - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
 - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
 * HS năng khiếu: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản. 
3. Phẩm chất
- Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
*BVMT:
 - Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 +Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
 -Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
*TKNL:
 - Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
 - Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm. Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi...).
 - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 -GV:- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. (trên silde)
 - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản (trên silde).
 - HS: Vở, sách GK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
 Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng? Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- HS trả lời.
- HS đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi
* Cách tiến hành
Hoạt động 1.Trồng trọt trên đất dốc: 
- HS xem video “ Đây là gì?”
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu?
+ Ngoài ra, họ còn trồng cây lanh để dệt vài và trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh.
- GV giới thiệu một số hoạt động trồng trọt ở Hoàng Liên Sơn.
- GV hỏi: Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống: 
* GV cho HS dựa vào tranh,ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau: 
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm. 
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt dộng 3: .Khai thác khoáng sản: 
- GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn , hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
+ Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
+ Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
 * KL và tổng kết HĐ
3. Hoạt động ứng dụng (2p)
*Tích hợp Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Miền núi phía bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ đời sống.
- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
-Đây cũng là khu vực có một diện tích rưng khá lớn. Cuộc sống của ngươi dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi..)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Ruộng bậc thang
+ Ở các sườn núi.
+ Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
+ Trồng ngô, khoai, sắn, ...ở trên nương.
+ Ruộng bậc thang thường được trồng lúa, ngô, chè và được trồng ở sườn núi.
Nghề nông là nghề chính của người đan ở HLS
- HS dựa vào tranh , ảnh để thảo luận nhóm 4
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hàng dệt, may, thêu, đan lát,rèn, đúc..
+ Màu sắc sặc sỡ, bền đẹp, có hoa văn độc đáo. 
- Cá nhân tìm hiểu và chia sẻ trước lớp
- HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời: 
+ A- pa- tít , đồng , chì , kẽm 
+A- pa- tít.
+ Quặng a- pa- tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá tạp chất).Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp.
+ Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Gỗ, mây, nứa và các lâm sản quý khác.
-HS theo dõi, nêu tầm quan trọng của các loại tài nguyên, từ đó có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó. 
- Sưu tầm tranh, ảnh về ruộng bậc thang và các HĐSX của người dân HLS
5. Củng cố:
Trò chơi Ô chữ
Đây là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở HLS
Đây là nghề chính của người dân HLS.
GV nhận xét giờ học.
HS chơi
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_bai_3_hoat_dong_san_xuat_cua_nguoi_dan_o_ho.docx