Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 07 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 07 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

BUỔI SÁNG

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tập đọc:

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Tích hợp GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.

- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.

- Đọc đúng, trôi chảy văn bản; nắm được nội dung bài; cùng bạn trao đổi để giải quyết các câu hỏi trong bài.

* KNS: Xác định giá trị; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định trách nhiệm của bản thân

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh họa SGK

 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm

 

doc 43 trang xuanhoa 10/08/2022 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 07 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4C TUẦN 7
( Từ ngày 18/10 đến ngày 22/10/2021)
Thứ ngày
Buổi
Tiết
TKB
Môn
Tiết
PPCT
Tên bài
Thứ hai
18/10
Sáng
1
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần.
2
Tập đọc
Tập đọc: Trung thu độc lập
3
Toán
Vẽ hai đường thẳng song song
4
Khoa học
18-19. Ôn tập: Con người và sức khoẻ
Chiều
1
Lịch sử
Bài 10: Chùa thời Lý
2
LuyệnToán
Ôn luyện tuần 6
3
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của
Thứ ba
19/10
Sáng
1
Tin
GV CHUYÊN DẠY
2
Tin
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Kể chuyện
Kể chuyện: Búp bê của ai
2
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật ( tr.54 )
Thực hành vẽ hình vuông ( tr.55 )
3
LTVC
Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ
Thứ tư
20/10
Sáng
1
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
2
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Tập đọc
Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai
2
Toán
Luyện tập( tr.55)
3
TL Văn
TLV:	Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Thứ năm
21/10
Sáng
1
LTVC
LTVC: Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam
2
Toán
Nhân với số có một chữ số ( tr. 57 )
3
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
4
Mỹ thuật
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Chính tả
Nhớ - viết : Nếu chúng mình có phép lạ.
Nghe – viết : Người chiến sĩ giàu nghị lực.
2
Địa lý
Bài 7.Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Bài 8 .Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)
3
Kĩ thuật
Khâu đột thưa
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
Thứ sáu
22/10
Sáng
1
SHTT
ATGT
2
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 
3
TLV
TLV:Luyện tập phát triển câu chuyện
4
Khoa học
Bài 20. Nước có những tính chất gì?
Bài 21. Ba thể của nước
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
TRUNG THU ĐỘC LẬP 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. 
- Hiểu nội dung của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Tích hợp GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.
- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
- Đọc đúng, trôi chảy văn bản; nắm được nội dung bài; cùng bạn trao đổi để giải quyết các câu hỏi trong bài. 
* KNS: Xác định giá trị; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định trách nhiệm của bản thân 
II. Đồ dùng dạy học :
 	- Tranh minh họa SGK
 	- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - HS hát bài "Chiếc đèn ông sao"
- GV giới thiệu chủ điểm, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành
- HS nêu tên chủ điểm mới "Trên đôi cánh ước mơ"
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết ở đoạn đầu nhưng sôi nổi, tự hào và đầy tìn tưởng ở đoạn sau
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:
+ Em hiểu thế nào là sáng vằng vặc?(rất sáng soi rõ khắp mọi nơi)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Đêm nay....của các em.
Đoạn 2: Anh nhìn trăng....vui tươi.
Đoạn 3: Trăng đêm nay....các em.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bao la, man mác, mươi mười lăm năm nữa, chi chít,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: Tết Trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường(đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài 
3.Tìm hiểu bài
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em trong thời gian nào?
+ Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? 
+ Trăng trung thu có gì đẹp?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- HS đọc thầm đoạn còn lại 
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
+ Đại ý của bài là gì?
* GDKNS : Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em, các em cần luôn luôn cố gắng để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi 
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Anh nghĩ vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
+Trung thu là tết của các em, các em sẽ được phá cỗ, rước đèn.
+ Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. 
+ Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng 
1. Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa ruộng đồng cờ đỏ phấp phi bay trên những con tàu lớn .
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
2. Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi cá nhân
+Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
+ Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới,....
3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
* Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
4. Luyện đọc diễn cảm: 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn "Anh nhìn trăng....to lớn, vui tươi"
- GV nhận xét chung
5. Vận dụng, trải nghiệm 
+ Giáo dục QPAN: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào? 
- Trưng bày những tranh, ảnh đã sưu tầm để nói về sự đổi thay của đất nước.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình. 
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). 
- Học tập tích cực, rèn tính cẩn thận.
- Hình thành cho HS năng lực vẽ hai đường thẳng song song chính xác 
- Làm bài tập Bài 1, bài 3
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: Thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức 
a. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: 
 - GV nêu các thao tác vẽ
+ Vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. 
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
+ Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. 
b. Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB?
- GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. 
Cá nhân- Nhóm- Lớp
- HS thực hành vào nháp- 1 HS lên bảng
- Vẽ theo yêu cầu của GV
+ Hai đt AB và CD song song với nhau
- HS nêu lại trình tự các bước vẽ như vừa thực hành
3. HĐ thực hành 
Bài 1:. 
 - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài
+Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
+ Sau khi đã vẽ được đường thẳng qua M và vuông góc với CD, chúng ta tiếp tục vẽ gì?
- Nhận xét, khen/ động viên.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình. 
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV chữa, chốt cách vẽ và các cặp cạnh song song
 **- Ghi nhớ cách vẽ 2 đt song song
a. Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình vẽ của bài tập 3?
b. Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong bài tập 3?
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng CD. 
+ Tiếp tục vẽ đường thẳng song song với CD. 
- HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn của GV. Lớp làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở
 C
 B E
 A D
- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD. 
(Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.) 
- Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông. 
- HS tự làm vào vở Tự học
Khoa học
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 
I. Yêu cầu cần đạt: 
	- Sự trao đổi chất của cở thể người với môi trường.
	- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
	- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	- Dinh dưỡng hợp lí.
	- Phòng được đuối nước.
- Có ý thức chăm sóc sức khoẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích 
- Hình thành cho học sinh năng lực tổng hợp kiến thức
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS: phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
II. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Bài mới: 
HĐ 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý?” 
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình tranh ảnh đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, khen những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp. 
HĐ4: Thực hành: ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. 
- Tổ chức HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành – SGK trang 40. 
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. 
- Nhận xét, khen/ động viên HS
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Vận dụng 10 lời khuyên dinh dưỡng trong cuộc sống
 - Trang trí bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng và dán trên tường bếp
Nhóm 4- Lớp
- HS làm việc theo nhóm. 
- Trình bày kết quả làm việc. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Cá nhân – Lớp
- HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành – SGK trang 40. 
- HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. 
BUỔI CHIỀU:
Lịch sử
CHÙA THỜI LÝ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
 + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- Hs có thái độ yêu quê hương, đất nước, biết quý trọng những công trình kiến trúc lịch sử.
- Hs nhận biết được một số công trình kiến trúc thời Lý, nhất là chùa thời Lý còn tồn tại đến ngày nay tại một số địa phương
 * GD BVMT: Vẻ đẹp của chùa, BVMT về ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học
 	- GV: + Ảnh chụp phóng to chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng phật A- di –đà 
 + Phiếu học tập của HS.
 	 - HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm các công trình kiến trúc thời Lý.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
+ Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- GV giới thiệu bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Muốn cho con cháu đời sau được ấm no hạnh phúc. . . 
+ Long Đỗ, Tống Bình, Đông Kinh, Đông Đô, Đại La, Hà Nội. 
2.Bài mới 
*HĐ1: . Đạo Phật dưới thời Lý. 
- GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật . . ....rất thịnh đạt. ”
+ Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?”
- GV: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kién phương Bắc đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. 
Hoạt động 2: Vai trò của chùa thời Lý. 
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng: 
a. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £
b. Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ 
c. Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ 
d. Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £
- GV nhận xét, Kết luận: Đáp án: a, b, c làđúng. 
Hoạt động 3: Mô tả kiến trúc một số chùa 
- GV đưa hình ảnh chùa Keo, chùa Một Cột, tượng Phật A- di- đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. 
- GV nhận xét và Kết luận. 
3. vận dụng, trải nghiệm
- Chùa thời Lý là một trong những đóng góp của thời đại đối với nền văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của dân tộc Việt Nam. Trình độ xây dựng chùa chiền đó phản ánh sự phát triển của dân tộc về mọi phương diện. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. 
- HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã đến tham quan).
Nhóm 2 – Lớp
- HS đọc. 
- Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. 
Nhóm 4 – Lớp
- HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. 
Cá nhân – Lớp
- Vài HS mô tả (kết hợp quan sát tranh)
- HS khác nhận xét. 
- HS đọc bài học. 
- HS liên hệ ý thức giữ gìn bảo vệ đình chùa, các công trinh văn hoá
Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1)
I.Yêu cầu cần đạt: 	
- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Có kĩ năng sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
- Có ý thức tiết kiệm tiền của
- Học sinh biết thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày, biết tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện
 * SDNLTK:- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.
 	- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
II. Đồ dùng dạy – học
 	- GV: SGK Đạo đức 4, thẻ xanh đỏ.
 	- HS: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
- Gv đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
- Nêu bài học
- HS nối tiếp trả lời: Mọi người sẽ có thể không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, 
- HS nêu bài học. 
2.Hình thành kiến thức 
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin
- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK/11 và thảo luận câu hỏi SGK (t 12)
Thông tin: 
- Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. 
- Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. 
- Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. 
+ Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì?
+ Theo em có phải do nghèo nên cần phải tiết kiệm của công?
* GV: Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước .trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1- SGK/12): 
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, YC HS cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến đã cho (Tán thành, không tán thành)
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. 
* Kết luận: 
 + Các ý kiến c, d là đúng. 
 + Các ý kiến a, b là sai. 
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Liên hệ giáo dục TKNL
- Sưu tầm những mẩu chuyện về tính tiết kiệm của BH
- 1 HS đọc thông tin
- Thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi:
+...tiết kiệm các nguồn năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, ga .; thức ăn, sách vở, đồ chơi 
+ Không vì tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước, chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước 
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
Kể chuyện
BÚP BÊ CỦA AI?
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê. Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quí đồ chơi.
	- GD HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình.
- Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ và ngôn ngữ của mình để kể lại câu chuyện một cách sinh động hấp dẫn, cảm nhận được cái hay của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy – học
- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK, trang 138 (phóng to nếu có điều kiện) 
- HS: SGK
III. Các hoạt động – dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
 2. HĐ nghe kể:
GV kể chuyện: 
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. 
- Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. 
- Lời lật đật: oán trách. 
- Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. 
- Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. 
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. 
- HS lắng nghe, phân biệt, nhận biết lời các nhân vật
- GV lắng nghe, quan sát tranh
3. Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
a. Viết lời thuyết minh
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh. 
- Nhận xét, sửa lời thuyết minh. 
b. Kể chuyện bằng lời của búp bê. 
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?
+ Khi kể phải xưng hô như thế nào?
- Gọi 1 HS kể mẫu trước lớp. 
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. 
*Giúp đỡ hs còn chậm kể được câu chuyện
c.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì?
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Kể lại câu chuyện bằng lời của Nga
- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
- Tranh 1: Búp bê bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. 
Tranh 2: Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị cóng lạnh, tủi thân khóc. 
Tranh 3: Đêm tối, không có váy áo, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố. 
Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô. 
Tranh 5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê. 
Tranh 6: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới. 
Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện. 
+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em. 
- Lắng nghe. 
Tôi là một con búp bê rất đáng yêu. Lúc đầu, tôi ở nhà chị Nga. Chị Nga ham chơi, chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi, đòi bằng được mẹ mua tôi. Nhưng ít lâu sau, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Chúng tôi ai cũng bị bụi bám đầy người, rất bẩn. 
- HS kể cá nhân – Chia sẻ nhóm – Cử đại diện kể trước lớp
- HS nhận xét bạn kể. 
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất. 
+ Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi 
+ Đồ chơi cũng là một bạn tốt của mỗi chúng ta. 
+ Búp bê cũng biết suy nghĩ,hãy biết quý trọng tình bạn của nó. 
+ Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng 
Toán
 	 THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. Yêu cầu cần đạt
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
- Hình thành cho học sinh năng lực thực hành vẽ hình chính xác
* Bài tập cần làm: 1a, 2a (tr 54). Bài 1a, 2a (tr 55), 
II. Đồ dùng dạy – học
- GV: Thước thẳng, ê ke 
 	- HS: Vở BT, bút, ê-ke
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- GV dẫn vào bài mới
- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN
 2. Hoạt động thực hành 
Bài 1: 
a. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh: 
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: 
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là góc gì?
+ Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ?
 * GV: Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước. 
VD: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm. 
 - GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK giới thiệu: 
 + Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 4 cm) trên bảng. 
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm. 
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm. 
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 
b. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước: 
+ Hình vuông có độ dài các cạnh như thế nào với nhau ?
+ Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ?
VD: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm. 
 - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: 
 + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. 
 + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. 
 + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. 
- Gọi HS nêu các bước như phần bài học của SGK. 
 c. Làm bài tập: 
 Bài 1(tr 54): GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. 
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật. 
 - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. 
 - GV nhận xét. 
Bài 2(tr 54): Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
Bài 1(tr 55): 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, tính chu vi và diện tích của hình. 
- GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. 
Bài 2(tr55): Vẽ theo mẫu:
** Ghi nhớ cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật
- Thực hành làm bài tập số 3 (tr 54) và bài số 3 (tr 55)
- HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
 M N
 Q P
+ Các góc này đều là góc vuông. 
+ Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN. 
- HS vẽ vào giấy nháp – Trình bày các bướ
 A B
 C D
+ Các cạnh bằng nhau. 
+ Là các góc vuông. 
- HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV. 
 A B
 C D
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS vẽ hình, nêu cách vẽ hình
 A B
 C D
- HS đọc yêu cầu bài tập: 
- HS vẽ hình
- 1 HS lên bảng. Lớp làm bài vào vở. 
 A B
 C D
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS vẽ.
Luyện từ và câu (đổi sang dạy tập đọc)
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. Yêu cầu cần đạt:
 	- Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên, tươi vui.
- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2, trong SGK).
- GD học sinh có niềm mơ ước cao đẹp, chính đáng và quyết tâm biến mơ ước thành hiện thực
- Đọc phân biệt được lời các nhân vật trong bài, nắm được nội dung và giải quyết được các câu hỏi trong bài một cách chính xác
II. Đồ dùng dạy – học
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70, 71 SGK 
 	 	+ Bảng lớp ghi sẵn các câu, đoạn cần luyện đọc. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
-TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng hồn nhiên, tươi vui
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
GV đọc toàn bài
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Lời thoại của Tin Tin với em bé thứ nhất.
+Đoạn 2: Lời thoại của Mi-tin và Tin Tin với em bé thứ nhất và em bé thứ hai.
+Đoạn 3: Lời thoại của em bé thứ ba, em bé thứ tư, em bé thứ năm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sáng chế , thuốc trường sinh, Mi-tin, Tin Tin, )
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo 
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc bài nhóm đôi
- 1- 2 nhóm đọc cả bài 
3.Tìm hiểu bài: 
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 màn kịch
Màn 1:
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Tin – tin và Mi – tin đi đến đâu và gặp những ai?
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai? 
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
+ Màn 1 nói lên điều gì?
Màn 2:
+ Câu chuyên diễn ra ở đâu ?
+ Em thích gì ở Vương quốc tương lai?
+ Màn 2 cho biết điều gì?
+ Nội dung của cả hai đoạn kịch này là gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng.
- HS trong nhóm lớn tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi vào phiếu giao việc
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Câu chuyện diễn ra ở công xưởng xanh.
+Tin – tin và Mi – tin đi đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với các bạn nhỏ sắp ra đời.
+ Vì những bạn nhỏ ở đây hiện nay chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kỳ lạ trong cuộc sống. 
+ Các bạn sáng chế ra:
 + Vật làm cho con người hạnh phúc
 + ba mươi vị thuốc trường sinh
 + Một loại ánh sáng kỳ lạ
 + Một cái máy biết bay trên không như chim.
+ Thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, trinh phục được vũ trụ
1. Những phát minh của các bạn nhỏ thể hiện ước mơ của con người..
+ Câu chuyện diễn ra trong khu vườn kỳ diệu.
+ Em thích những lọ thuốc trường sinh.../
+Em thích các bạn nhỏ ở đây vì...
+ Em thích mọi thứ....
2.Giới thiệu những trái cây kì lạ ở Vương quốc tương lai.
*Đoạn kịch nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở vương quốc tương Lai..
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
3. Luyện đọc diễn cảm: 
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật.
- GV nhận xét chung
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
- Nói về những ước mơ của em.
- HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật: vui tươi, hồn nhiên
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từng màn kịch.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
 - GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
- Cảm nhận được cái hay của bài thơ, phối hợp cùng bạn trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của bài góp phần phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
II. Đồ dùng dạy – học
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK 
 	 	+ Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- HS: SGK, vở viết
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình"
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành
2. Khám phá
a. Luyện đọc: : 
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...)
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho 
- GV đọc toàn bài
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn:
(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Giải nghĩa từ khó
- HS đọc bài nhóm đôi
- 1 HS đọc cả bài 
b.Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì?
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ muốn nói điều gì? 
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi 
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. 
+Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. 
+ Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. 
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. 
+ Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. 
+ Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ
Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
- HS nêu, ghi nội dung bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_07_nam_hoc_2021_2022_ban_dep.doc