Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 (Bản đẹp)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3.Phẩm chất

- Tích cực phát biểu xây dựng bài

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: bảng phụ.

HS: SGK, vở toán, bảng con

 

doc 41 trang xuanhoa 05/08/2022 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP (Tiết 26)
Ngày dạy: / / 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kiến thức	
Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3.Phẩm chất
Tích cực phát biểu xây dựng bài	
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: bảng phụ.	
HS: SGK, vở toán, bảng con	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Nêu cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại
* Cách tiến hành: 
- HS đọc lại tên các biểu đồ đã làm hôm trước.
- Nêu ý nghĩa các số liệu trê biểu đồ.
- Nhận xét.	
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Kiểm tra cách đọc và kĩ năng xử lí số liệu trên biểu đồ.
* Phương pháp, kĩ thuật: Nhóm đôi
* Cách tiến hành:	
- GV đưa biểu đồ tranh và hình cột, HS đọc tên biểu đồ và trả lời câu hỏi dựa trên biểu đồ.
- HS nhận xét – Tuyên dương.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: HS củng cố, rèn kĩ năng về cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh, HS củng cố về cách đọc và xử lí số liệu trên biểu đồ cột.
* Phương pháp, kĩ thuật: Ổ bi
* Cách tiến hành: 
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài: Cho biết đây là biểu đồ biểu diễn điều gì? HSCHT
- HS trao đổi nhóm đôi nội dung bài tập; điền Đ – S vào SGK.
a. S	b. Đ	c. S	d. Đ	e. S
- HS giải thích cách chọn đáp án 
Bài 2: HS nêu và xác định yêu cầu của đề bài. 
- GV giới thiệu đây là dạng biểu đồ cột. 
- GV hỏi HS:
+ Trục ngang biểu diễn gì? (Trục ngang biểu diễn các tháng). 
+ Trục dọc biểu diễn gì? (Trục dọc biểu diễn số ngày mưa của các tháng). 
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì? Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? (Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004. Đó là các tháng 7, 8, 9).
+ Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa? 
+ Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày? HSHTT
+ Tháng nào có số ngày mưa nhiều (ít) nhất? 
- HS nêu miệng – giải thích cách làm.
- GV cho HS thảo luận theo kĩ thuật Ổ bi trả lời câu hỏi: Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa? Muốn tìm trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa ta thực hiện như thế nào? (Cộng số ngày mưa của các tháng lại rồi chia cho 3). 
+ GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
+ Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
+ Hết thời gian thảo luận. HS trình bày kết quả.
+ HS nhận xét, bổ sung.
- HS làm câu c vào vở.
- GV nhận xét vở HS.
=> HS xác định được biểu đồ hình cột; đọc được các số liệu; cách so sánh (cột nào cao hơn → nhiều hơn; cột thấp hơn → ít hơn), tìm trung bình cộng của nhiều số.
Bài 3: HS nêu và xác định yêu cầu của đề bài. 
+ Nêu tên biểu đồ? Trục ngang biểu diễn gì? (Biểu diễn 3 tháng 1, 2, 3). Trục dọc biểu diễn gì? (Biểu diễn số cá tàu đánh bắt được). Số cá đánh bắt được tính bằng đơn vị gì? (Tấn).
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào? 
+ Tháng 1 tàu đánh bắt được bao nhiêu tấn cá?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3? HSHT
- HS thực hành vào SGK.
- HS nhận xét, chữa bài.
→ HS xác định được biểu đồ hình cột; đọc được các số liệu; cách so sánh, cách vẽ biểu đồ hình cột.
- GV nhận xét tiết học. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
*Mục tiêu : khắc sâu kiến thức về biểu đồ
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành: 	
- Học biểu đồ giúp các em rèn được kỹ năng gì
So sánh ưu và khuyết điểm của hai loại biểu đồ?
 IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 27) 
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Củng cố kiến thức về số liền trước, số liền sau của 1 số tự nhiên.
