Kế hoạch dạy học Lịch sử và địa lí Lớp 4 - Chủ đề: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa vùng Tây Nguyên

Kế hoạch dạy học Lịch sử và địa lí Lớp 4 - Chủ đề: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa vùng Tây Nguyên

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh:

- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.( Năng lực nhận thức khoa học LS& ĐL)

- Sử dụng được lược đồ một số các dân tộc, đọc thông tin tài liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác. ( Tìm hiểu LS&ĐL)

- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên (VD: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện, ). ( Tìm hiểu LS&ĐL)

- Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. ( Năng lực nhận thức khoa học LS& ĐL)

- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng, ( Năng lực vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học)

- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.

 

doc 21 trang xuanhoa 03/08/2022 13020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử và địa lí Lớp 4 - Chủ đề: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa vùng Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
Chủ đề:
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa vùng Tây Nguyên
( 3 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.( Năng lực nhận thức khoa học LS& ĐL)
- Sử dụng được lược đồ một số các dân tộc, đọc thông tin tài liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác. ( Tìm hiểu LS&ĐL)
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên (VD: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện, ). ( Tìm hiểu LS&ĐL)
- Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. ( Năng lực nhận thức khoa học LS& ĐL)
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng, ( Năng lực vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học)
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
II. Chuẩn bị:
- GV: 
+ Lược đồ một số dân tộc ở Tây Nguyên, lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên, lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên. 
+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
+ Tranh ảnh về một số hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên.
+ Tranh ảnh, tư liệu về anh hùng Núp, N’Trang Lơng, Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh.
+ Máy chiếu, máy tính.
+ Phiếu học tập 
- HS: SGK, trang phục truyền thống của dân tộc.
III. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: Phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng lược đồ và bản đồ; phương pháp thảo luận nhóm. 
- Kĩ thuật dạy học: trò chơi, động não, khăn phủ bàn,...
- Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp, quan sát lược đồ, bản đồ.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ Xác định chuỗi các hoạt động và thời gian dự kiến:
Hoạt động
Nội dung HĐ cụ thể
Các biểu hiện của năng lực đặc thù
1. Khởi động
Hoạt động 1: Khởi động. (5’)
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số dân tộc ở Tây Nguyên và sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên. (15’)
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên. (15’)
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số nét chính về văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên. (15’)
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. (15’)
- Năng lực nhận thức khoa học LS&ĐL và năng lực tìm hiểu LS&ĐL. 
- Năng lực tìm hiểu LS&ĐL. 
- Năng lực tìm hiểu LS&ĐL. 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3.1: Củng cố về một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. (15’)
- Năng lực tìm hiểu LS&ĐL. 
4. Vận dụng
Hoạt động 4.1: Tìm hiểu về các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên. (15’)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
2/ Các hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:
- HS nhớ nhanh các từ, cụm từ mà GV cho xem trên bảng có liên quan đến bài học.
b. Sản phẩm học tập: Bảng phụ có ghi lại kết quả trò chơi của HS.
c. Cách tiến hành: Chơi trò chơi “Em biết 3”.
- Nhiệm vụ của tất cả học sinh trong lớp : Mỗi HS viết ra giấy 3 điều em đã biết về Tây Nguyên.
d. Dự kiến điều HS biết, VD:
- Tây Nguyên thuộc vùng: Miền núi
- Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Tây Nguyên có nhà rông.
- Tây Nguyên có cồng chiêng.
- Tây Nguyên có dân tộc Xê – đăng, Gia – rai, 
- GV: GV nhận xét, dẫn vào nội dung bài học.
- Hội đồng tự quản của lớp điều hành lớp tham gia trò chơi.
- Nêu 3 điều em biết về Tây Nguyên.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số dân tộc ở Tây Nguyên.
a. Mục tiêu:
- Kể tên được một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
- Sử dụng lược đồ và bảng số liệu so sánh dược sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh về tên một số dân tộc ở Tây Nguyên; vị trí sinh sống của các dân tộc ở Tây Nguyên; sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên so với các vùng khác.
c. Hoạt động dạy học:
- GV cho HS quan sát lược đồ phân bố các dân tộc ở Tây Nguyên; bảng số liệu mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ; tranh và đọc thông tin trong tài liệu. Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
+ Chỉ vị trí các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên trên lược đồ?
+ So sánh sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
Lược đồ phân bố các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
d) Gợi ý một số nội dung trả lời:
- Các dân tộc ở Tây Nguyên: 
+ Các dân tộc bản địa: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ Triêng 
+ Một số dân tộc từ nơi khác đến: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, 
- Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
* Giới thiệu một số người con ưu tú của Tây Nguyên: 
Anh hùng Núp, anh hùng Can Lịch, anh hùng N’Trang Lơng
Cố NSND Y Moan,H'ăng Niê,Y Jang Tuyn 
Hoa hậu H’Hen Niê Người mẫu Brơi K’
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên:
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên ( Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện...).
- HS nêu được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
b. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập đã hoàn thành của HS.
c. Hoạt động dạy học:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát lược đồ một số cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên, hoàn thành sơ đồ.
- Quan sát hỗ trợ.
- Nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời vào phiếu học tập nhóm.
Lược đồ phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên
 Hoạt động sản xuất của người dân 
 ở Tây Nguyên
Trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu trên đất badan.
Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò trên các đồng cỏ lớn.
Khai thác sức nước: làm thủy điện.
Trồng và khai thác rừng: gỗ và các lâm sản quý.
- Nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Tổ chức trò chơi “Phóng viên” phỏng vấn giữa các nhóm; phỏng vấn với GV.
+ H: Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
+ H: Vì sao Tây Nguyên phù hợp chăn nuôi gia súc?
+ H: Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ H: Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước làm gì?
+ H: Kể tên các nhà máy thủy điện có ở Tây Nguyên?
+ H: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
d. Gợi ý một số nội dung trả lời:
 Cây hồ tiêu, cây cao su, cây cà phê
Lược đồ các con sông Thủy điện Y-a -Ly
ở Tây Nguyên
- Một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện, trồng và khai thác rừng.
- Tây Nguyên thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp vì có những vùng đất ba dan rộng lớn.
- Tây Nguyên phù hợp chăn nuôi gia súc vì có những đồng cỏ xanh tốt.
- Các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh vì các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
- Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để chạy tua bin sản xuất ra điện, vận chuyển hàng hóa.
- Để bảo vệ rừng, chúng ta cần phải : 
+ Không chặt phá cây bừa bãi.
+ Tuyên truyền trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc.
+ Không đốt rừng bừa bãi.
+ Phát động phong trào chăm sóc và bảo vệ rừng, .
- Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ ; có những thứ gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, kền kền,... Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô, sâm Ngọc Linh... Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,...
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số nét chính về văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên.
a. Mục tiêu: Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên (nhà rông; trang phục, nhạc cụ, lễ hội,..). 
b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những nét văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
c. Hoạt động dạy học:
2.3.1: Tìm hiểu về nhà rông ở Tây Nguyên:
- Cho HS quan sát hình ảnh nhà rông ở Tây Nguyên
- YC HS: Nêu những điều em biết về nhà rông ở Tây Nguyên.
- Nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời
* Gợi ý một số nội dung trả lời:
- Nhà rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây nguyên như: cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô,..
- Nhà rông là không gian sinh hoạt cộng đồng lớn nhất mỗi làng; nơi người dân trao đổi, thảo luận về các lĩnh vực hành chính, quân sự; nơi thực thi các luật tục, bảo tồn truyền thống và diễn ra những nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng 
2.3.2: Trang phục, nhạc cụ, lễ hội: 
- Đưa hình ảnh về trang phục, nhạc cụ, lễ hội, đặc trưng ở Tây Nguyên. Y/C HS quan sát, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ H: Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên?
+ H: Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+ H: Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ H: Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
Trang phục, trang sức
 Đàn T’rưng, đàn goong, đàn krông – pút, 
Chiêng, đàn đá
Lễ hội: đua voi, mừng lúa mới, cồng chiêng, 
- Nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời
* Gợi ý một số nội dung trả lời:
- Trang phục truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên:nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái, trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại,
- Một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên: lễ hội cồng chiêng; mừng lúa mới; đâm trâu; nước giọt; nhớ ơn cha mẹ; hội đua voi; 
- Trong lễ hội, người dân ở Tây Nguyên thường : đánh chiêng, trống; múa xoan, hát; kể chuyện sử thi, 
- Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo như: đàn tơ – rưng, đàn kroong-pút, đàn goong, đàn đá, chiêng, 
* Xem video giới thiệu về trang phục, lễ hội cồng chiêng, múa xoan, (nguồn Internet); Hoặc nghe bài hát: Tình ca Tây Nguyên
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. 
a. Mục tiêu:
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên (thông qua một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng, )
b. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
c. Hoạt động dạy học:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn làm vào phiếu học tập.
 PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 
- Tìm hiểu thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: 
+ Tây Nguyên trải qua những cuộc chiến tranh nào?
+ Kể tên những vị anh hùng ở Tây Nguyên mà em biết?
+ H: Em biết gì về tinh thần đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên?
 (1) Viết ý kiến cá nhân (2) Viết ý kiến cá nhân 
 (4) Viết ý kiến cá nhân (3) Viết ý kiến cá nhân
Ý KIẾN CHUNG
 CẢ NHÓM
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời vào phiếu học tập nhóm.
d. Gợi ý một số nội dung trả lời:
- Tây Nguyên trãi qua cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Tây Nguyên có những vị anh hùng: Anh hùng Núp, N’trang – Lơng, Can Lịch, A Dừa, 
- Quá trình đấu tranh đã hun đúc tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, chiến đấu dũng cảm và gan dạ của đồng bào Tây Nguyên làm nên những chiến công lừng lẫy góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Làm việc theo nhóm đôi.
+ Nêu tên các dân tộc: Ê đê, Gia-rai, Ba –na, Xơ đăng, 
+ Chỉ vị trí các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên trên lược đồ.
+ Đọc bảng số liệu mật độ dân số của các vùng lãnh thổ, so sánh sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Quan sát lược đồ một số cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên, hoàn thành sơ đồ.
- Đại diện nhóm trình bày các hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. Kết hợp chỉ trên lược đồ.
- Nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện.
- Quan sát hình ảnh, nêu những điều mình biết nhà rông ở Tây Nguyên.
+ Liệt kê ngắn gọn những điều em biết về nhà rông Tây Nguyên. Nêu trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát, thảo luận nhóm đôi, trình bày.
- HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” làm bài.
- Các nhóm trưng bày kết quả thảo luận.
- Đại 1-2 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3.1: Củng cố về một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.a. Mục tiêu:
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ và trồng rừng ở Tây Nguyên.
- HS hiểu được ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc và nêu được những việc cần làm để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên.
