Giáo án Khoa học 4 - Tuần 22 - Bài: Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo)

Giáo án Khoa học 4 - Tuần 22 - Bài: Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo)

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tt)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ về:

+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;.

+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.

2. Kĩ năng

- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.

- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,.

 

docx 3 trang xuanhoa 12/08/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tuần 22 - Bài: Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tt)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;...
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
2. Kĩ năng
- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...
3. Phẩm chất
- Có ý thức giữ trật tự, không gây ồn ào nơi công cộng
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
* KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống tiếng ồn
* GD BVMT:
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
- Ô nhiễm không khí, nguồn nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ (phóng to nếu có điều kiện)
- HS: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và cách phòng chống.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Nêu vai trò của âm thanh trong đời sống?
+ Nêu những âm thanh mà em thích và không thích?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, trao đổi, giải trí,....
+ Tiếng chim hót, tiếng hát
+ Tiếng còi tàu, xe,..
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: - Nêu được tác hại của tiếng ồn
 - Một số biện pháp chống tiếng ồn.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 1: Nguồn gây ra tiếng ồn. 
* Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh ta không ưa thích cần tìm cách phòng tránh (chẳng hạn tiếng ồn)
- Hướng dẫn HS quan sát hình trang 88 SGK và thảo luận, bổ sung thêm các nguồn gây ra tiếng ồn
- GV giúp HS phân loại tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra.
Hoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 88 SGK và tranh ảnh do các em sưu tầm.
+ Nêu tác hại và cách phòng chống tiếng ồn?
Hoạt động 3: Thực hành phòng chống tiếng ồn
- GV ghi lên bảng biện pháp tránh tiếng ồn.
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng. 
- Nhận xét, chốt.
* Kết luận, rút ra bài học
3. HĐ ứng dụng (1p)
- GDBVMT: Tiếng ồn có hại cho sức khoẻ của con người, cần hạn chế tiếng ồn và có giải pháp phòng chống tiếng ồn mọi lúc, mọi nơi
4. HĐ sáng tạo (1p)
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án: Các nguồn gây tiếng ồn: tiếng loa đài quá to, tiếng còi và tiếng động cơ xe, tiếng phát ra từ chợ, tiếng chó sủa, tiếng từ công trường lao động,...
- HS liên hệ: Nêu các tiếng ồn nơi mình sinh sống
- Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Tác hại của tiếng ồn: gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai.
+ Cách phòng chống: có quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai.
- HS trình bày cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Làm việc nhẹ nhàng đi nhẹ, nói khẽ, không la hét, đập gõ bàn ghế 
- Thực hành phòng chống tiếng ồn tại gia đình, lớp học
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi:Tại sao phòng hát ka-ra-ô-kê lại thường làm các bức tường sần sùi?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_4_tuan_22_bai_am_thanh_trong_cuoc_song_tiep.docx