- Củng cố về đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Vẽ biểu đồ bảng phụ.	
 HS: SGK, vở toán, bảng con	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về STN, so sánh STN, giá trị của các chữ số trong một STN.	
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành: 
Trò chơi Những bông hoa nhỏ:
- Có 3 bông hoa, HS chọn bất kì 1 trong 3 bông hoa để trả lời. Nếu HS trả lời đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. 
1) Đọc số: 245 673 và cho biết giá trị của chữ số 5 trong số 245 673.
2) Năm 2001 thuộc thế kỉ nào?
3) So sánh 2 số sau: 436 759 .... 446 759 (Cả lớp làm bảng con).
+ Nêu cách so sánh.
- HS nhận xét – GV tuyên dương.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: Xác định số liền trước, liền sau; so sánh. Sắp xếp số tự nhiên; đổi đơn vị đo. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, trò chơi
*Cách tiến hành
Bài 1: 
- Nhắc lại cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số tự nhiên. 
- HS làm vào bảng con câu a, b.
- HS nhận xét - chữa bài.
+ Muốn tìm STN liền trước (liền sau) của 1 STN ta làm như thế nào? HSHTT
- Câu c HS trả lời miệng. 
- HS nhận xét – chữa bài.
→ Giá trị của một chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Bài 2: Điền số vào ô trống nhằm so sánh các số tự nhiên, số đo đơn vị.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Trò chơi: Tiếp sức
- Chia lớp thành 2 đội/mỗi đội chơi gồm 4 thành viên lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, cổ vũ, nhận xét đội làm nhanh và đúng nhất, tuyên dương.
+ Muốn so sánh hai STN ta thực hiện như thế nào? (So sánh các chữ số với nhau, so sánh chữ số hàng trăm nghìn trước, nếu chữ số hàng trăm nghìn bằng nhau thì tiếp tục so sánh các chữ số hàng tiếp theo). HSHT
→ So sánh số tự nhiên – đổi số đo đơn vị. 
Bài 3:
- HS đọc tên biểu đồ, xác định biểu đồ (tranh hay cột), đọc các số liệu để tìm hiểu nội dung của biểu đồ. 
- HS thảo luận nhóm 7 theo kĩ thuật Mảnh ghép:
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận và làm vào phiếu bài tập cá nhân.
+ Nhóm 1: câu a
+ Nhóm 2: câu b
+ Nhóm 3: câu c
+ Nhóm 4: Số HS giỏi Toán của lớp 3B nhiều hơn lớp 3A là bao nhiêu học sinh?
+ Nhóm 5: câu d
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP 
- Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập.
- Các nhóm bình bầu nhóm trưởng và thư kí mới.
- hành thảo luận vòng 2: câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
+ Muốn tìm TBC của nhiều số ta thực hiện như thế nào? (Ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng). (HS trung bình – yếu)
Bài 4
- HS nhắc lại 1 thế kỉ = 100 năm. Dựa vào số năm để tìm thế kỉ, thế kỉ XXI kéo dài từ năm nào đến năm nào? HSCHT
Trò chơi: Rung chuông vàng
- GV phổ biến luật chơi. 
+ GV đọc câu hỏi.
+ HS có 5 giây để suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con.
+ Hết thời gian, HS giơ bảng.
- HS nhận xét – bổ sung.
Bài 5: Tìm số tròn trăm x, biết: 540 < x < 870
- HS xác định chữ số thuộc hàng trăm của các số; tìm giá trị của số tròn trăm x.
- 1 HS lên bảng làm – HS làm vào vở 
Kết quả: x là 600, 700, 800.
- GV nhận xét tiết học.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
 Mục tiêu : Khắc sâu cho HS về đọc số có nhiều chữ số , xác định thế kỉ .
Trắc nghiệm :
- Bốn trăm bảy mươi triệu, ba nghìn không trăm tám mươi là số :	 
 a/ 470 300 080	
 b/470 003 080	
 c/470 030 080	
 - Thế kỉ hai mươi bắt đầu từ năm nào đến năm nào?	
a/Từ năm 1 801 đến năm 1 900.	 
b/Từ năm 1 901 đến năm 2 000.	 
c/Từ năm 2 001 đến năm 2 100.	
 - Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Luyện tập chung” ( TT).
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 28)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, xác định số lớn nhất (hoặc bé nhất) trong một nhóm các số.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng hoặc đo thời gian.
- Thu thập và xử lí thông tin trên biểu đồ.
- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ, kế hoạch bài học, powerpoint.
- Bảng con, SGK.	
III/CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
Trò chơi Ô số bí ẩn: 
- Có 3 ô số, HS chọn 1 trong 3 ô để khám phá bí ẩn bên trong.
1) 3 phút 15 giây = .... giây
2) TBC của 17, 25, 30 là:
a) 72
b) 24
c) 35
3) 4 tấn = .... kg
- HS theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài, nhận xét.	
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Hs biết viết số,xác định giá trị của chữ số 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại
* Cách tiến hành: 
- HS nêu cách đọc - viết STN; xác định giá trị của chữ số trong một STN; tìm số lớn nhất - bé nhất, đổi đơn vị lường, cách đọc biểu đồ cột, tìm TBC của nhiều số.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, xác định số lớn nhất (bé nhất) trong một nhóm các số. Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng hoặc đo thời gian.
- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi, động não, vấn đáp
* Cách tiến hành: 
Bài 1
- Trò chơi Rung chuông vàng 
+ Luật chơi: Sau khi GV đọc câu hỏi, HS có 10 giây để suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con.
- HS làm vào bảng con, giải thích cách làm
a) D; b) B; c) C ; d) C; e) C.
Bài 3: HS đọc và phân tích đề.
- Bài toán cho biết gì? (Ngày đầu bán được 120m vải, ngày thứ hai bán bằng một phần hai ngày đầu, ngày thứ ba bán gấp đôi ngày đầu).
- Bài toán hỏi gì? (Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải). HSHTT
- 1 HS lên bảng tóm tắt. 
120m
 Ngày đầu:
? m vải trung bình mỗi ngày
?m
Ngày hai:
?m
Ngày ba:
- HS nêu dạng toán. 
- Làm thế nào để tính được trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải? (Tính được số mét vải ngày thứ hai và ngày thứ ba bán). 
+ Số mét vải ngày thứ hai tính như thế nào? (Lấy số mét vải ngày đầu chia 2) HSHT
+ Làm thế nào tính được số mét vải ngày thứ ba? (Lấy số mét vải ngày đầu bán được nhân 2)
- 1HS làm bảng phụ (HS khá – giỏi)
- HS làm vào vở. 
Bài giải
Số mét vải bán được trong ngày thứ hai là:
120 : 2 = 60 (m)
Số mét vải bán được trong ngày thứ ba là:
120 x 2 = 240 (m)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đã bán được số m vải là:
(120 + 60 240): 3 = 140 (m)
Đáp số: 140 m vải
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Củng cố về tìm số TBC 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành	
Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm sao? HSCHT
Số TBC của 45 ; 54 và 90 là :
 a/ 189 b/ 63 
 c/ 187 d/ 65	
 - Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Phép cộng”.	
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
PHÉP CỘNG (Tiết 29)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép cộng (không nhớ và có nhớ) với các số có 4, 5, 6 chữ số.
- Kĩ năng làm tính cộng.
- Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Thái độ
- Tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học. Vận dụng được vào trong cuộc sống.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bảng phụ.	
HS: SGK, vở toán, bảng con.	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
Trò chơi Bông hoa nhỏ:
- GV đưa một số phép tính cộng, HS nào trả lời đúng được thưởng GV cho 1 bông hoa. 
+ HS làm bảng con: 23 510 + 34 678; 
+ Cá nhân: 45 098 + 23 007
- HS nêu cách thực hiện phép tính.
- GV nhận xét – Tuyên dương.	
-Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm sao?	
* Bài mới: Giới thiệu bài mới. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Hs biết cách thực hiện phép cộng 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
*Cách tiến hành	
- HS: Trình bày cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính cộng hai số có nhiều chữ số.
	VD: a/ 48 352 + 21 026 = ? - Hoạt động cả lớp
	- GV gọi HS đọc số 48 352 + 21 026
 - GV hỏi trong phép cộng số 48 352 và 21 026 ta gọi là gì? ( Số hạng) 
 - Kết quả của phép cộng gọi là gì? ( Tổng) HSHTT
 GV - Nói các em nhắc lại muốn thức hiện phép cộng trước hết ta phải làm sao? HSHT
 ( Đặt các số hạng sao cho ngay hàng thẳng cột, hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm ..., rồi sau đó thựchiện phép tính từ phải sang trái). 
 HS thực hiện phép tính
 48 352
 	 + 21 026
 69 378 ( Cộng không nhớ) HS nêu lại miệng
 b/ 357 859 + 541 728 = ?
 367 859
 + 541 728 
 909 587 ( Cộng có nhớ)
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
*Mục tiêu: Hs thực hiện phép cộng
* Phương pháp, kĩ thuật: 
*Cách tiến hành:
Bài 1: :Hs làm bảng con
Bài 2 : Tiến hành tương tự
Bài 3: HS giải vào vở ,sửa bài 
Bài 4: (Hs K,G làm thêm )
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành	
	- Muốn cộng 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào? HSCHT
 - Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Phép trừ”.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
PHÉP TRỪ (Tiết 30)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS 
- Củng cố kiến thức về phép tính trừ.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.	
HS: SGK, vở toán, bảng con.	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: HS nêu lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép cộng hai số có nhiều chữ số. * Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành:	
 - Đặt tính rồi tính : 45 638 + 35 987 ; 489 194 + 468 269 
* Bài mới: Giới thiệu bài mới. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Hs biết cách thực hiện phép trừ 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
*Cách tiến hành	
Ví dụ: 865 279 – 450 237 = ?	 
Bảng con
	 4 235 – 1 623 = ?	
Rút nhận xét: Muốn thực hiện phép trừ em làm sao?	
HS: Nhắc lại cách thực hiện phép trừ.	
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
*Mục tiêu: Hs thực hiện phép trừ
* Phương pháp, kĩ thuật: 
*Cách tiến hành:
Mục tiêu: Hs thực hiện phép trừ	
Bài 1
- GV chia lớp thành 4 dãy.
Dãy 1: 987 864 – 783 251 
Dãy 2: 969696 – 656565 
Dãy 3: 839084 – 246937 
Dãy 4: 628 450 – 35813 
- HS đặt tính và thực hiện phép tính trừ vào bảng con. Làm xong trao đổi bảng con với bạn để kiểm tra kết quả. 
+ HS trình bày bài làm.
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính 1 số phép tính trong bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính trừ.
Bài 2
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận và làm vào phiếu bài tập cá nhân.
+ Nhóm 1: 48600 - 9455
+ Nhóm 2: 65102 – 13859 
+ Nhóm 3: 80000 – 48765 
+ Nhóm 4: 941 302 – 298 764 
+ Nhóm 5: 768 321 – 23456 
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP 
- Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập.
- Các nhóm bình bầu nhóm trưởng và thư kí mới.
- Tiến hành thảo luận vòng 2: câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- HS nhận xét.
- GV chốt đáp án.
Bài 3
- HS đọc đề bài.
- Đề bài cho biết gì? (Quãng đường Hà Nội – TP HCM dài 1730km, Hà Nội – Nha Trang dài 1315 km) HSHTT
- Bài toán hỏi gì? (Quãng đường Nha Trang – TP HCM dài bao nhiêu ki-lô-mét?)
- HS quan sát hình vẽ SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở. 
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM dài là:
1730 - 1315 = 415 (km)
Đáp số : 415 km
- GV nhận xét vở HS.
Bài 4
- HS đọc đề bài.
- Đề bài cho biết gì? (Năm nay trồng được 214 800 cây, năm ngoái ít hơn năm nay 80 600 cây).
- Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai năm trồng được bao nhiêu cây?) HSHT
- Muốn tính được số cây cả hai năm trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? (Lấy số cây của năm nay cộng với số cây trồng được năm ngoái).
+ Số cây trồng được năm nay biết chưa? (Rồi, 214 800 cây). HSCHT
+ Số cây trồng được năm ngoái biết chưa? (Chưa)
+ Làm thế nào tính được số cây trồng được năm ngoái? (Lấy số cây năm nay trừ đi 80 600)
- Yêu cầu HS làm bài: 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
Bài giải
Số cây năm ngoái trồng được là :
214 800 – 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm trồng được số cây là :
134 200 + 214 800 = 349 000 (cây)
Đáp số : 349 000 cây
- GV nhận xét. 
- GV tổng kết giờ học.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng làm tốt các bài tập tương tự
* Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS làm 1 bài tập tương tự trong vở bài tập Toán. 
- HS trình bày.
- Nhận xét. 
5. Củng cố - Dặn dò
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành	
- Chọn chữ cái cho kết quả đúng: 318 257 – 269 486 là:	 
Trắc nghiệm
	a/ 148 771 b/ 48 871 c/ 48 771 d/ 49 771	 
	- Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Luyện tập”.	
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC – Lớp 4a3
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA (Tiết 11)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
1.Kiến thức:
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất:
Nghiêm túc trong học tập, biết nhận lỗi.
* KNS: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp;thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Tranh, bảng phụ.	
HS: SGK	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu : Hs đọc bài và trả lời câu hỏi bài“ Gà Trống và Cáo”.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại	
* Cách tiến hành	
HS đọc nối tiếp kết hợp nội dung câu hỏi.
Hs, Gv nhận xét.	 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đọan văn
* Phương pháp, kĩ thuật: Nhóm
* Cách tiến hành
Lần 1: Đọc nối tiếp – Sửa lỗi phát âm.	 
Lần 2: Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.	
Lần 3: Đọc theo nhóm – Đọc nhóm trước lớp.	 
1HS đọc toàn bài
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
* Mục tiêu : Giúp HS cảm thụ bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, động não	
HS: Đọc đoạn 1: 	
Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?	
Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào?	 HSHTT
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?	
	GV chốt ý => Ý đoạn 1 nói gì?	
HS: Đọc đoạn 2: 
-	Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về? HSHT	
An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?	 
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? HSCHT	
	 GV chốt ý => Ý đoạn 2 nói gì?	
	* Nội dung của bài nói lên điều gì?	
* KNS: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp;thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: Thực hành, đóng vai
* Tiến hành:
GV đọc đoạn tiêu biểu .	
 HS:Nêu cách đọc diễn cảm.	 
Luyện đọc đoạn tiêu biểu.	
Đọc nhóm.	
Đọc diễn cảm ( phân vai ).
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:	
- HS thi đọc hay. 2 đội
- GD HS qua nội dung bài.	
	 - Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Chị em tôi”.	
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ - Lớp 4a3
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ (Tiết 6)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức	
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: “ Người viết truyện thật thà”.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất
Nghiêm túc học tập	
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bảng phụ.	
HS: SGK, vở chính tả, vở nháp	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu : HS viết đúng, biết phân biệt tiếng có âm đầu vần dễ lẫn l/n, en/eng.
* Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân
* Cách tiến hành: 	
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con: len chân, leng keng, len qua, men theo.
- GV kiểm tra việc sửa lỗi, nhận xét.	 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hướng dẫn nghe – viết chính tả 
* Mục tiêu: Nghe, viết đúng bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:	
GV: Đọc mẫu 
–Mẫu chuyện ngắn nói lên nội dung gì?	 HSHTT	
	* Phát hiện từ: 	
Một HS đọc - lắng nghe tìm từ khó viết: Pháp, Ban-dắc, dự tiệc, sắp lên xe, bật cười,
truyện ngắn, về sớm thẹn, ấp úng.	
HS: Đặt câu:	
Từ truyện: Quyển truyện này hay tuyệt vời – buổi tối, bà thường kể chuyện cho em nghe. HSCHT	
GV: Giảng thêm: Truyện được viết trong sách – Chuyện: do được kể lại.	
- Tìm từ ghép có nghỉ , nghĩ.	
GV: Cho HS viết bảng con.	
GV: Đọc – Dặn dò cách viết.	
HS: Viết – GV đọc HS dò theo.	
Hướng dẫn chữa lỗi:	
 - GV chấm 1 số vở – NX.	
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: Hs tìm được các từ láy có tiếng chứa các âm đầu x/s hoặc thanh hỏi, thanh ngã.
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
* Cách tiến hành	
ND: Bài 2: Làm miệng
Bài 3 : Làm theo nhóm
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu : khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành: 	
-Đặt 1 câu với một từ láy tìm được ở BT 3.	HSHT	
- GD HS tính thật thà.	
Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Gà trống và Cáo”.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – Lớp 4a3
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG (Tiết 11)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức	
Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng dựa trên dấu hiệu và ý nghĩa khái quát của chúng.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất
- Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Viết sẵn phần nhận xét.	
-HS: SGK, vở bài làm	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu : Ôn lại kiến thức cũ: 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành: 
 Danh từ là gì ? HSHTT
- Hãy viết một danh từ chỉ sự vật và cho biết từ đó thuộc loại danh từ gì? - Cả lớp
- Đặt câu với danh từ tìm được.	
* Bài mới: Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.	
* Phương pháp, kĩ thuật: Nhóm
* Cách tiến hành: 	
 	a/ HS đọc đề bài: Tìm từ có nghĩa trong mỗi câu sau: SGK/ 57	
	+ HS NX – GV sửa chữa.	 
	b/ HS so sánh nghĩa của các từ: Mục a – b , c với d.	
	c/ Cách viết các từ trên có gì khác nhau?	
	- GV chốt lại: Tên chung của một sự vật không viết hoa.	
	 Tên riêng của một sự vật phải viết hoa như thế nào?	HSCHT	
Ghi nhớ: HS học thuộc.	
3.Hoạt động luyện tập, thực hành: Hướng dẫn luyện tập
* Mục tiêu: Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
* Phương pháp, kĩ thuật: Nhóm
* Cách tiến hành: 	
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- HS thảo luận nhóm, ghi bảng phụ, treo bảng phụ, nhận xét
- Kết quả:
Danh từ chung
Danh từ riêng
Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
Chung, Lam, Thiên Nhãn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
+ Tại sao em xếp từ “sông” vào danh từ chung?
+ Vì sao từ “Thiên Nhẫn” được xếp vào danh từ riêng? HSHT
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: HS hiểu và viết đúng tên các bạn của mình
* Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
- HS đọc đề bài - HS tự làm bài.
- GV hỏi: Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- GV lưu ý nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
5.Củng cố - Dặn dò	 
*Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp 
* Cách tiến hành: 	
- Hãy viết tên 3 danh từ chỉ người, loài vật, đồ vật mà em thích nhất.	 
Bảng con - Trắc nghiệm
 - Dòng nào sau đây chỉ ghi những danh từ riêng? HSHTT
 a/ thành phố, Xuân Hương, Cam Li, Nguyễn Huệ
 b/ Đà Lạt, Xuân Hương, Cam Li, Nguyễn Huệ
 c/ Nguyễn Huệ, hồ, Trần Hưng Đạo , thành phố	
- Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Mở rộng vốn từ: “Trung thực – Tự trọng”.	
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_th.doc