Giáo án Khoa học 4 - Bài 29: Tiết kiệm nước

Giáo án Khoa học 4 - Bài 29: Tiết kiệm nước

A. MỤC TIÊU:

- Nêu việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.

- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.

- Giáo dục BVMT: HS thực hiện tiết kiệm nước là bảo vệ môi trường.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình vẽ trong SGK; đoạn VIDEO minh họa; Hình ảnh sưu tầm thêm.

- Phiếu ghi nội dung câu hỏi hoạt động 2 (nhóm 4)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Kiểm tra bài cũ: Bảo vệ nguồn nước

 GV Lần lượt gọi từng HS trả lời:

 1. Nêu những việc làm để bảo vệ nguồn nước.

+ Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước.

+ Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.

+ Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước;

 ? Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì?

(+ Bảo vệ nguồn nước; Giữ gìn vệ sinh nguồn nước; Tiết kiệm nước.)

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương

 

doc 4 trang xuanhoa 03/08/2022 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Bài 29: Tiết kiệm nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29:
A. MỤC TIÊU:
- Nêu việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
- Giáo dục BVMT: HS thực hiện tiết kiệm nước là bảo vệ môi trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK; đoạn VIDEO minh họa; Hình ảnh sưu tầm thêm.
- Phiếu ghi nội dung câu hỏi hoạt động 2 (nhóm 4)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ: Bảo vệ nguồn nước
	GV Lần lượt gọi từng HS trả lời: 
	1. Nêu những việc làm để bảo vệ nguồn nước.
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
+ Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
+ Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước; 
	? Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì?
(+ Bảo vệ nguồn nước; Giữ gìn vệ sinh nguồn nước; Tiết kiệm nước.)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
II. Hoạt động day – học:
1. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Cho HS quan sát 2 hình chụp, nêu nhận xét.
	GV chốt và giới thiệu bài mới
b, GV ghi bảng: Tiết kiệm nước 
– Yêu cầu một số HS đọc tên bài
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm 4 (4p)
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK/60 thảo luận nhóm 4 và TL câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi:
1. Bạn nhìn thấy những gì trong hình vẽ?
2. Theo bạn việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. (mỗi cặp một hình: hỏi - đáp)
– Cả lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét chốt các hình ảnh thành 2 cột. ( Việc nên làm và không nên làm)
*GV Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
- (Gọi 2 HS đọc lại)
Hoạt động 2: Cần phải tiết kiệm nước
-Làm việc nhóm đôi (3p)
- Yêu cầu HS quan sát hình 7 & hình 8 SGK/61. 
+ Nêu nội dung hình 7 và 8.
+ Em có nhận xét gì về hình b trong 2 hình?(7b không có nước; 7b lấy được nước)
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Tại sao?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày kết quả của mình. Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- Cho lớp xem đoạn video (có thể 2 lần), yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của các em khi xem xong. GV nhận xét chốt ý và rút kết luận hoạt động 2.
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
- GV Kết luận: 
 Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.(Gọi 1-2 HS đọc lại)
* Liên hệ thực tế (cá nhân)
-Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở nhà?
-Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở trường?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS quan sát tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước trong SGK/ 61 nêu nhận xét.
- GV đánh giá và nhận xét.
*GV chốt: Nước, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người hiện không còn là vô tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
* Dặn dò HS về nhà vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước để tiết sau trình bày.
*GHI NHỚ:
*Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ:
 - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước.
 -Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.
(Nếu còn thời gian)
* TRÒ CHƠI: Ai nhanh, Ai đúng!
1. Để tiết kiệm nước chúng ta cần phải:
A.Khóa vòi nước không để nước chảy tràn lan.
B. Nguồn nước là vô tận cứ dùng thoải mái
TL: A.Khóa vòi nước không để nước chảy tràn lan.
2. Nước sạch luôn sẵn có trong thiên nhiên. Đúng hay sai ?
TL: Sai
3.Chúng ta phải tiết kiệm nước vì:
Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng.
B.Tiết kiệm nước để mọi người có nước dùng.
TL: Cả 2 ý trên
4.Tiết kiệm nước là một cách bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Đúng hay sai?
TL: Đúng
 Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước?
- HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc câu hỏi
- Trao đổi nhóm 4
- HS quan sát 5 tranh vẽ ở trang 60/ SGK
- 2 hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ nêu nội dung tranh vẽ và những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. (Luân phiên hỏi và trả lời trong nhóm theo nội dung 2 câu hỏi)
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
Những việc làm để tiết kiệm nguồn nước thể hiện qua các hình.
Hình 1: Khoá vòi nước không để nước chảy tràn.
Hình 3: Gọi thợ chữa ngay khi ống nước bị vỡ.
Hình 5: Bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khóa máy ngay.
Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước, thể hiện qua các hình sau:
Hình 2: Nước chảy tràn không khoá máy.
Hình 4: Bé đánh răng và để nước chảy tràn, không khoá máy. 
Hình 6: Tưới cây, để nước chảy tràn lan.
- 1-2 HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Hình 7a: Vẽ cảnh bạn nam tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi nước rất to (thể hiện dùng nước phung phí) khiến cho bạn hình b ngồi đợi hứng nước mà không chảy.
Hình 8a: Vẽ cảnh bạn nam tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi nước vừa phải, nhờ thế bạn nữ có thể lấy được nước.
- Nên vặn vòi nước vừa phải để tiết kiệm nước và có nước cho người khác dùng.
- HS theo dõi đoạn video và nêu nhận xét, cảm nghĩ.
- vì:
+ Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy không được lãng phí nước.
+Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.
Tắt vòi nước khi không sử dụng, lấy nước vo gạo, rửa rau để tưới cây, tắm bằng vòi sen 
Tắt nước sau khi rửa tay, báo với thầy cô, nhà trường khi thấy ống nước bị rỉ hoặc vỡ; múc nước ra chậu để rửa tay; dùng nước rửa tay để tưới cây 
- HS quan sát tranh số 9 SGK/ 61
- Nêu nhận xét 
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
HS lắng nghe luật chơi và thực hiện
- HS trả lời
III. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện, đây cũng là việc nên làm để bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị bài 28 “ Làm thế nào để biết có không khí./.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_4_bai_29_tiet_kiem_nuoc.doc