Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 20 : Giây, thế kỉ

(trang 25)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ. Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo thời gian giữa giây và phút, thế kỉ và năm.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2(a,b).

II. Đồ dùng dạy học

- Đồng hồ thật có 3 kim: giờ, phút, giây.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 20 : Giây, thế kỉ
(trang 25)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ. Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm.
2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo thời gian giữa giây và phút, thế kỉ và năm.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2(a,b).
II. Đồ dùng dạy học
- Đồng hồ thật có 3 kim: giờ, phút, giây.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đọc nhanh – Viết đúng
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Giới thiệu về giây 
MT: Giúp HS nhận biết về đơn vị giây và mối quan hệ của nó với phút.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ Dùng đồng hồ để ôn về giờ, phút:
 - Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết mấy giờ?
 - Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết mấy phút?
+ Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ và nêu :
 - Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
 - Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút, tức là 60 giây.
+ Ghi bảng: 1phút = 60giây 
+ Hỏi thêm: 60 phút bằng mấy giờ? 60 giây bằng mấy phút? 
* Giới thiệu về thế kỉ 
MT: Giúp HS nhận biết về đơn vị thế kỉ và mối quan hệ của nó với năm.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Giới thiệu: Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ .
- Ghi bảng: 1thế kỉ = 100năm 
- Giới thiệu tiếp : Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một ; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (ghi bảng)
- Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? 
- Năm nay thuộc thế kỉ nào? Được tính từ năm nào đến năm nào?
- Lưu ý: Người ta hay dùng chữ số La Mã để ghi tên thế kỷ. VD thế kỉ 10 ghi là thế kỉ X.
-GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21.
Thực hành 
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
Bài 1: + Chia nhóm 4, làm vào bảng phụ mỗi nhóm một cột a, b, c.
+ Chốt lời giải đúng. 
Bài 2: + Cho HS thảo luận nhóm đôi
+ Xác định các thế kỷ đó kéo dài từ năm nào đến năm nào.
3. Hoạt động nối tiếp
Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- 4 HS thực hiện trên bảng lớp (Khánh Hà,Mỹ Đình, Mai Thy, Mỹ Huyền) lớp theo dõi sửa bài.
HT: cá nhân, lớp.
- Trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
- Nhắc lại và nêu thêm: 100 năm = 1 thế kỉ.
- Nhắc lại.
- Thế kỉ hai mươi. 
- 2008 thuộc thế kỉ hai mươi mốt, từ năm 2001 đến 2100
- XIX , XX, XXI.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài.
+ Sửa bài, hướng dẫn cách tính: 2phút = 60 x 2 = 120giây.
 5thế kỷ = 100 x 5 = 500năm
 1 phút = 20giây 
 3
- HS đọc đề. HS trả lời
 - HS tham gia chơi.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8: Luyện tập xây dựng cốt truyện
(trang 45)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm cốt truyện bao gồm 3 phần: Mở đầu, Diễn biến, Kết thúc.
2. Kĩ năng: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện .
3. Thái độ: Yêu thích việc xây dựng cốt truyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm, cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần?
- 1 em kể lại truyện Cây khế.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Xác định yêu cầu đề bài
MT: Giúp HS nắm yêu cầu đề bài.
PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
+ Hướng dẫn phân tích đề, gạch chân những từ quan trọng: tưởng tượng – kể lại vắn tắt – ba nhân vật – bà mẹ ốm – người con – bà tiên.
 - Đề bài yêu cầu làm gì?
 - Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Hướng dẫn HS: 
- Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện .
- Vì là xây dựng cốt truyện, em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết 
* Lựa chọn chủ đề của câu chuyện 
MT: Giúp HS lựa chọn được chủ đề câu chuyện 
PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
- Vài HS nối tiếp nhau nói chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn 
- Hướng dẫn HS: có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện.
* Thực hành xây dựng cốt truyện 
MT: Giúp HS dựng được một cốt truyện.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
+ Chia nhóm 4 
+ Hỏi – đáp trả lời từng câu hỏi của mỗi chủ đề.
+ Gợi ý thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi cho từng chủ đề.
+ Cho HS thực hành kể vắn tắt.
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ NX, tính điểm, bình chọn kể hay.
+ Cho HS viết vắn tắt cốt truyện vào vở.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS nào chưa hoàn thành thì tiếp tục viết cốt truyện cho hoàn chỉnh.
- 2 HS trình bày (Khánh Hà, Vân Nhi)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- 1 em đọc yêu cầu của đề.
- Tưởng tượng và kể lại 1 câu chuyện
- Bà mẹ bị ốm, bà tiên và người con của bà mẹ.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- 2 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- Đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc 2.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Từng nhóm thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề bài đã chọn.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện sinh động, hấp dẫn nhất .
- Viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình
- Cần hình dung được: 
 + Các nhân vật của câu chuyện 
 + Chủ đề của câu chuyện 
 + Diễn biến của câu chuyện (diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa)
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
(trang )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS biết ruộng bậc thang & một số nghề thủ công ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Khai thác khoáng sản ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
2. Kĩ năng:
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi HLS
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Biết dựa vào hình vẽ nêu được qui trình sản xuất phân lân.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người.
3. Thái độ:
- Yêu quý lao động, bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC
- Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Mô tả nhà sàn & giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
+ GV nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Hoạt động sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
MT: Giúp HS nắm các đặc điểm về hoạt động sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
 - Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ơ đâu?
GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
+ Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
2.2. Sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn 
 MT: Giúp HS nắm các đặc điểm về sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn 
PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan 
- Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
Mô tả qui trình sản xuất ra phân lân.
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
+ GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS viết bài giới thiệu về hoạt động của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Cả lớp hát một bài.
- 3 HS thực hiện ( Khánh Hà. Đặng Quý, Thanh Bình)
- Nhận xét, cho điểm.
HT: cá nhân, lớp
- HS dưa vào kênh chữ ở mục 1 trả lời câu hỏi.
HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam.
- Trả lời câu hỏi.
- Bổ sung.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc nhóm.
- Bổ sung => nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc