Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 17: Luyện tập

(trang 22)

I. Mục tiêu

 Giúp HS:

1. Kiến thức: Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5;="" 68="">< x="">< 92="" (với="" x="" là="" số="" tự="">

2. Kĩ năng: Biết so sánh hai số tự nhiên, làm đúng các bài tập.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 23 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 17: Luyện tập
(trang 22)
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
1. Kiến thức: Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
2. Kĩ năng: Biết so sánh hai số tự nhiên, làm đúng các bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Tiếp sức
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi một học sinh giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên .
MT: Giúp HS nắm cách viết và so sánh các số tự nhiên 
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
Bài 1: 
+ GV hỏi thêm về 1 số trường hợp: số lớn nhất, nhỏ nhất có 4, 5, 6, 7 chữ số.
- GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được
Bài 3: 
+ Sửa bài
+ Yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
2.2. Giới thiệu bài tập dạng: x < 5 ; 68 < x < 92.
MT: Giúp HS thực hiện được các bài tập dạng:
 x < 5; 68 < x < 92.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
Bài 4: 
+ Ghi bảng: x < 5.
- Tìm số tự nhiên x, biết x bé hơn 5.
+ Hướng dẫn trình bày như bài mẫu.
Bài 5: 
- Số x phải tìm cần thoả mãn các yêu cầu gì?
- Hãy kể các số tròn chục từ 60 đến 90
- Trong các số trên, số nào lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92?
- Vậy x có thể là những số nào?
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm :
Từ 1 đến 99 có bao nhiêu số ?
- 3 HS thực hiện (Đăng Khoa, Anh Khoa, Hải Triều) , cả lớp làm vào bảng con.
HT: cá nhân, lớp.
- Tự làm bài rồi chữa bài.
- Tự làm bài rồi chữa bài.
HT: cá nhân, lớp.
- 1 , 2 , 3 , 4 bé hơn 5
- HS nêu miệng bài làm
- Trình bày bài làm như SGK
- Tự làm bài rồi chữa bài.
- Đọc đề bài.
+ Là số tròn chục
+ Lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92.
- 60, 70, 80, 90
- 70 , 80 , 90
- Vậy x có thể là 70, 80,90.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 7: Từ ghép và từ láy
( trang 38 - 40)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau .
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy ; tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản ; tập đặt câu với các từ đó .
3. Thái độ: Yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng nhóm, từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
* KTBC:
- Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? VD
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Phần nhận xét
MT: Giúp HS nắm được cách cấu tạo của từ phức trong tiếng Việt.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Các từ phức: truyện cổ, thầm thì, ông cha có gì khác nhau?
- Các từ phức lặng im, chầm chậm, cheo leo, se sẽ có gì khác nhau?
GV kết luận : 
- Từ ghép do hai tiếng có nghĩa hợp thành 
- Từ láy do phối hợp âm đầu, vần hoặc cả âm đầu vần thanh giống nhau.
* Phần ghi nhớ .
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
PP: Động não, đàm thoại, giảng giải.
- Giải thích rõ thêm nội dung cần ghi nhớ 
- Giải thích cách tạo thành các từ trong VD
- Tìm thêm VD về từ ghép và từ láy. 
* Phần luyện tập .
MT: Giúp HS làm được các bài tậ .
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1: Hướng dẫn cách làm:
- Dựa vào gợi ý: tiếng in đậm là tiếng có nghĩa để tìm ra từ ghép.
- Xác định nghĩa của các tiếng để biết là từ ghép hay từ láy?
 - Đáp án:
+ Từ ghép: nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, bờ bãi, tường nhớ (a), dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí (b)
+ Từ láy: nô nức (a), mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp
Bài tập 2:
+ Kiểm tra HS chuẩn bị từ điển, hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm từ.
+ Gọi các nhóm lên trình bày
- ngay thẳng, ngay thật / ngay ngắn, ngay ngáy .
- thẳng tay, thẳng tắp / thẳng thắn, thủng thẳng .
- chân thật, thành thật / thật thà ..
+ Theo dõi, chỉnh sửa.
3. Hoạt động nối tiếp
Tìm và đặt câu với 3 từ ghép, 3 từ láy.
- Thi đua tìm từ.
1 HS trả lời (Anh Khoa)
HT: nhóm, lớp.
- 1 em đọc yêu cầu phần Nhận xét.
- 1 em đọc 2 câu thơ thứ nhất. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ => NX.
- Ông cha, truyện cổ do tiếng có nghĩa tạo thành
- Thầm thì do lặp lại âm đầu (th)
- lặng im do tiếng có nghĩa tạo thành
- chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm và vần lặp lại nhau tạo thành .
HT: cá nhân, lớp.
- Vài em đọc ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- Tìm VD.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm 4, trình bày vào bảng nhóm:
Câu
Từ ghép
Từ láy
a
b
- Trình bày kết quả => lớp nhận xét.
- 1 em đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi, tra từ điển theo sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày => lớp NX
- HS trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 4: Một nhà thơ chân chính
(trang 40)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện; kể lại được truyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Chăm chú lắng nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
3. Thái độ: Học tập tấm gương cao đẹp của nhà thơ.
* GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
+ Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người .
+ Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* GV kể chuyện
MT: Giúp HS nắm nội dung truyện kể.
PP: Làm mẫu, đàm thoại, trực quan
- GV kể lần 1.
+ Giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu
+ Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1.
- GV kể lần 2. ( kể đến đọan 3, kết hợp giới thiệu tranh minh họa )
- GV kể lần 3 (nếu cần)
* Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
MT: Giúp HS kể đựơc truyện, nêu được ý nghĩa truyện
PP: Động não, đàm thoại, thực hành
+ Đặt câu hỏi tìm hiểu truyện:
- Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? 
- Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
- Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
- Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
 + Kể chuyện nhóm đôi
+ Thi kể trước lớp
Rút ra ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi khí phách của một nhà thơ chân chính trứoc một vị vua tàn bạo.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về long trung thực.
- Chơi trò chơi
- 2 HS kể lại truyện (Hải Triều, Khánh Linh)
HT: nhóm, lớp.
- Đọc yêu cầu 1
- HS lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS trả lời, bổ sung => nhận xét.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi: luyện kể từng đọan và tòan bộ câu chuyện.
- Thi kể tòan bộ câu chuyện trước lớp. 
- Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất , hiểu ý nghĩa truyện nhất .
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc