Giáo án Lịch sử 4 - Bài 9: Nhà Lí dời đô ra Thăng Long

Giáo án Lịch sử 4 - Bài 9: Nhà Lí dời đô ra Thăng Long

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô về Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xem bản đồ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ghi nhớ công ơn của anh hùng lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu, bài giảng Power Point

- Phiếu BT

2. Học sinh

- SGK, vở

 

doc 8 trang xuanhoa 09/08/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Bài 9: Nhà Lí dời đô ra Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
BÀI 9: NHÀ LÍ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô về Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xem bản đồ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ghi nhớ công ơn của anh hùng lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu, bài giảng Power Point
- Phiếu BT
2. Học sinh
- SGK, vở
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Tiết trước cô và các con đã tìm hiểu bài 8 Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981. Sau đây cô và các con cùng nhau khởi động qua trò chơi 
“Ai là triệu phú”.
Luật chơi: Cô đưa ra câu hỏi, trong mỗi câu hỏi có 4 đáp án. Con suy nghĩ thật nhanh và chọn đáp án đúng. Nếu bạn trả lời đúng các con vỗ tay khen bạn bằng cách thả icon chúc mừng, nếu bạn trả lời sai các con thả icon mặt mếu. Các con đã sẵn sàng chơi chưa?
- GV cho xuất hiện câu hỏi 1, gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
Câu 1:Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Liễn bị ám hại ai là người lên ngôi vua?
Chúc mừng con ..
Câu 2: Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta bằng đường nào? 
Chúc mừng con ..
Câu 3: Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- Nhận xét: 
3. Kết nối
a. Giới thiệu bài
*Giới thiệu: Chuyển ý: Các con ạ, sau khi Lê Hoàn (Lê Đại Hành) lên ngôi vua lãnh đạo nhân dân ta chống quân Tống xâm lược thắng lợi và giữ vững nền độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no cho dân ta. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết sức mạnh của cả dân tộc. Nhà Lê sụp đổ, cũng là lúc nhà Lý bắt đầu từ năm 1009 – 1226 
=> Cho HS quan sát và hỏi: Quan sát bức tượng trên màn hình, con cho cô biết đây là nhân vật lịch sử nào? 
- GT: Đúng rồi đấy! Đây chính là bức tượng vua Lý Thái Tổ hay ông còn có tên thật là Lý Công Uẩn. Bức tượng Lý Thái Tổ trên màn hình được đặt ở vườn hoa Chí Linh nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm, ông là vị vua đầu tiên của nhà Lý. Ông có công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Cô và các con sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
- Ghi bảng: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
- GV cho xuất hiện tên bài học. Gọi HS nhắc lại tên bài học
- Vậy nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào? Cô và các em sẽ đi tìm hiểu HĐ thứ nhất của bài: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
b. Bài mới
 Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK đoạn “ Từ năm 1005 đến . nhà Lý bắt đầu từ đây”. (chia sẻ SGK đt ). Để trả lời 2 câu hỏi sau: 
( GV đọc câu hỏi)
+ Câu 1: Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình nước ta như thế nào?
+ Câu 2: Vì sao các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Gọi HS trình bày câu 1. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt: Sau khi Lê Đại 
Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán giận. 
=> Ghi bảng: Lê Long Đĩnh tính tình 
bạo ngược, lòng dân oán giận.