b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS vì sao phải bảo vệ và trồng rừng; những việc cần làm để bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. 
c. Hoạt động dạy học:
+ H: Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
+ H: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
d. Gợi ý một số nội dung trả lời:
- Cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng vì:
+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ ; có những thứ gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, kền kền,... Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô, sâm Ngọc Linh,... Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,...
+ Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.
- Để bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng chúng ta cần làm : Phục dựng các lễ hội truyền thống như lễ cúng bến nước của người Ê Đê, lễ đưa lúa về kho của người Cơ Ho, lễ cúng ruộng của người Chu Ru; đua thuyền; liên hoan cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn trang phục dân tộc, 
* Có trể trình chiếu cho HS xem phim tư liệu về anh hùng núp( nguồn Internet); Hoặc nghe bài hát: Hát mừng anh hùng Núp (Nhạc và lời: Trần Quý)
- Trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động 4.1: Tìm hiểu về các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên.
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng hiểu biết của mình về các hoạt động sản xuất, về văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b. Sản phẩm học tập: Một trong ba sản phẩm sau:
- Tranh ảnh về di tích lịch sử, trang phục, tập quán, lễ hội ở Tây Nguyên (Ở tỉnh, TP nơi em sinh sống).
- Hình ảnh về thực trạng khai thác rừng ở Tây Nguyên.
- Tranh vẽ hoặc hình dán mô hình nhà rông Tây Nguyên, cồng chiêng Tây Nguyên.
c. Các nhiệm vụ học tập: 
- Sưu tầm hình ảnh về các di tích lịch sử, trang phục, tập quán, lễ hội ở Tây Nguyên (Ở tỉnh, TP nơi em sinh sống ).
- Sưu tầm một số hình ảnh nói lên thực trạng khai thác rừng hiện nay ở Tây Nguyên.
- Vẽ hoặc cắt, dán mô hình Nhà Rông Tây Nguyên, cồng chiêng Tây Nguyên bằng giấy A4 sau đó tô màu trang trí.
- HS lựa chọn một trong ba nhiệm vụ học tập để hoàn thành.
3/ Hoạt động kiểm tra, đánh giá:
Hoạt động
Căn cứ đánh giá
Hoạt động 1
Bảng phụ có ghi lại kết quả trò chơi của HS.
Hoạt động 2.1
Câu trả lời của học sinh về tên một số dân tộc ở Tây Nguyên; vị trí sinh sống của các dân tộc ở Tây Nguyên; sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên so với các vùng khác.
Hoạt động 2.2
Phiếu bài tập đã hoàn thành của HS.
Hoạt động 2.3
Câu trả lời của HS về những nét văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
Hoạt động 2.4
Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
Hoạt động 3.1
Câu trả lời của HS vì sao phải bảo vệ và trồng rừng; những việc cần làm để bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. 
Hoạt động 4.1
Một trong ba sản phẩm sau:
- Tranh ảnh về di tích lịch sử, trang phục, tập quán, lễ hội ở Tây Nguyên (Ở tỉnh, TP nơi em sinh sống).
- Hình ảnh về thực trạng khai thác rừng ở Tây Nguyên.
- Tranh vẽ hoặc hình dán mô hình nhà rông Tây Nguyên, cồng chiêng Tây Nguyên.
V/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS nhắc lại tên một số dân tộc, hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên.
- Nhắc HS tìm hiểu về di tích lịch sử, trang phục, tập quán, lễ hội ở Tây Nguyên (Ở tỉnh, TP nơi em sinh sống) ; Nói với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh biết yêu quý,bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
VII. Phụ lục:
1. Tài liệu, tư liệu dành cho HS:
TÂY NGUYÊN
(Nội dung: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa)
- Học xong bài này, em sẽ : 
+ Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
+ Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên 
(Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện ..), nêu được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.. 
+ Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Long .
5.2 Các lược đồ, bảng số liệu, hình ảnh (nguồn Internet)
* Các dân tộc ở Tây Nguyên- sự phân bố dân cư:
Lược đồ phân bố các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Giới thiệu một số người con ưu tú của Tây Nguyên: 
 Anh hùng Núp, Anh hùng Can Lịch, Anh hùng N’Trang Lơng
 Cố NSND Y Moan, H'ăng Niê, Y Jang Tuyn 
 Hoa hậu H’Hen Niê Người mẫu Brơi K’
* Hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên:
Lược đồ sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên
* Một số nét chính về văn hóa các dân tộc Tây Nguyên:
Trang phục, trang sức
 Đàn T’rưng, đàn goong, đàn krông – pút, 
Chiêng, đàn đá
Lễ hội: đua voi, mừng lúa mới, cồng chiêng
* Có thể trình chiếu cho HS xem một số trang phục, lễ hội ở Tây Nguyên như: video lễ hội cồng chiêng;múa xoang, ( nguồn Internet)
+ Nghe bài hát : Tình ca Tây Nguyên( nguồn Internet) 
* Truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên:
+ Tiểu sử Anh hùng Núp:
Anh hùng Núp
Nói đến Tây Nguyên không thể không nhắc đến Anh hùng Núp, người con tiêu biểu của đại ngàn Tây Nguyên. Tên tuổi của Anh đã bay qua “chín núi, mười đèo”, qua nửa vòng trái đất, tới tận đất nước Cu Ba anh em. Cuộc đời của Anh hùng Núp đã đi vào nghệ thuật với nhiều tác phẩm âm nhạc, văn, thơ, nổi tiếng với tác phẩm “Đất nước đứng lên” của Nhà văn Nguyên Ngọc để biết bao thế hệ những người con Tây Nguyên và cả nước ngưỡng vọng, tự hào.
 Chân dung Anh hùng Núp.
Anh hùng Núp còn có tên là Sar, người dân tộc Bahnar (Ba-na), sinh ngày 02 tháng 5 năm 1914, tại làng Stơr, xã Nam, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Thôn đội trưởng du kích, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Núp mồ côi cha từ khi 10 tuổi. Năm 15 tuổi, Núp đã phải đi phu và bị đánh đập dã man, nên đồng chí sớm căm thù quân giặc. Năm 1935 quân Pháp về lùng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình đồng chí ở lại dũng cảm dùng nỏ bắn chết một tên giặc. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Lính Pháp trốn qua làng, đồng chí mưu trí đi báo Nhật về vây bắt, lợi dụng cơ hội, Núp lấy được khẩu súng và 10 hòm đạn sử dụng để chiến đấu.
Trong cách mạng tháng Tám, đồng chí tích cực tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và từ đó đến năm 1954, hoạt động chiến đấu ở địa phương. Trong hoàn cảnh rất khó khăn: địch liên tiếp càn quét, đốt làng dồn dân, phá rẫy, nhân dân thì trình độ giác ngộ chưa cao, lại đói rét, thiếu muối, bệnh tật nhiều đồng chí đã luôn dũng cảm, gương mẫu đi đầu trong chiến đấu và sản xuất, kiên trì vận động tổ chức nhân dân vượt qua mọi khó khăn, vừa bảo đảm sản xuất tốt, vừa chiến đấu chống giặc thắng lợi, duy trì và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng vững chắc.
 Anh hùng Núp trong kháng chiến.
Suốt 3 năm từ 1947 đến 1949, là những năm đầu kháng chiến gay go gian khổ nhất. Địa phương đồng chí Núp mất liên lạc với trên nên gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Núp vẫn tin tưởng vào thắng lợi. Nắm vững phương châm “trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh”, đồng chí Núp đã lãnh đạo nhân dân năm lần thay đổi chổ ở. Đi đến khu rừng nào đồng chí cũng vận động nhân dân phát triển sản xuất bảo đảm lương thực đủ ăn, xây dựng làng chiến đấu, tổ chức du kích kiên quyết đánh giặc, diệt được 80 tên.
Năm 1950, địch ra sức càn quét bình định, khủng bố vùng du kích Tây Nguyên rất gắt gao, đồng chí Núp vẫn kiên trì vận động nhân dân trong làng đoàn kết rào làng chiến đấu, sáng tạo nhiều cách đánh như dùng chông, mìn, cạm bẫy, tên nỏ diệt địch làm cho quân Pháp nhiều phen kinh hoàng, bảo vệ nương rẫy và dân làng.
Đặc biệt trong trận chống càn tháng 10 năm 1952, liên tục 7 ngày liền, đồng chí chỉ huy trung đội du kích ngoan cường luồn rừng chiến đấu với cả trung đoàn địch, diệt nhiều tên, phá vỡ trận càn của chúng, bảo vệ được tài sản và tính mạng của nhân dân. Bản thân đồng chí đã gương mẫu về mọi mặt, đồng chí còn giáo dục xây dựng gia đình gương mẫu về sản xuất, tích cực tham gia canh gác, chiến đấu giữ làng, nuôi giấu cán bộ, bài trừ mê tín dị đoan, đoàn kết bản làng.
Anh hùng Núp thăm Viện Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng LSQS Việt Nam), năm 1999.
Núp được dân làng và đồng đội yêu mến, tin cậy, xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào thi đua giết giặc cứu nước của đồng bào Tây Nguyên.
Núp đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một áo lụa và huy hiệu của Người. Khi tập kết ra Bắc, nhiều lần Núp được gặp Bác Hồ.
Ngày 03 tháng 8 năm 1955, Núp được Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Có trể trình chiếu cho HS xem phim tư liệu về anh hùng núp( nguồn Internet)
Nghe bài hát: Hát mừng anh hùng Núp (Nhạc và lời: Trần Quý)

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_lich_su_va_dia_li_lop_4_chu_de_dan_cu_hoat.doc