Giáo án Địa lí 4 - Tuần 26, Tiết 26, Bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung - Trần Thúy Hằng

Giáo án Địa lí 4 - Tuần 26, Tiết 26, Bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung - Trần Thúy Hằng

I. YÊU CẦU :

- Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.

- Nêu đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhận xét các thông tin trên tranh ảnh, lược đồ.

- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

- Giáo dục biển đảo: Khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta.

 

docx 4 trang xuanhoa 03/08/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Tuần 26, Tiết 26, Bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung - Trần Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỰC TẬP
Môn: Địa Lí
Bài: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
	Tuần: 26 	Tiết 26	
Người dạy: Trần Thúy Hằng
Ngày dạy: 18/03/2019
I. YÊU CẦU :
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.
- Nêu đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhận xét các thông tin trên tranh ảnh, lược đồ.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- Giáo dục biển đảo: Khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung .
- Tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung; đèo Hải Vân .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bi cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng:
 + Chỉ trên bản đồ hai vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ ?
+ Chỉ trên bản đồ vị trí của Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Ngoài hai đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ở nước ta còn có hệ thống các dải đồng bằng nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông chảy ra biển bồi đắp nên. Đó là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
GV ghi tên bài: “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”
*Chuyển ý: Để bắt đầu tìm hiểu về dải đồng bằng duyên hải miền Trung chúng ta hãy cùng bước vào hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
GV chiếu lược đồ vùng đồng bằng duyên hải miền Trung .
 - HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK, cho biết :
+ Kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
(GV nêu thêm: Tên gọi của các đồng bằng được ghép từ tên các tỉnh hoặc chữ cái đầu tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó)
+ Em có nhận xét gì về vị trí, giới hạn của đồng bằng này? (GV gợi ý thêm: vị trí của các đồng bằng này như thế nào so với biển, các phía của các đồng bằng giáp với gì?)
- GV hỏi:
+ Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung lại nhỏ hẹp?
+ Đồng bằng này đất đai như thế nào ?
+ Dựa vào lược đồ em nêu tên đầm, phá ở Thừa Thiên – Huế?
- Nhận xét.
- GV liên hệ thêm: 
+ Ở ven biển có các cồn cát cao 20 – 30 m thường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường: Hiện tượng cát bay, cát chảy ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung hằng năm gây ra rất nhiều thiệt hại đến đời sống sản xuất của người dân. Vì vậy người dân ở đây trồng cây phi lao để ngăn cát di chuyển vào đất liền đồng thời giữ lại nguồn nước ngầm cho khu vực. Từ đây các em có thể thấy được tầm quan trọng của rừng và cây xanh trong bảo vệ đời sống của nhân dân. Bởi vậy cô hi vọng các em sẽ có ý thức bảo vệ cây xanh, không được chặt phá hay ngắt lá, bẻ cành cây xanh.
*Kết luận: Dải duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. 
*Chuyển ý: Chúng ta đã vừa tìm hiểu và thấy rằng dải đồng bằng duyên hải miền Trung chạy dài từ bắc vào nam, toàn bộ phía đông giáp biển, địa hình rất phức tạp. Chính vì thế đặc điểm khí hậu giữa các khu vực ở đồng bằng này cũng không đồng nhất. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. Để tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt này chúng ta hãy cùng chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
- GV chiếu bản đồ và yêu cầu HS:
 + Chỉ trên bản đồ dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân ?
 + Nêu tên hai thành phố ở phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã ?
- GV nêu: Dãy núi Bạch Mã chạy thẳng ra biển nằm giữa thành phố Huế và Đà Nẵng. Có thể nói đây là bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải và là bức tường chắn gió đông bắc làm cho phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh và ngược lại phía Nam dãy Bạch Mã có mùa đông không lạnh .
- Để đi từ Huế vào Đà Nẵng ta phải đi bằng cách nào ? 
GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh về dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân và đường hầm Hải Vân (dài 6,3 km nằm trên quốc lộ 1A nối Thừa Thiên – Huế với TP. Đà Nẵng; khởi công năm 2000 và khánh thành năm 2005, gồm 1 hầm chính, 1 hầm thoát hiểm, 15 hầm ngang,....).
- Ngoài sự khác nhau giữa phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã thì khí hậu ở đây còn khác nhau giữa các tháng trong năm. Vậy em nào có thể cho cô biết: vào mùa hạ và những tháng cuối năm đồng bằng này có khí hậu thế nào ?
GV giải thích thêm: Vào mùa hạ gió Tây Nam – gió Lào thổi vào nước ta. Khi gặp dãy núi Trường Sơn, gió bị chặn lại, trút hết mưa ở sườn Tây, khi thổi sang sườn bên kia chỉ còn hơi khô, nóng. Do đó, mùa hạ ở đây có gió rất khô, nóng. Còn vào mùa đông, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều. Và do sông ở đây thường nhỏ và ngắn nên thường có lũ lụt đột ngột.
- Khí hậu ở miền Trung có ảnh hưởng gì cho người dân sinh sống và sản xuất ?
- Giáo dục biển đảo: Qua đây ta thấy được khí hậu khắc nghiệt gây nhiều khó khăn đối với đời sống và hoạt động sản xuất của người dân ta không chỉ trên đất liền mà còn ở vùng hải đảo của nước ta đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và quần đảo Trường Sa (thuộc TP. Đà Nẵng). Vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường để có thể phát triển một cách bền vững, để vươn khơi bám biển nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.
*Kết luận: Mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
*Chuyển ý: Qua hoạt động 1 và hoạt động 2 các em đã biết được những đặc điểm tự nhiên cũng như đặc điểm khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung sau đây cô mời 1 em đọc lại phần ghi nhớ của bài.
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 137 SGK.
5. Dặn dò – nhận xét:
- Dặn dò về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị cho bài 25: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ
- Giới thiệu người dự
- 2 HS lên chỉ. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS trả lời:
+ Gồm: đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, đồng bằng Bình - Trị - Thiên, đồng bằng Nam – Ngãi, đồng bằng Bình Phú - Khánh Hoà, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận.
+ Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây giáp dãy Trường Sơn, phía Nam giáp với đồng bằng Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông .
- HS trả lời:
+ Vì: Dãy Trường Sơn chạy sát biển nên các đồng bằng này nhỏ, hẹp.
+ Đất ít màu mỡ, có nhiều đầm phá và cồn cát.
+ Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai.
- HS nhận xét.
 + Hiện tượng cát bay, cát chảy.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- HS quan sát bản đồ và chỉ theo yêu cầu của GV.
+ Phía bắc – thành phố Huế. Phía nam – thành phố Đà Nẵng.
- HS lắng nghe.
- Đi đường bộ vượt qua đèo Hải Vân hoặc xuyên qua núi qua đường hầm Hải Vân .
- Vào mùa hạ đồng bằng miền Trung mưa ít, không khí khô, nóng. Những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão.
- HS lắng nghe
- Khí hậu gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống, trồng trọt và sản xuất.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Về nhà thực hiện
- HS lắng nghe.
GHI CHÚ:
 .................. 
 .................. 
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Kí duyệt ngày / / 2019
Nguyễn Văn Chương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_tuan_26_tiet_26_bai_dai_dong_bang_duyen_hai.docx