- Gọi HS trình bày câu 2. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt: Như vậy, Lê Long Đĩnh là một vị vua tàn ác. Ông cai trị được 4 năm, đến tháng 10, năm Kỷ Dậu thì qua đời, hưởng dương 24 tuổi. Sau khi ông mất, con trai là Lê Cao Sạ còn bé. Lúc đó trong triều có ông Lý Công Uẩn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. Dưới sự sắp đặt của quan Chi hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều đại nhà Lý. 
- GV giới thiệu thêm về vua Lý Thái Tổ.
(Vua Lý Thái Tổ (974 – 1028) tên thật là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Lý, trị vì từ năm 1009 đến năm 1028.)
- Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ?
=> GV ghi bảng:
+ Các quan trong chiều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
+ Vua Lý Thái Tổ lập nên nhà Lý ( năm 1009). 
Hoạt động 2: Lí do nhà Lý dời đô
Chuyển ý: Khi Lý Thái Tổ lên làm vua. Năm 1010, ông về thăm quê mình ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh ). Lý Thái Tổ có ghé qua thăm thành cũ Đại La.
- GV chiếu bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Yêu cầu HS chỉ vị trí của vị trí vùng Hoa Lư (Ninh Bình ) và thành Đại La.
=> GV nhận xét:
- GV nói: Cô đã phóng to bản đồ để các con nhìn rõ hơn 2 vùng đất: Khi vua Lý Thái Tổ đi thăm vùng đất Đại La đã có quyết định rất sáng suốt là rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Vậy vì sao vua có quyết định sáng suốt như vậy, chúng ta cùng quan sát ảnh chụp vùng đất Hoa Lư và Đại La.
- Dựa vào ảnh chụp cùng kênh chữ SGK các con hãy cùng nhau hoàn thành phiếu BT so sánh 2 vùng đất Hoa Lư và Đại La. 
- Gọi HS đọc nội dung phiếu. 
+ Hãy so sánh vị trí địa lí và địa hình của vùng đất Hoa Lư và Đại La theo bảng.
Vùng đất
Hoa Lư
Đại La
Vị trí địa lí
Địa hình 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (2 phút).
( chia nhóm phòng zoom) 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả bằng cách viết lên màn hình
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét:
Vùng đất
Hoa Lư
Đại La
Vị trí địa lí
Không nằm ở trung tâm đất nước.
Nằm ở trung tâm đất nước.
Địa hình địa thế
Rừng núi hiểm trở chật hẹp.
Đồng bằng rộng lớn, mà mỡ.
-Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La ?
- So với vùng đất Hoa Lư Vùng Đại La có những thuận lợi gì với việc phát triển đát nước?
Chốt: Vậy Lý Thái Tổ quyết định từ Hoa Lư về Thăng Long là một quyết định sáng suốt vì Đại La nằm ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt muôn vật tốt tươi phong phú. 
=> GV chốt và ghi bảng: 
+ Đại La nằm ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, màu mỡ.
- GV hỏi: Vua Lý Thái Tổ dời đô vào năm nào?
=> Ghi bảng: 
+ Năm 1010 nhà Lý dời đô ra Đại La và đổi tên nước là Thăng Long.
- Các con ạ, khi mà vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô ( hay còn gọi là “Thiên đô chiếu”) được viết bằng chữ Hán. Đây là hình ảnh chiếu dời đô được Lý Thái Tổ viết bằng chữ Hán trưng bày ở đền Đô - Bắc Ninh. Các ta hãy cùng nhau lắng nghe nội dung “ Chiếu dời đô”.
( Cho HS xem video chiếu dời đô)
- Sau khi nghe “Chiếu dời đô” con có cảm nhận gì?
- GV mở rộng: Cô đồng ý với ý kiến của các con. Lý Thái Tổ đã quyết định thật sáng suốt dời kinh đô ra Đại La với 3 lí do. Thứ nhất là ông noi theo gương sáng của các triều đại hưng thịnh đi trước. Thứ 2 là vị trí địa lí của kinh đô cũ không còn thích hợp với yêu cầu của thời đại mới và lí do thứ 3 là nhà vua muốn xây dựng và phát triển đất nước hùng mạnh lâu dài. Mùa thu năm 1010 vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi thuyền vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có con rồng vàng hiện lên ở chỗ ngự thuyền, vì thế vua đổi tên Đại La là Thăng Long, Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên. Đến năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. 
