Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 (Bản đẹp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Ôn tập lại kiến thức về phép cộng, phép trừ (có nhớ và không nhớ).

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất

- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, SGK, kế hoạch bài học.

- Bảng con, SGK, vở nháp.

 

doc 42 trang xuanhoa 05/08/2022 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP (Tiết 31)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Ôn tập lại kiến thức về phép cộng, phép trừ (có nhớ và không nhớ). 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK, kế hoạch bài học.
- Bảng con, SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của HS
*Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính: 641306 – 318725, 541736 – 432194. 
- Lớp bảng con, nhận xét.
+ Dãy A: Tổ 1 và 2: 641306 – 318725
+ Dãy B: Tổ 3 và 4: 541736 – 432194
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS ôn lại phép cộng, phép trừ (có nhớ và không nhớ). 
*Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nêu cách thực hiện phép cộng, cách thực hiện phép trừ.
- Cả lớp thực hiện vào bảng con
- GV nhận xét.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: HS biết cách cộng, trừ và thử lại.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Rèn tìm số hạng, số bị trừ
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ, tính nhẩm.
*Phương pháp, kĩ thuật: Động não, trực quan
* Cách tiến hành:
Bài 1
- GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, 1 HS đặt tính và thực hiện phép tính.HSCHT
- HS dưới lớp làm vào bảng con.
- HS nêu cách thử lại phép cộng.
- HS lên bảng thử lại phép cộng, dưới lớp làm vào bảng con.
_ 
+
 2416	Thử lại: 7580
 5164	 2416 	
7580
5164
- HS nêu cách thực hiện phép cộng và cách thử lại phép cộng.
à Đặt tính thẳng hàng thẳng cột à cộng từ phải sang trái à cộng có nhớ vào chữ số ở hàng liền trước. Thử lại phép cộng: Tổng – Số hạng.
- HS làm bài vào vở. 
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
Bài 2
- GV viết phép tính lên bảng và yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, 1 HS thử lại phép tính. HSHTT
- HS thực hiện tương tự vào phiếu bài tập, làm xong trao đổi với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả.
- HS nêu cách thực hiện phép trừ và cách thử lại phép trừ.
à Đặt tính thẳng hàng thẳng cột à trừ từ phải sang trái à với những phép tính có chữ số ở số bị trừ bé hơn chữ số ở số trừ ta mượn 1 chục ở chữ số hàng liền trước của số bị trừ à thực hiện phép trừ sau đó trả lại 1 ở chữ số ở hàng liền trước của số trừ. Thử lại phép trừ: Hiệu + Số trừ.
Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở bài tập HSCHT
 x + 262 = 4848	x – 707 = 3535
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
à Số hạng chưa biết = Tổng – số hạng đã biết
 Số bị trừ = Hiệu + số trừ
Bài 4 
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết Núi Phan – xi – păng cao 3143m. Núi Tây Côn Lĩnh cao 2428m). HSHTT
+ Bài toán hỏi gì? (Bài toán hỏi núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét).
+ Vậy làm thế nào để biết được núi nào cao hơn? (So sánh độ cao của hai núi).
- 1HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vở (Khuyến khích HS trung bình - yếu)
Bài giải
Ta có: 3143 > 2428. Vậy Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3143 – 2428 = 715 (m)
Đáp số: 715m
Bài 5: Rèn tính nhẩm 
- HS đọc đề bài và nêu số lớn nhất có 5 chữ số là 99 999 và số bé nhất có năm chữ số là 10 000 rồi tính nhẩm không đặt tính được 89 999. HSHT
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
*Mục tiêu: khắc sâu kiến thức
- Nêu cách thử phép cộng, phép trừ
- GV tổng kết giờ học
- Dặn HS về nhà làm bài 5 và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ (Tiết 32)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Tích cực trong học tập
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ viết sẵn ví dụ như SGK.
HS: sách, vở
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân 
* Cách tiến hành: 
- 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con
Đặt tính rồi tính, sau đó thử lại: 78901 +9632 (cá nhân), 63420 – 37089 (lớp).
- GV sửa bài, kiểm tra vở bài tập về nhà của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại
* Cách tiến hành:
- HS đọc ví dụ.
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? (Ta phải biết anh và em mỗi người câu được bao nhiêu con cá rồi thực hiện phép tính cộng số con cá của anh với số con cá của em).
+ Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ? (5 con) HSCHT
+ Làm thế nào để biết được hai anh em câu được 5 con cá? (3 + 2 = 5)
- GV hướng dẫn tương tự các dòng tiếp theo.
+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà 2 anh em câu được là bao nhiêu con? (a + b con)
- GV giới thiệu a + b là biểu thức có chứa 2 chữ: Biểu thức có chứa 2 chữ luôn gồm có dấu tính và hai chữ. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:
Bài 1: Rèn tính giá trị biểu thức dạng tổng 2 số: c + d
- HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
a) Nếu c = 10 và d = 25 cm (cá nhân)	b) Nếu c = 15cm và d = 45cm (lớp)
Bài 2: Rèn tính giá trị biểu thức dạng hiệu 2 số
: a - b
a) (Cá nhân) Nếu a = 32 và b = 20 b) (Tập thể) Nếu a = 45 và b = 36 
c) a = 18m và b = 10m
- Hỏi: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì? HSHTT
Bài 3: HS điền bảng tính giá trị biểu thức dạng tích, thương của 2 số: a x b, a : b
- HS đọc đề bài.GV làm mẫu
- 3 HS lên bảng điền theo mẫu, HS cả lớp làm bài vào vở rồi sửa HSHT
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
a : b
4
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài 4 và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG (Tiết 33)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3.Phẩm chất
- Nghiêm túc trong học tập
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Bảng phụ kẻ sẵn (như SGK)
HS: sách, vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
-GV cho chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu: Tính giá trị biểu thức a + b với a = 300, 3200, 24687
b = 500, 1800, 63850
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp
*Cách tiến hành
Treo bảng số, HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a+b và b+a 
A
20
350
3208
B
30
250
2764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
3208 + 2764 = 5972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 3208 = 5972
- HS so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a
 + Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a+b và b+a?
	+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng thế nào? HSCHT
- HS đọc phần ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
* Mục tiêu: Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não 
*Cách tiến hành:
Bài 1: Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhẩm kết quả
- HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau căn cứ vào phép cộng ở dòng trên, nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới. 
Ví dụ: 468 + 397 = 847 	
379 + 468 = 847
- GV cho HS nhận xét và nói rõ vì sao như vậy
Bài 2: - Dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng để viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
- Chẳng hạn: b) m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
- 2 HS lên bảng, mỗi em 1 cột HSHT
Bài 3: So sánh các tổng bằng cách điền dấu >, <, = vào chỗ trống HS K,G làm thêm
- Mẫu: 2975 + 4017 = 4017 + 2975
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột, HS cả lớp làm bài vở bài tập.
- HS nói vì sao viết dấu > hoặc < hoặc =
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành
- Nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng
- Dùng tính chất trên để làm gì? HSHTT
- GV tổng kết giờ học. 
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
TOÁN – Lớp 4a3
BIỂU THỨC CÓ CHỨA 3 CHỮ (Tiết 34)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: - Bảng phụ viết sẵn ví dụ.
 HS: sách, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
Trò chơi Lá thư may mắn
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Áp dụng tính nhanh:
 a) 21 + 75 + 79	b) 55 + 83 + 45
- Em nào biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng còn để làm gì? HSCHT
- Nhận xét – Tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: 
-Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
-Biết tính giá trị biểu thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, động não
*Cách tiến hành
a)Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
- HS đọc ví dụ
- GV treo bảng như SGK, làm mẫu.
- HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo.
+ Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? HSHT
+ Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá?
- HS làm tương tự các trường hợp khác.
+ Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá? HSHTT
- GV giới thiệu a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.
- HS nêu thêm một số VD về biểu thức có chứa 3 chữ.
b)Giới thiệu giá trị của biểu thức chứa ba chữ
ND: - GV nêu biểu thức có chứa ba chữ, chẳng hạn a + b + c rồi gọi HS nêu.
+ Vậy mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
Rút ra ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
* Phương pháp, kĩ thuật: 
*Cách tiến hành:
Bài 1: 
Rèn tính giá trị biểu thức có chứa 3 chữ a + b + c
- 2 HS lên bảng làm bài.- Lớp làm vào vở - chữa bài.
M: Nếu a =5, b =7, c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
Bài 2a: 
 Rèn tính giá trị biểu thức có chứa 3 chữ a x b x c
- GV giới thiệu a x b x c là biểu thức chứa 3 chữ
- 2 HS tính bảng lớp biểu thức: a x b x c 
 a) với a = 4, b = 3, c = 5 b) a = 15, b = 0, c = 37
- Y/c HS Giải thích cách tính HSHTT
- Lớp làm vở, GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Rèn tính giá trị biểu thức có chứa 3 chữ m + n + p và m + (n + p)( HS K,G)
 - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở, nêu cách thực hiện
- GV chữa bài và cho điểm.
Bài 4: 
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
- Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì chu vi của tam giác là gì? HSHT
- Lớp làm vào vở.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
* Cách tiến hành
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập 4, bài 3 còn lại.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (Tiết 35)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Bảng phụ.
HS: bảng con, sách, vở
III/CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
Trò chơi Lá thư may mắn
- Cho 1 ví dụ về biểu thức chứa 3 chữ, GV cho giá trị của các chữ, yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức đó.
- Muốn tính giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ ta làm thế nào? (Ta thay các số vào các chữ rồi thực hiện tính giá trị biểu thức).
- Lớp bảng con: Tính giá trị biểu thức a x b + c với a = 3, b = 60, c = 8
- GV chữa bài, nhận xét. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não.
*Cách tiến hành
 - GV treo bảng số, 
- HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c)
- HS so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
- Vậy khi thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c)?
- Vậy ta có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c)
- GV kết luận, HS nhắc lại.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Mục tiêu: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não.
*Cách tiến hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính bằng cách thuận tiện nhất)
M: 3254 + 146 + 1698 = (3254 + 146) + 1698 = 3400 + 1698 = 5098
- HS cả lớp làm vở, làm xong trao đổi với bạn bên cạnh xem mình làm như vậy đã đúng hay chưa.
- HS trình bày kết quả.
Bài 2
- HS đọc đề bài. HSCHT
- Bài toán cho biết gì? (Cho biết ngày đầu được 75 500 000 đồng, ngày thứ hai được 
86 950 000 đồng, ngày thứ ba được 14 500 000 đồng).
- Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền?) HSHT
- Muốn cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào? (Cộng số tiền của cả ngày đầu và ngày thứ hai lại với nhau, sau đó lấy tổng số tiền nhận được của ngày đầu và ngày thứ hai cộng với số tiền ngày thứ ba nhận được). HSHTT
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
+ Ðáp số: 176 950 000 đồng
- GV nhận xét HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
* Cách tiến hành:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về làm bài tập.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC – Lớp 4a3
TRUNG THU ÐỘC LẬP (Tiết 13)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Ðọc trơn toàn bài. 
+ Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Nghiêm túc trong học tập.
ANQP: Ca ngợi tình cảm của chú bộ đội, cồng an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành
 - 2 HS lên bảng đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi:
+ Em thích chi tiết nào trong truyện nhất? Vì sao?
- 1 HS đọc toàn bài và nêu yêu cầu chính.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đọan văn
* Phương pháp, kĩ thuật: Nhóm
* Cách tiến hành
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng. HSCHT
Đoạn 1: Đêm nay các em.
Đoạn 2: Anh nhìn vui tươi
Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS nối tiếp đọc lại bài kết hợp giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài. HSHTT
- GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc:
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
* Mục tiêu : Giúp HS cảm thụ bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại 
* Cách tiến hành
ND : HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
Đoạn 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
+ Ðối với thiếu nhi tết trung thu có gì vui? HSHT
+ Ðứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
 Đoạn 2: Anh nhìn vui tươi:Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
Đoạn 3: Còn lại: Lời chúc của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi 
+ Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? HSCHT
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: Thực hành
* Tiến hành:
ND : HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, HS theo dõi tìm ra giọng đọc của từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2. 
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào?
ANQP: Ca ngợi tình cảm của chú bộ đội, cồng an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................... CHÍNH TẢ: (NHỚ-VIẾT) – Lớp 4a3
GÀ TRỐNG VÀ CÁO (Tiết 7)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhớ, viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trích trong bài thơ Gà trống và Cáo.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ trình bày sạch đẹp.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV- 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2
-HS- Vở bài tập .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu 
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
* Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng viết các từ:
sung sướng, sốt sắng, xôn xao, xanh xao, xao xác, kĩ lưỡng, kỉ luật.
- Lớp viết bảng con.
- HS nhận xét - Tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nhớ viết chính xác, đẹp bài chính tả.
*Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp 
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài.
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết trong bài.HSCHT
- HS đọc thầm lại đoạn thơ, trả lời câu hỏi: 
+ Gà tung tin có cặp chó săn đến để làm gì? HSHT
- Ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
- HS nêu cách trình bày bài thơ. HSHTT
- HS gấp sách, viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự soát lại bài.
- GV chấm, chữa bài.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
* Mục tiêu: Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ ương, các từ hợp với nghĩa đã cho.
*Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi, động não
* Cách tiến hành:
Bài 2b:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự suy nghĩ độc lập tìm đáp án.
- GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
- Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
Bài 3b:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS chơi trò chơi Tìm từ nhanh: HS ghi từ vào bảng con.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: Củng cố cho HS cách đặt câu.
*Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:
Bài tập:
- Tìm trong bài chính tả 2 tiếng bắt đầu bằng ch, 2 tiếng bắt đầu bằng tr. Đặt câu với 2 trong 4 từ vừa tìm được.
- Cả lớp hoàn thành bài tập vào vở.
- 2,3 HS đại diện trình bày HSHT
- HS nhận xét
- Gv nhận xét
- GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn dò: Bài tập về nhà:2a,3a, chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – Lớp 4a3
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ÐỊA LÍ VIỆT NAM (Tiết 13)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ lựa chọn, sử dụng từ ghép, từ láy đúng trong giao tiếp.	
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, Bản đồ.
HS: Sách vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu 
* Mục tiêu: Gợi nhớ kiến thức bài cũ
*Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành: 
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu với từ: tự tin, tự trọng, tự kiêu. 
- Nhận xét. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
*Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm
* Cách tiến hành: 
- GV viết sẵn trên bảng lớp. 
- HS quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết: 
+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai
+ Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Đông.
+ Tên riêng gồm mấy tiếng, mỗi tiếng cần được viết như thế nào? HSCHT
+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết thế nào? HSHT
- GV kết luận: Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trước lớp. Lớp theo dõi, đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- HS viết 5 tên người, 5 tên địa lí Việt Nam vào bảng 
Họ
Tên đệm
Tên riêng
Nguyễn
Duy
Phát
Mai
An
Đỗ
Xuân
Quỳnh
+ Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì? (Tên người Việt Nam thường gồm họ, tên đệm và tên riêng. Khi viết cần chú ý viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó).
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
*Phương pháp, kĩ thuật: 
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Rèn kĩ năng viết tên người, tên địa lý Việt Nam
- 1 HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng viết tên mình, địa chỉ gia đình và nói rõ vì sao phải viết hoa tên riêng đó - Lớp viết vở, trình bày.
- Nhận xét.
Bài 2: Rèn viết tên địa lí Việt Nam
- 1 HS đọc yêu cầu HSCHT
- HS thảo luận nhóm 4 viết và nói rõ vì sao lại viết hoa từ đó mà từ khác lại không viết hoa. 
- HS dưới lớp làm vở. Ví dụ: phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để viết đúng tên địa lí Việt Nam.
*Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, khăn trải bàn
* Cách tiến hành: 
Bài 3: Rèn viết tên địa lí Việt Nam 
- HS đọc yêu cầu: Viết tên các quận, huyện, thị xã, danh lam thắng cảnh ở tỉnh hoặc thành phố em ở, sau đó tìm các địa danh đó trên bản đồ. HSHT
- HS thảo luận nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn. 
+ Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm.
- Các nhóm trình bày bài làm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học. 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: bài tập về nhà: Em viết 1 đọan văn ngắn giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình ( tên tuổi, nghề nghiệp, sở thích) và chuẩn bị bài sau. Học thuộc phần ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC – Lớp 4a3
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI (Tiết 14)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
-Nghiêm túc trong học tập
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ.
- Kịch bản: “Con chim xanh”
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu 
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ 
*Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành: 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
+ Trăng trung thu có gì đẹp? HSCHT
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? HSHT
+ Nêu nội dung bài.
- Nhận xét – Tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đọan văn, hiểu ND đoạn văn.
*Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, khăn trải bàn
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm 4 dòng mở đầu.
a) 1 HS đọc màn 1 – lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh minh họa màn 1; nhận biết các nhân vật (Tin-tin, Mi-tin, 5 bé gái).
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+ Đoạn 2: 8 dòng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7_ban_dep.doc