Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 21 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I – MỤC TIÊU
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối hoặc chỉ kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không yêu cầu kể thành chuyện).
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
- Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 21 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Thứ tư, ngày 24 tháng 01 năm 2018 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I – MỤC TIÊU Rèn kĩ năng nói: HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối hoặc chỉ kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không yêu cầu kể thành chuyện). Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện . Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II – CHUẨN BỊ Giáo viên: GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài. Viết sẵn gợi ý 3 (dàn ý cho 2 cách kể) Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. Học sinh: SGK, vở ghi bài. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” * Mục tiêu: HS nhớ kiến thức bài cũ * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài và nêu ý nghĩa truyện. - HS, GV nhận xét. * GV giới thiệu bài mới : GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích đề * Mục tiêu: HS hiểu được yêu cầu đề bài * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS phân tích đề và gạch dưới các từ quan trọng. (Kể lại một chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặt biệt mà em biết) - Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý. - Yêu cầu HS giới thiệu nhân vật muốn kể: Người ấy là ai, ở đâu, có tài gì? - Dán bảng 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3. - HS đọc và lựa chọn 1 trong 2 gợi ý để thực hiện: + Kể một câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối. + Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không kể thành chuyện). - Yêu cầu HS lặp dàn ý cho bài kể, khen ngợi những HS đã chuẩn bị trước dàn ý ở nhà. - Nhắc HS kể chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). 3. Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện * Mục tiêu: HS kể được câu chuyện theo yêu cầu và hiểu ý nghĩa truyện kể * Cách tiến hành: - Cho HS kể chuyện theo cặp và hướng dẫn góp ý cho từng nhóm. - Dán tiêu chuẩn đánh giá cho cả lớp xem và dựa vào đó mà nhận xét bạn. - Cho HS thi kể trước lớp. - HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời. - Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu HS về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung bài kể chuyện: Con vịt xấu xí Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ke_chuyen_4_tuan_21_bai_ke_chuyen_duoc_chung_kien_ho.docx