( GV giải thích: Đại Việt tức là nước Việt to lớn.)
- Ngoài tên gọi là Thăng Long, Đại Việt, kinh thành Thăng Long còn có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì như: 
+ Năm 1397: Hồ Quý Ly đổi tên thành Đại Ngu (GV giải thích: Đại Ngu không được hiểu theo nghĩa thông thường mà Đại Ngu có nghĩa là an vui lớn các con nhé!)
+ Năm 1428: Lê Lợi đổi tên thành Đông Kinh
+ Năm 1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội
+ Ngày 1/6/1946 cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội khóa này xác định Hà Nội là thủ đô của nước VN dân chủ cộng hòa.
Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
Chuyển ý: Các cụ ta thường nói: “ An cư rồi mới lạc nghiệp”. Chính vì vậy, sau khi rời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng thành Thăng Long rất ổn định. Muốn biết thành tựu kinh thành Thăng Long được xây dựng như thế nào? Chúng ta chuyển sang hoạt động 3 Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.
- Cho HS làm việc cá nhân:
+ HS đọc: Tại kinh thành Thăng Long .
đến hết. (Chiếu SGK điện tử)
+ Nhà Lý đã cho xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
- Gọi HS nhận xét và GV chốt lại.
- GV ghi bảng: 
+ Xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, 
đền chùa. 
=> Để có được các lâu đài, cung điện tráng lệ và nguy nga thì chúng ta cần biết đến đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân thời Lý đã làm ra rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, những hiện vật chạm trổ tinh vi, điêu luyện rất đẹp vẫn còn tồn tại đến cuộc sống ngày nay. (GV giới thiệu một số hiện vật của kinh đô Thăng Long ( thời Lý) đó là hình 2 SGK. 
- Giới thiệu thêm kiến trúc nhà Lý: chùa Một Cột, văn miếu quốc tử giám trường đại học đầu tiên nước ta, đình Kim Liên 
- GV hỏi: Đời sống của nhân dân ra sao? 
- Gọi HS nhận xét
- GV: Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. Chứng tỏ Thăng Long là nơi đất lành chim đậu. 
- Trong đó Hoàng thành Thăng Long là một công trình kiến trúc nổi bật nhất, để giúp các con có thêm hiểu biết về công trình kiến trúc này cô mời các con cùng tham quan thành Thăng Long qua video.
=> Sau khi được tham quan thành Thăng Long con có cảm nhận gì về công trình kiến trúc nổi tiếng này?
- GV chốt: Trải qua những thăng trầm của lịch sử và biến động của thời gian, Thăng Long vẫn còn giữ được những công trình tráng lệ, nguy nga. Như vậy, cho thấy Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La là quyết định vô cùng sáng suốt. Tên gọi kinh đô Thăng Long không chỉ bắt nguồn từ huyền thoại “Rồng vàng bay” lên, mà còn nói lên khát vọng chấn hưng và mở mang đất nước.
 - Cho HS quan sát thêm hình ảnh phố cổ Hà Nội ngày xưa với Hà Nội ngày nay. So sánh phố cổ Hà Nội xưa với Hà Nội ngày nay? 
- GV chốt: Qua gần 1000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, tinh hoa và sức mạnh của đất nước con Lạc cháu Hồng. Lịch sử Thăng Long - Hà Nội luôn gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- GV mở rộng: Để tưởng nhớ công lao của các anh hùng dân tộc đi trước và đặc biệt trong bài này để ghi nhớ công lao của vua Lý Công Uân, nhân dân ta đã lập đền thờ, tạc tượng, đặt tên ông cho các trường học, con đường và diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa trong ngày kỉ niệm 1000 năm Thăng Long năm 2010.
4. Củng cố, dặn dò 
- Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng
Long tới nay là bao nhiêu năm?
- Bài học hôm nay giúp con hiểu điều gì về Lý Thái Tổ?
- GV cho xuất hiện nội dung bài.
- Yêu cầu 2-3 HS đọc.
- Sau khi học xong bài Nhà Lý dời đô ra Thăng Long con ghi nhớ điều gì?
=> Đưa ra sơ đồ tư duy và chốt 3 ý cần nhớ khi học xong bài.
- GV mở rộng: Là học sinh Hà Nội vùng đất nghìn năm văn hóa, con phải làm gì để giữ gìn và phát triển quê hương đất nước chúng ta?
- GV chốt: Đúng rồi, các con ạ. Chúng ta là học sinh Thủ đô, vùng đất nghìn năm văn hiến con phải giữ gìn cảnh quan môi trường Hà Nội luôn xanh sạch đẹp. Các con không những chăm chỉ học tập, rèn luyện để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp mà ngay trong thời điểm hiện nay việc làm thiết thực nhất là các con cùng với gia đình thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid để góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh giữ cho Thủ đô của chúng ta được hòa bình và tươi đẹp. Trong những ngày này, cô và các con cùng nhau thực hiện thông điệp “ai ở đâu, ở yên đó” chỉ thị 17 UBND TP Hà Nội chính là một việc làm thể hiện thiết thực lòng yêu nước.
- GV nghe bài hát Hà Nội 36 phố phường.
- GV: Bài hát chúng ta vừa nghe là kết thúc tiết học ngày hôm nay, về nhà các con học bài và chuẩn bị bài sau: “Chùa thời Lý”.
5. Định hướng học tập tiếp theo
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài tiếp theo “Bài 10: Chùa thời Lý”.
- HS lắng nghe
- Suy nghĩ nhanh và TLCH
B. Lê Hoàn
- HS lắng nghe.
C. Đường thủy và đường bộ.
- HS lắng nghe
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Quan sát hình ảnh
- Lắng nghe
- Nhân vật lịch sử Lý Thái Tổ
- Nhắc lại tên bài học
- HS lắng nghe
- Mở SGK trang 30 đọc thầm thông tin yêu cầu.
- Lắng nghe
+ Câu 1: Sau khi Lê Đại Hành mất Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất oán giận.
+ Câu 2: Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. 
- HS trình bày.
- HS nhận xét
- Lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009.
- HS viết bài 
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS chỉ vị trí 
- HS lắng nghe
- HS đọc phiếu
- HS bầu nhóm trưởng, tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe
- Vua tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này .
- Đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt muôn vật phong phú tốt tươi.
- HS ghi bài
- Vua Lý Thái Tổ dời đô năm 1010
- HS quan sát và ghi bài.
- Lắng nghe.
- HS xem video 
- HSTL: 
+ Ông có một quyết định sáng suốt khi dời kinh đô ra Đại La.
+ Ông là một người yêu nước, thương dân.
- HS lắng nghe
- HS đọc to
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm thông tin SGK
+ Nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu dài, công điện, đền chùa, 
- HS nhận xét
- HS ghi bài
- HS lắng nghe
- HS quan sát
+ Nhân dân tụ họp ngày càng đông, tạo nên nhiều phố phường nhộn nhịp, vui tươi.
- HS nhận xét
- HS ghi bài
+ Nhân dân tụ họp đông đúc.
- HS xem video về Hoàng thành Thăng Long.
- HSTL: Con thấy kinh thành Thăng Long thật đẹp .
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- Phố cổ xưa với nay đã phát triển rất nhiều.
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát hình ảnh
- HS trả lời: 1011 năm.
- Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý và là người dời Kinh đô Hoa Lư về Thăng Long.
- HS quan sát
- 2 đến 3 HS đọc.
- HSTL
- HS lắng nghe
- HSTL
+ Giữ gìn vệ sinh cảnh quan. 
+ Học tập thật tốt để có thể xây dựng Hà nội ngày giàu đẹp hơn.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_4_bai_9_nha_li_doi_do_ra_thang_long.doc