Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 3: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết

( trang 17)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm”Thương người như thể thương thân”.Nắm được cách dùng các từ đó.

- Học nghĩa 1 số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán - Việt. Biết cách dùng các từ đó.

- Có ý thức dùng từ đúng ngữ pháp.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn các bài tập.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 1220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 9 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 7: Luyện tập
(trang 10)
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết số có 6 chữ số.
- Nắm được thứ tự của các số có 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Tiếp sức
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1:
- Kẻ sắn khung, yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2: 
- Tổ chức cho HS đọc số.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét và chốt lại bài làm đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc y/c bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt kết quả.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Viết các số sau:
Năm trăm mười ba nghìn hai trăm hai mươi mốt; Bốn trăm linh năm nghìn ba trăm bảy mươi ba; Tám trăm bảy mươi hai nghìn không trăm ba mươi mốt.
- 3 HS thực hiện ( Quỳnh Sương, Mai Thy, Khánh Thịnh) 
- Môt số HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- Đọc tiếp nối. Lớp nhận xét.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con.
- Làm nhanh vào vở nháp.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân.
- Viết vào bảng con.
LƯỢNG GIÁ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 3: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết
( trang 17)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm”Thương người như thể thương thân”.Nắm được cách dùng các từ đó.
- Học nghĩa 1 số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán - Việt. Biết cách dùng các từ đó.
- Có ý thức dùng từ đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
- Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: 
+ Có 1 âm : cô , ..
+ Có 2 âm : bác , ..
_ Nhận xét các từ HS tìm được .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho trưởng nhóm. Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ và viết vào giấy. 
- Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu lên bảng. GV và HS cùng nhận xét, bổ sung để có một phiếu có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất .
Bài 2: Y/c học sinh đọc bài tập 2 
- GV: Các em thảo luận ( nhóm đôi ) để hoàn tất bài tập 2 
- GV nhận xét, chốt ý:
a/ tiếng nhân có nghĩa là "người" nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b/ tiếng nhân có nghĩa là "lòng thương người" nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Bài 3: Đặt câu 
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- GV nhận xét 
Bài 4: Tìm nội dung các câu tục ngữ
- Y/c học sinh đọc bài tập 4 
- GV chia nhóm thảo luận ( nhóm 2 ) 
- GV nhận xét, chốt ý: 
Câu a: Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
Câu b: Trâu buộc ghet trâu ăn: chê người có tính xâu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc may mắn.
Câu c: Một cây ..núi cao: khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
3. Hoạt động nối tiếp
- Trò chơi: GV chia lớp 2 nhóm.
- Nội dung trò chơi: Tìm câu tục ngữ, ca dao nói về chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Nhóm nào tìm được nhiều, nhóm đó thắng ( trong vòng 2 phút )
- Thi đua tìm từ.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- Hoạt động trong nhóm.
-Dán phiếu lên bảng.
-Nhận xét, bổ sung.
-1HS đọc, lớp theo dõi.
-Thảo luận nhóm đôi. 
-HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- HS đọc câu mình đặt.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS chia nhóm và thực hiện trò chơi.
- HS nghe.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
(trang 18)
I. Mục tiêu
- Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình truyện thơ Nàng tiên Ốc.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
- Gọi HS kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể 
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- GV nhận xét chung.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Rút đầu bài.
a. Tìm hiểu câu chuyện 
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
 + Bà lão nghèo làm gì để sống ? 
 + Con Ốc bà bắt có gì lạ ? 
 + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi 
 + Khi rình xem, bà lão thấy điều gì kì lạ? 
 + Khi đó, bà lão đã làm gì ? 
 + Câu chuyện kết thúc như thế nào ? 
b. Hướng dẫn kể chuyện 
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1. 
- Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe. 
- Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.
c. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp .
- Cho điểm HS kể tốt .
d. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi ý nghĩa câu chuyện 
- Gọi HS phát biểu 
3. Hoạt động nối tiếp
- Câu chuyện nàng tiên Ốc giúp em hiểu điều gì? 
- Em có kết luận như thế nào về ý nghĩa câu chuyện?
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu
- Chơi trò chơi
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện (Kim Trâm, Khánh Linh)
- 1 HS kể lại toàn bộ truyện và nêu ý nghĩa của truyện (Bảo Trường)
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
-3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn thơ -1 HS đọc toàn bài .
-HS đọc thầm và trả lời. nhận xét, bổ sung
 -HS đọc thầm và trả lời. 
-Nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời.
-1 HS khá kể lại, cả lớp theo dõi 
- HS kể theo nhóm 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Mỗi nhóm kể 1 đoạn. Nhận xét lời kể của bạn 
- Kể trong nhóm 
-2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- Nhận xét 
-2 HS ngồi cạnh nhau 
-1 số HS nêu.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc