Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

NHÂN VỚI 10, 100, 1000,.

CHIA CHO 10, 100, 1000,

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

 - Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100,1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10,100, 1000

2. Năng lực chung và phẩm chất:

*Năng lực chung:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Phẩm chất:

- HS có thái độ học tập tích cực.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đồ dùng học tập, SGK.

 

docx 52 trang xuanhoa 05/08/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,..
CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
 - Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100,1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10,100, 1000 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực..
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đồ dùng học tập, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động: (5phút)
+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng
- HSTL + Khi đổi chỗ các thừa số trong 2 tích thì tích đó không đổi- HS nghe, ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
*Mục tiêu:Giúp HS biết Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000
(Lưu ý nhắc nhở HS (M1,2) nắm được nội dung bài)
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành:
 * Nhân một số với 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. 
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu?
 + 10 còn gọi là mấy chục?
 + Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. 
 + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
 + 35 chục là bao nhiêu?
 + Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. 
 + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
+ Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào?
 - Hãy thực hiện: 
 12 x 10
 457 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 350: 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để nhẩm kết quả.
+ Tại sao em đọc được ngay kết quả?
 + Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350: 10 = 35?
+ Nêu quy tắc chia một số cho 10
 - Hãy thực hiện: 
 70: 10
 2 170: 10
 * Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, cho 100, 1000, : 
 - GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000, 
 * Kết luận: 
+ Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
 + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
- Đọc phép tính
+ 35 x 10 = 10 x 35
+ Là 1 chục. 
+ Bằng 35 chục. 
+ Là 350. 
+ Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. 
+ Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. 
- HS nhẩm và nêu kết quả
12 x 10 = 120
457 x 10 = 4570
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2, nêu đáp án: 350 : 10 = 35 
+Ta có 35 x 10 = 350. Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số ta được kết quả là TS còn lại
+ Thương chính là số bị chia bớt đi một chữ số 0 ở bên phải. 
+ Khi chia một số cho 10, ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. 
- HS nhẩm và nêu: 
 70: 10 = 7
 2 170: 10 = 217
- HS tự thực hiện phép tính, rút ra kết quả và nêu quy tắc nhân, chia
+ Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, chữ số 0 vào bên phải số đó. 
+ Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó. 
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm, chia nhẩm với 10, 100, 1000,....
 (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành:
 Bài 1 (cột 1+2)HSNK làm cả bài: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
* Lưu ý đối tượng M1+M2
+ Muốn nhân với 10, 100, 1000,... ta làm như thế nào?
+ Muốn chia cho 10, 100, 1000,... ta làm như thế nào?
 Bài 2: (3 dòng đầu) HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV viết lên bảng 300 kg = tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi. 
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình, nhận xét bài làm của HS. 
Cá nhân – Lớp
- 1 HS đọc: Tính nhẩm
- Hs chơi trò chơi Chuyền điện
Đ/a:
a. 18 x 10 = 180 ; 
 18 x 100 = 1800 ; 
 18 x 1000 = 18000 ; 
 82 x 100 = 8200 ;
 75 x 1000 = 75000
 19 x 10 = 190
b. 9000: 10 = 900; 
 9000: 100 = 90; 
 9000: 1000 = 9; 
 6800: 100 = 68; 
 420: 10 = 42
 2000: 1000 = 2
Nhóm 2- Lớp
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS nêu: 300 kg = 3 tạ. 
- HS làm bài theo cặp- Chia sẻ trước lớp
Đ/a:
 70 kg = 7 yến 
 800 kg = 8 tạ 
 300 tạ = 30 tấn 
4. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,... vào
thực tế.
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp.
*Thời gian: 2 phút
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế: Lấy VD về chia nhẩm và nhân nhẩm với 10, 100, 1000,..
- HS vận dụng kiến thức để làm Bài tập PTNL.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà: Ôn lại quy tắc nhân, chia với 10,100,1000,..
- HS thực hiện
1. Đổi chố các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.
 a. 5 x 745 x 2 ; 8 x 356 x 125
 b. 1250 x 623 x 8; 5 x 789 x 200 
2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
420000 : 10 .........4200 x 10
3210 x 1000 ........32100 x 100.
*Rút kinh nghiệm:
 ..
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục + Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý, ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt
 - Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*Phẩm chất:
-Yêu thích môn học, tự hào về lịch sử nước nhà 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, bút dạ,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
-1.Khởi động: (4p)
+ Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược?
+ Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. 
+ Ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
 - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn. . . 
+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ và bộ. . . 
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học).
* Phương pháp: PP vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm; Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, Kĩ thuật trình bày một phút.
* Thời gian: 23 phút
* Cách tiến hành:
a. HĐ1: Nhà Lý ra đời 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 2005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây . 
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình nước ta như thế nào? 
+Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
+ Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
*KL: Như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý. 
b. HĐ 2: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long: 
- GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long). 
 - GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: “Mùa xuân năm 1010 . . màu mỡ này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau: 
Vùng đất
Nội dung
 so sánh 
Hoa Lư
Đại La
- Vị trí
- Địa thế
- Không phải trung tâm
- Rừng núi hiểm trở, chật hẹp
- Trung tâm đất nước
- Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
 +Vua “Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?”. 
- GV: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt . 
 - GV giải thích từ “Thăng Long” và “Đại Việt”: Theo truyền thuyết, khi vua tạm đỗ dưới thành Đại La có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên thành Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt. 
+Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
Nhóm 2 – Lớp
- HS đọc thầm. 
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán hận . 
+ Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người, khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua . 
+ Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009
Cá nhân –Nhóm 2- Lớp
- HS lên bảng xác định. 
- HS lập bảng so sánh (nhóm 2) 
+ Vua thấy Đại La là vùng đất ở trung tâm, bằng phẳng, dân cư không khổ nì ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi. Ông nghĩ “Muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải rời đô”. 
+ Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường. 
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: HS có niềm tiwj hào về dân tộc, thêm yêu nước, yêu quê hương.
* Phương pháp: PP vấn đáp.
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, tự hào văn hiến
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. 
- Kể chuyện lịch sử về Lý Công Uẩn
*Rút kinh nghiệm:
 ..
-----------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, đọc-hiểu, trình bày vấn đề, cảm thụ văn học.
* Phẩm chất:
- Bồi dưỡng HS tình yêu thương, yêu quê hương, đất nước..
 II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Vở soạn bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- GV giới thiệu chủ điểm:
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 
- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
+ Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. 
+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. 
- Lắng nghe. 
2. Hoạt động luyện đọc: ( 12 phút) 
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
* Phương pháp sử dụng chủ yếu: Phương pháp vấn đáp.
* Thời gian: 12 phút
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn, luyện đọc các từ khó tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải và đọc câu khó, luyện đọc trong nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.
- 1HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe
- Bài chia làm 4 đoạn:
(mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,....)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK 
- HS đọc nối tiếp lần 3 + luyện đọc câu khó
- 2-3 HS đọc câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Phương pháp, KT sử dụng chủ yếu: PP thảo luận nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? 
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
+ Những chi tiết cho thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó?
+ Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
+ Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện: Tuổi trẻ tài cao/ Có chí thì nên/ Công thành danh toại
- GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. 
+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Cậu bé ham thích chơi diều.
+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
- Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của cậu bé Nguyễn Hiền.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
- Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền
+ Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. 
*Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài. 
*Câu có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn. 
 *Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được. 
- Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài
* Phương pháp, KT sử dụng chủ yếu: thực hành 
* Thời gian: 8 phút
* Cách tiến hành: 
 - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, đánh giá chung
- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.
- 1 HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
5. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: HS liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. 
* Phương pháp, KT sử dụng chủ yếu: vấn đáp. 
* Thời gian: 3 phút
* Cách tiến hành:
- Câu chuyện khuyên em điều gì? Em cần học tập những gì ở Nguyễn Hiền ?
- Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. 
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: luyện đọc và chuẩn bị bài sau: Có chí thì nên
- HS nêu
+ Câu chuyện giúp em hiểu rằng muốn làm việc gì cũng phải chăm chỉ chịu khó.
+ Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo .
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên
- HS nghe và thực hiện
*Rút kinh nghiệm:
 .. .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020
Chính tả
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
 2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực hiểu ngôn ngữ, viết chữ đúng mẫu.
* Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Vở ô li, giấy nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Chính tả lớp 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe và thực hiện
- HS mở vở
2. Khám phá:
a. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả: 
*Mục tiêu: 
- HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 6chữ.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài viết)
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp.
*Thời gian: 7 phút
*Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài 
- Nêu nội dung của bài.
+ Các bạn nhỏ trong đoạn thơ có mơ ước những gì?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày thơ. - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- Luyện viết từ khó
- HS theo dõi.
- HS nêu
+ Các bạn nhỏ mong ước mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn, làm việc có ích để làm cho thế giới không còn những mùa đông giá rét, để không còn chiến tranh, trẻ em luôn sống trong hoà bình và hạnh phúc. 
- HS nêu từ khó viết: hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột, 
- Viết từ khó vào vở nháp
- Chữ đầu dòng lùi vào 2 ô. Giữa 2 khổ thơ để cách một dòng.
b. HĐ viết bài chính tả. 
*Mục tiêu: Hs nhớ-viết tốt bài chính tả theo thể thơ 6 chữ bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm học sinh M1,2).
*Phương pháp: Phương pháp thực hành.
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
c. HĐ chấm và nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Phương pháp: Phương pháp đánh giá.
*Thời gian: 3 phút
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ làm bài tập: 
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x
* Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, KT trình bày 1 phút.
* Thời gian: 8 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: s/x?
- Lưu ý giúp HSNK cảm nhận vẻ đẹp của các loại quả thông qua biện pháp nghệ thuật nhân hoá và liên tưởng của tác giả.
Bài 3: Viết lại các câu cho đúng chính tả
- GV giới thiệu thêm cho HS hiểu nghĩa của từng câu. 
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ ngoài Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài. 
+ Xấu người đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt. 
+ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon. 
+ Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi
 Trăng dù mờ vẫn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người ở địa vị cao, giỏi giang hay giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (Quan niệm không hoàn toàn đúng đắn). 
Lối sang- nhỏ xíu- sức nóng – sức sống- thắp sáng
- 1 hs đọc to đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh.
Đ/á:
a/. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
b/. Xấu người đẹp nết. 
c/. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. 
d/. Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. 
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm thêm ví dụ để ghi nhớ quy tắc chính tả viết với s/x
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp.
* Thời gian: 2 phút
* Cách tiến hành:
 - Dặn HS ghi nhớ cách viết với s/x
5.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả viết với Những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s/x, dấu hỏi/ dấu ngã, chuẩn bị bài sau: Nghe viết Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Viết 5 tiếng, từ chứa s/x
- Tìm các từ láy chứa s/x 
- HS nghe và thực hiện 
*Rút kinh nghiệm:
 .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK. 
- HS năng khiếu: Biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
2 Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử 
* Phẩm chất: HS yêu thích môn Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đồ dùng học tập, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- Ghi bảng
- HS nghe
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành ( 30 phút) 
* Mục tiêu: Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK * Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
* Thời gian: (15 phút)
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những.... 
a.Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
b. Rặng đào đã trút hết lá.
+ Gạch chân dưới các động từ trong câu?
+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ?
+ Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì?
*GV: Từ sắp, đã bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ chúng rất quan trọng vì cho biết sựu việc đó sắp diễn ra, đã diến ra hay đang diễn ra...
Bài 2: Chọn các từ ( đã, sẽ, đang) để điền vào chỗ trống.
a. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
- Kết luận, chốt đáp án.
- GV giảng kĩ cho các em hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ qua sự việc trong đoạn văn, đoạn thơ. 
Bài 3: Chữa lại những từ chỉ thời gian không đúng trong bài: Đãng trí.
- Chốt lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành. 
+ Tại sao lại thay “đã” bằng “đang” (bỏ từ “đã”, bỏ từ “sẽ”)?
+ Truyện đáng cười ở điểm nào?
- Hs đọc nội dung bài
- HS thảo luận nhóm 2 và báo cáo trước lớp.
+ động từ: đến, trút
+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ. Nó gợi cho em biết đến những sự việc xảy ra ở tương lai gần.
+ Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút? Nó gợi cho em biết đến những sự việc đã hoàn thành rồi.
-HS thảo luận nhóm 4 làm bài. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. 
Đ/á:
* Thứ tự từ cần điền: 
a. Đã. 
b. Đã, đang, sắp. 
- HS giải thích tại sao mình lại điền như vậy.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và mẩu chuyện: “ Đãng trí”.
- HS làm cá nhân- Trao đổi nhóm 2- Báo cáo trước lớp
Đ/á:
+ Đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang. 
- 2 HS đọc lại. 
Đãng trí
 Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng nhiên người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông: 
 - Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài. 
 Giáo sư hỏi: 
 - Nó đọc gì thế? (nó đang đọc gì thế?)
+ Thay “đã bằng đang” vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc. 
+ Bỏ từ “đang” vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư. 
+ Bỏ từ “sẽ” vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi. 
+ Truyện đáng cười ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẽn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? Ông nghĩ vào thư viện chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó chỉ cần những đồ đạc quý giá của ông. 
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút) 
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được cách dùng từ động từ trong viết câu và trong thực tế cuộc sống.
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp
* Thời gian: 2 phút
* Cách tiến hành:
- Kể những từ nào bổ sung ý nghĩa cho động từ? Tác dụng?
4. Củng cố, dặn dò (3p):
- Nhận xét giờ học
- Ghi nhớ các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. Nếu dùng sai trình tự thời gian sẽ không hợp lý, bài không logic.
- Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ
*Rút kinh nghiệm: 
 .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biệt vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
 2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Phẩm chất:	
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS chơi trò chơi: Xì điện
900 x 10 = 68000 : 10 =
123 x 100 = 420 : 10 =
32 x 1000 = 2000 : 1000 =
- GV chuyển ý vào bài mới 
- HS tham gia trò chơi
- Phát biểu lại cách nhân, chia với 10, 100, 1000,...
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
*Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân..
(Lưu ý nhắc nhở HS (M1,2) nắm được nội dung bài)
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát; Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành:
 a So sánh giá trị của các biểu thức 
- GV viết biểu thức: 
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
- GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. 
- GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác: 
(5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4)
(4 x 5) và 4 x (5 x 6)
b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân 
 - GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. 
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng. 
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp
- HS thực hiện cá nhân- Chia sẻ nhóm 2
- HS tính và so sánh: 
 (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 Và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24
Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
- HS tính giá trị của các biểu thức và nêu: 
(5 x 2) x 4 = 5 x (2 x 4)
(4 x 5) x 6 = 4 x (5 x 6)
- HS đọc bảng số. 
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng 
a
b
c
(a x b) x c
a x (b x c)
3
4
5
(3 x 4) x5 = 60
3 x (4 x 5) = 60
5
2
3
(5 x 2) x 3 = 30
5 x (2 x 3) = 30
4
6
2
(4 x 6) x 2 = 48
4 x (6 x 2) = 48
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) trong bảng?
 - Ta có thể viết: 
 (a x b) x c = a x (b x c). 
 *KL: Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
+ Bằng giá trị của biểu thức a x (b x c). 
- HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c). 
- HS đọc ghi nhớ. 
3. HĐ thực hành: 
*Mục tiêu: 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. 
(Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, TLN; Kĩ thuật đặt câu hỏi.
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành:
 Bài 1a: HSNK làm cả bài
Tính bằng hai cách theo mẫu. 
 - GV hướng dẫn bài tập mẫu theo SGK. 
+ Gọi HS đọc đề bài, quan sát mẫu
+ Đề bài yêu cầu gì? Cách làm như thế nào?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)
- GV chốt đáp án.
GV: áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị biểu thức một cách thuận tiện nhất
Bài 2a: HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
? Như thế nào được coi là tính thuận tiện nhất?
- Chữa bài:
+ Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
+ YC HS Giải thích cách làm.
+ Dựa vào tính chất nào, em tính thuận tiện được?
GV: Khi tính giá trị biểu thức cần linh hoạt áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính một cách thuận tiện nhất
 Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
 - HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp 
Đ/a:
a. 4 x 5 x 3 
 (4 x 5) x 3 4 x (5 x 3)
= 20 x 3 = 4 x 15
= 60 = 60
Cá nhân – Lớp
2 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở.
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Đ/a:
a. 13 x 5 x 2 5 x 2 x 34 
 = 13 x (5 x2) = (5 x 2) x 34 
 = 13 x 10 = 10 x 34 
 = 130 = 340 
 + Dựa vào t/c giao hoán và kết hợp của phép nhân 
4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu: HS làm được bài tập.
* Phương pháp: Nêu vấn đề.
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- GV đưa bài tập
1. Một cửa hàng có 7 gian chứa muối, mỗi gian có 85 bao muối, mỗi bao muối nặng 5 yến. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam muối? (Giải bằng hai cách).
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- HS thực hiện
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù:
 - Hệ thống được đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên
 - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên VN
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*Phẩm chất:
- HS có thái độ y

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx