Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 25 : Biểu đồ (tt)

(trang 30 - 32)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS bước đầu nhận biết biểu đồ cột; biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.

- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản

2. Kĩ năng: - Đọc, phân tích số liệu, xử lí số liệu trên biểu đồ cột thành thạo.

3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

- Đồng hồ thật có 3 kim: giờ, phút, giây.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 25 : Biểu đồ (tt)
(trang 30 - 32)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giúp HS bước đầu nhận biết biểu đồ cột; biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản 
2. Kĩ năng: - Đọc, phân tích số liệu, xử lí số liệu trên biểu đồ cột thành thạo.
3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Đồng hồ thật có 3 kim: giờ, phút, giây.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở một số biểu đồ tranh.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đưa ra biểu đồ cột, yêu cầu HS đọc thông tin.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Làm quen với biểu đồ cột
MT: giúp HS có khái niệm về biểu đồ cột và nắm được nội dung nó thể hiện
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ GV treo biểu đồ 
+ Cho HS quan sát biểu đồ Các con của năm gia đình và nêu tên gọi Biểu đồ.
+ GV giúp HS nắm được nội dung các hàng và cột:
 - Biểu đồ có mấy cột?
 - Dưới chân các cột ghi gì?
 - Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
 - Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì? 
+ GV hướng dẫn cho HS đọc biểu đồ để trà lời các câu hỏi về:
- Tên của bốn thôn được nêu trên biểu đồ 
- Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ.
- Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột 
- Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn và ngược lại.
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
+ Cho HS quan sát biểu đồ Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia
+ HS tham gia trả lời các câu hỏi của GV về nội dung của biểu đồ
+ Đặt thêm các câu hỏi gợi sự so sánh, tính toán dựa trên các số liệu của biểu đồ.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề
+ Hỏi đáp tìm hiểu bài
+ GV sửa bài 
3. Hoạt động nối tiếp
Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- 4 HS thực hiện trên bảng lớp (Khánh Hà,Mỹ Đình, Mai Thy, Mỹ Huyền) lớp theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
HS quan sát và đọc biểu đồ.
+ Bốn cột.
+ Ghi tên của 4 thôn.
+ Ghi số con chuột đã diệt.
+ Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.
- HS trả lời theo câu hỏi của GV
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát biểu đồ
- HS hỏi đáp
- Cả lớp thống nhất kết quả 
- Đọc yêu cầu BT, 1 em lên bảng làm câu a, 1 em làm câu b, cả lớp làm vào vở.
 - HS tham gia chơi.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 10: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
(trang 45)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện 
3. Thái độ: Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung BT1, 2, 3 (phần Nhận xét) 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Nhận xét bức thư HS đã viết.
- Cốt truyện là gì?
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Phần nhận xét
MT:Giúp HS nhận biết một đoạn văn kể chuyện 
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
Bài tập 1:
+ Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 6, ghi vào bảng nhóm:
Sự việc
Đoạn văn
1. Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu họach được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
2. Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
3. Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
4. Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm.
- Đọan 1
(3 dòng đầu)
- Đọan 2
 (2 dòng tiếp)
- Đọan 3 
(8 dòng tiếp)
- Đọan 4 
(4 dòng còn lại)
Bài tập 2:
+ Theo dõi HS hoạt động nhóm
GV chốt: 
- Chỗ mở đầu đọan văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1ô.
- Chỗ kết thúc đọan văn là chỗ chấm xuống dòng.
Bài tập 3:
+ Gợi ý giúp HS rút ra nhận xét.
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
* Phần ghi nhớ
MT: giúp HS rút ra được ghi nhớ
PP: đàm thoại, giảng giải.
- Lưu ý thêm về nội dung cần ghi nhớ.
* Phần thực hành
MT: Giúp HS xây dựng được một đoạn văn KC
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ GV giới thiệu nội dung các đoạn và nêu yêu cầu cần thực hiện: Bổ sung phần thân đoạn còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn 3.
+ GV gợi ý: 
 - Sau khi nhặt được chiếc tay nải, cô bé đã nghĩ gì và làm gì?
 - Vì sao cô lại nhận được sự giúp đỡ của bà tiên?
- Khen ngợi , chấm điểm đoạn văn viết tốt
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS nào chưa hoàn thành bài tập thì tiếp tục viết bài cho hoàn chỉnh.
- 2 HS trình bày (Khánh Hà, Vân Nhi)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, lớp
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Đọc thầm truyện Những hạt thóc giống, thảo luận nhóm ghi vào bảng nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc đề
- Thảo luận nhóm 2
- Trình bày => nhận xét
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ , nêu nhận xét:
- Kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
+ Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK. Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT.
- HS suy nghĩ và tưởng tượng để viết tiếp phần thân đoạn còn thiếu.
- HS đọc phần thân đoạn các em đã viết.
- Cả lớp nhận xét.
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 5: Trung du Bắc Bộ
(trang )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết những đặc điểm tiêu biểu về đồi, rừng, hoạt động sản xuất ở Trung du Bắc Bộ
- Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra chè. Nêu được qui trình chế biến chè 
2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức, mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh vùng Trung du Bắc Bộ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC
- Kể tên các nghề, các sản phẩm thủ công nổi tiếng ở Hoàng Liên Sơn
+ GV nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Đặc điểm của vùng đồi Trung du Bắc Bộ
MT: giúp HS nắm các đặc điểm của vùng đồi Trung du Bắc Bộ
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
Vùng trung du là vùng núi,đồi hay đồng bằng?
Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi)?
Mô tả bằng lời hoặc vẽ sơ lược vùng trung du.
Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
+ GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời
2.2. Đặc điểm về sản xuất của con người ở vùng đồi trung du Bắc Bộ
 MT: giúp HS nắm các đặc điểm về sản xuất của con người ở vùng đồi trung du Bắc Bộ
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
Tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại thích hợp cho việc trồng chè & cây ăn quả?
H1 và H2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang 
Quan sát hình 1 & chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam
Em biết gì về chè của Thái Nguyên?
Chè ở đây được trồng để làm gì?
Trong những năm gần đây,ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
Quan sát hình 3 và nêu qui trình chế biến chè?
+ GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
2.3. Các đặc điểm về rừng ở vùng đồi trung du Bắc Bộ
MT: giúp HS nắm các đặc điểm về rừng ở vùng đồi trung du Bắc Bộ
PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan 
+ GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc (nếu có)
Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đất trống, đồi trọc?
Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây?
=> GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng & tham gia trồng cây.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về vùng Trung du Bắc Bộ.
- Cả lớp hát một bài.
- 3 HS thực hiện ( Khánh Hà. Đặng Quý, Thanh Bình)
HT: cá nhân, lớp
- Dựa vào SGK, quan sát tranh ảnh, trả lời câu hỏi 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc - những tỉnh có vùng đồi núi trung du.
Làm việc nhóm. Đại diện nhóm HS trình bày
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt & khai thác gỗ bừa bãi.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc