Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9, Thứ 3 - Năm học 2012-2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Ước mơ
( trang 87 - 88)
I. Mục tiêu
Kiến thức : Củng cố và MRVT thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”
Kĩ năng : Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ “ước mơ” và tìm ví dụ minh họa.
Thái độ : Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, SGK, hình chim bồ câu, thẻ từ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 28 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 42: Vẽ hai đường thẳng vuông góc (trang 52 - 53) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức hai đường thẳng vuông góc 2. Kĩ năng: - Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Biết vẽ đường cao một tam giác. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Thước thẳng, êke III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật * Kiểm tra bài cũ. - Nhận diện 2 đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc trong hình. - Nhận xét, ghi điểm * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. MT: HS biết vẽ 2 đường thẳng vuông góc PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải a.Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB Bước 1: Đặt cạnh góc vuông ê ke trùng với đường thẳng AB. Bước 2: Chuyển dịch ê ke trượt trên đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. b.Trường hợp điểm E nằm ở ngoài đường thẳng. Bước 1: tương tự trường hợp 1. Bước 2: chuyển dịch ê ke sao cho cạnh ê ke còn lại trùng với điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. Yêu cầu HS nhắc lại thao tác. Hoạt động 2: Giới thiệu đường cao của hình tam giác MT: HS nhận biết được đường cao của hình tam giác PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải - GV vẽ tam giác ABC lên bảng, nêu bài toán: Hãy vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC? Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H. GV tô màu đoạn thẳng AH và cho HS biết: =>Đoạn thẳng AH là đường cao hình tam giác ABC. GV nêu : Độ dài đoạn thẳng AH là “ chiều cao “ của hình tam giác ABC . * Thực hành MT: giúp HS làm các bài tập. PP: động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 1: GV cho HS thi đua vẽ trên bảng lớp. Bài tập 2: + Yêu cầu HS nêu lại thao tác vẽ đường cao của tam giác. 3. Hoạt động nối tiếp Cho một hình và yêu cầu HS vẽ các đường thẳng vuông góc với nhau trong hình đó. - Nối tiếp nêu. HT: cá nhân, lớp HS thực hành vẽ vào nháp E B A D D D C E B A - HS quan sát, thực hành HT: cá nhân, lớp HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa - Làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Ước mơ ( trang 87 - 88) I. Mục tiêu Kiến thức : Củng cố và MRVT thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” Kĩ năng : Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ “ước mơ” và tìm ví dụ minh họa. Thái độ : Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ, SGK, hình chim bồ câu, thẻ từ III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Mời HS thi tìm từ tiếp sức * KTBC: - Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười”. Dấu ngoặc kép trong câu trên được dùng để làm gì? - Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. Từ “vôi vữa” có nghĩa là gì? * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Tìm từ cùng nghĩa với ước và mơ (BT1 và BT2) MT : giúp HS tìm được các từ cùng nghĩa với ước và mơ, giải thích sự khác nhau về nghĩa. PP : trực quan, giảng giải, thực hành Bài tập 1: + Yêu cầu HS đọc thầm lại bài “Trung thu độc lập” + Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ. => Đáp án: mơ tưởng, mong ước => giải thích nghĩa + Lớp nhận xét – GV tổng kết. Bài tập 2: + Thảo luận nhóm 6, ghi vào bảng nhóm: từ đồng nghĩa với từ ước mơ. + GV hướng dẫn HS: tìm theo 2 cách Bắt đầu = tiếng ước Bắt đầu = tiếng mơ + GV nhận xét * Phân biệt giá trị của những ước mơ (BT3 và BT4) MT : giúp HS đánh giá được mức độ của những ước mơ cụ thể PP : trực quan, giảng giải, thực hành Bài tập 3: + Tổ chức trò chơi “ Bồ câu đưa thư ”: chọn mức độ đánh giá ước mơ => thảo luận nhóm 6: ghép thêm từ vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể. + GV nhận xét + tổng kết. Bài tập 4: + HS nêu ví dụ minh họa về một số loại ước mơ ( dựa vào ước mơ của bản thân ) + Lớp nhận xét – GV tổng kết. 3. Hoạt động nối tiếp * Tìm hiểu nghĩa một số thành ngữ (BT5) MT : giúp HS hiểu nghĩa một số thành ngữ PP : trực quan, giảng giải, thực hành Bài tập 5: + Dùng thẻ a,b,c,d chọn nghĩa thích với các thành ngữ cho sẵn => GV nhận xét và chốt cách sử dụng. - Thi đua tìm từ. - 2 HS nối tiếp trả lời (Khánh Hà, Thùy Anh) HT: cá nhân, lớp, nhóm. - HS đọc và thực hiện. - Ghi các từ vào nháp. - HS nêu và giải nghĩa từ - HS thảo luận - Đại diện nhóm 6 báo cáo. - HS nêu: + Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng .. + Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng . HT: cá nhân, lớp, nhóm. - HS thi đua sắp xếp ước mơ theo 3 nhóm: + Đánh giá cao + Đánh giá không cao. + Đánh giá thấp. - HS trình bày. Mỗi em nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ. HT: cá nhân, lớp. - HS làm bài - Nhận xét. LƯỢNG GIÁ ..& .. KỂ CHUYỆN Tiết 9: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 80) I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lý. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện ) 2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 3. Thái độ: Có những ước mơ đẹp để phấn đấu. II. Đồ dùng dạy học - Một số báo, sách, truyện viết về những ước mơ đẹp mà GV và HS sưu tầm được. - Bảng phụ viết sẵn đề bài. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn - Giới thiệu bài 2. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài MT: Giúp HS nắm được những nội dung chính của một câu chuyện PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận + GV yêu cầu HS gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để không kể chuyện lạc đề. Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí. + Yêu cầu HS nêu gợi ý các ước mơ trong SGK + Khuyến khích HS kể các câu chuyện đã sưu tầm được ngoài SGK. + GV gợi ý cách kể chuyện: - Giới thiệu câu chuyện: nêu tên, cho biết đã nghe hoặc đọc ở đâu. - Kể chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc (với chuyện dài có thể kể một, hai đoạn chính có sự kiện, ý nghĩa ) - Rút ra ý nghĩa câu chuyện. * HS thực hành kể chuyện MT: Giúp HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện PP: Động não, đàm thoại, thực hành + Kể chuyện nhóm đôi + Thi kể trước lớp GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn sau: - Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? - Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) - Khả năng hiểu chuyện của người kể + GV theo dõi HS kể chuyện, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chơi trò chơi. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - Đọc đề bài - Gạch dưới từ quan trọng - Đọc gợi ý 1 - HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện của mình, nói rõ đó là ước mơ đẹp hay ước mơ viển vông phi lý. - HS lắng nghe. - Theo dõi sự hướng dẫn của GV. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất. -HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc