Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 11 - Trần Thị Huyền

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 11 - Trần Thị Huyền

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La:

+ vùng trung tâm của đất nước

+ đất rộng lại bằng phẳng

+ nhân dân không khổ vì ngập lụt.

2. Kĩ năng: Kể được vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

3. Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập

- Học sinh: SGK, vở

 

doc 4 trang xuanhoa 08/08/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 11 - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN	 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 	 	 Môn: LỊCH SỬ
GV : Trần Thị Huyền	 Tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
 Lớp : 4A
 Ngày tháng năm 20
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La:
+ vùng trung tâm của đất nước
+ đất rộng lại bằng phẳng
+ nhân dân không khổ vì ngập lụt.
2. Kĩ năng: Kể được vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
3. Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập
- Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1-2’
3- 4’
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động
- GV nêu câu hỏi: Em hãy trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- GV nhận xét
- Hát tập thể
- HS trả lời
- HS nhận xét
1-2’
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- Lắng nghe, ghi vở
2-3’
3.2.Hoạt động 1: 
MT: HS biết được hoàn cảnh ra đời của nhà Lý. 
- GV giới thiệu: Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây.
- Lắng nghe
12-13’
3.3.Hoạt động 2:
MT: HS biết được lí do tại sao vua Lí Thái Tổ lại dời đô. 
- Đưa ra BĐ HC miền Bắc Việt Nam rồi YC HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long).
- YC HS dựa vào kênh chữ trong 
SGK đoạn “Mùa xuân năm 1010 màu mỡ này” để lập bảng so sánh
Vùng đất
ND SS
Hoa Lư
Đại La
Vị trí
Địa thế
- Hỏi: Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- GV giới thiệu: Mùa thu năm 1010 (như SGK tr 30)
- Giải thích: Thăng Long, Đại Việt
- 1, 2 HS chỉ vị trí Hoa Lư, Đại La trên bản đồ.
- HS đọc SGK và lập bảng so sánh
- Vài HS trình bày kết quả so sánh 
- HS giải thích
- Lắng nghe
9-10’
3.4.Hoạt động 3:
Làm việc cả lớp
MT: HS biết được sự phát triển của nước ta dưới thời nhà Lý. 
- Hỏi: Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
- HD HS trao đổi để đi đến KL.
*Kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập lên phố, lên phường.
- HS thảo luận để trả lời
- 2 - 3 HS trả lời
- Lắng nghe
2-3’
1-2’
4. Củng cố
5. Dặn dò
- Đọc tóm tắt cuối bài
- YC HS xem lại bài. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS
- Ghi nhớ
*ĐIỀU CHỈNH:
- Bổ sung năm học 
- Bổ sung năm học 
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN	 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 	 	 Môn: ĐỊA LÍ
GV : Trần Thị Huyền	 Tiết 11: Ôn tập
 Lớp : 4A
 Ngày tháng năm 20
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên
2. Kĩ năng: Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam
3. Thái độ: HS tích cực trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Máy chiếu, bản đồ Địa lí tự nhiên VN
- Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
1-2’
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- Hát tập thể
- Lắng nghe, ghi vở
9-10’
2.2. Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
MT: HS xác định được vị trí địa lí của các khu vực đã học. 
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. YC HS lên chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- GV theo dõi, điều chỉnh phần chỉ bản đồ của HS cho đúng.
- Nhiều HS lên chỉ. 
- HS khác theo dõi, nhận xét 
- Sửa theo hướng dẫn của GV
9-10’
2.3.Hoạt động 2:
Làm việc theo nhóm 4
MT: HS nhớ lại được đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở các khu vực đã học. 
- Chia nhóm 4
- Nêu yêu cầu: Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở HLS và Tây Nguyên theo gợi ý ở bảng (SGK tr 97).
- Cho mỗi nhóm viết một phần vào bảng nhóm.
- HS thảo luận theo câu hỏi, viết vào bảng nhóm
- Gắn bảng nhóm lên bảng
- Đại diện nhóm trình 
9-10’
2.4. Hoạt động 3:
MT: HS nhớ lại đặc điểm cuả vùng Trung du Bắc Bộ. 
- Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
- Nêu câu hỏi:
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ.
+ Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?
- Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
bày kết quả 
- Nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
1-2’
1-2’
3. Củng cố
4. Dặn dò 
- Hỏi lại nội dung ôn tập
- YC HS xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Ghi nhớ
* ĐIỀU CHỈNH:
- Bổ sung năm học 
- Bổ sung năm học 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_ly_4_tuan_11_tran_thi_huyen.doc