Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Tập đọc

TIẾT 27: CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả và phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.

II. Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ bài trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

docx 53 trang xuanhoa 05/08/2022 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14	
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
TIẾT 27: CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả và phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
12 phút
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Dạy bài mới
a. Luyện đọc:
-MT: đọc đúng, trôi chảy toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu.
 - Gọi 3 HS đọc bài tập đọc “ Văn hay chữ tốt” và trả lời câu hỏi?
- Chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu ... đi chăn trâu.
+ Đoạn 2: Cu Chắt .. lọ thủy tinh
+ Đoạn 3: còn lại
- YC Hs đọc nối tiếp theo đoạn?
- Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nhịp.
- Luyện đọc theo cặp.
1 - 2 em đọc cả bài.
10 phút
b. Tìm hiểu bài:
- MT: Trả lời được các câu hỏi trong bài.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
lời câu hỏi.
- Đồ chơi là 1 chàng kị sỹ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất.
+ Chàng kị sỹ và nàng công chúa là món quà được tặng nhân dịp Tết Trung thu.
+ Chú bé Đất là đồ chơi tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc, có hình người.
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sỹ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách con người mới cứng rắn, hữu ích.
10 phút
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 4 em đọc phân vai 1 lượt.
1 phút
4. Củng cố - dặn dò:
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đọc lại bài.
- Luyện đọc theo nhóm 4 phân vai.
- Thi đọc phân vai 1 đoạn.
-HS lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
 .
Toán
TIẾT 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I.Mục tiêu:
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị:
-Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
8 phút
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Dạy bài mới
a. Hướng dẫn HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số:
 - Gọi 2 HS lên làm bài tập
a. 253 x ( 46 + 75) 
 b. 65 x ( 86 - 27) 
- GV ghi bảng:
(35 + 21) : 7 = ?
- 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
(35 + 21) : 7 = 56 : 7
= 8
- Biết chia một tổng cho một số.
35 : 7 + 21 : 7
- 1 em lên thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- Hãy so sánh kết quả 2 biểu thức?
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
- Vậy 2 biểu thức đó như thế nào với nhau?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
(viết phấn màu)
=> Rút ra tính chất (ghi bảng).
- 2 - 3 em đọc lại.
10 phút
8 phút
8 phút
b. Thực hành:
- Biết chia một tổng cho một số.
* Bài 2: 
* Bài 3: 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
4. Củng cố - dặn dò:
* Bài 1:
Làm cá nhân.
- Gọi HS đọc đề bài?
- YC HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài?
b) Cách 1: 
12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
Cách 2: 
12 : 4 + 20 : 4 
= (12 + 20) : 4
= 32 : 4 = 8.
- YC HS tự làm bài?
- GV chữa bài
- YC HS tự làm bài?
- Gọi HS lên bảng chữa bài?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV chữa bài cho HS.
- Có thể giải bằng cách khác cũng được.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Về nhà học bài.
- Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 HS lên bảng giải.
a) Cách 1: 
 (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách 2: 
15 + 35) : 5 = 15 :5 + 35 : 5 
 = 3 + 7
 = 10
- Làm tương tự.
- HS tự làm bài.
- 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Bài giải:
Số nhóm HS của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
Số nhóm HS của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
Số nhóm HS của 2 lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ..
Chính tả (Nghe - viết)
TIẾT 14: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. Mục tiêu: HS:
- HS nghe – viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn ngắn .
- Làm đúng BT 3b
II. Chuẩn bị:
-Một số tờ giấy trắng khổ A4 để các nhóm thi BT 3b
III. Các hoạt động dạy- học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* HD viết chính tả
* Mục tiêu:
- HS nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn
* HD làm bài tập
Bài 3b
* Mục tiêu:
- HS phân biệt: ân/ ât
4. Củng cố - Dặn dò
- HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài: Chiếc áo búp bê. 
a. Hướng dẫn chính tả: 
- GVđọc đoạn viết chính tả.
-Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào? 
- HSđọc thầm đoạn chính tả
-Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con:
b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài
- GVđọc cho HS viết 
- GV đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
c. Nhận xét và chữa bài
- Nhận xét tại lớp 5 đến 7 bài. 
- GV nhận xét chung 
- GV phát phiếu giao việc 
- GV nhận xét chốt nội dung.
- HS nhắc lại nội dung học tập
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
- GV giáo dục HS 
- Về xem lại bài 
- Chuẩn bị tiết 15.
- Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng con
- HS theo dõi trong SGK 
-Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
- HS đọc thầm 
- HS viết bảng con các từ: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc.
- HS nghe.
- HS viết chính tả. 
- HS dò bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập .
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét. 
-Chân thật, thật thà, vất vả, tất cả, tắt bật, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất nhân, lất phất, phất phơ, thất vọng 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- HS nhắc lại nội dung bài học 
-Lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
_______________________________________
Hướng dẫn học Toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ.CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH.CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết chia một tổng cho một số
- Biết tính bằng hai cách
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Sách Cùng em học toán 4 – tập 1
III. Các HĐ dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Ổn định
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: HS chữa bài 1:
* Mục tiêu:
- Biết vận dụng tính chất một tổng chia cho một số để tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
* HĐ 2: HS chữa bài 2:
* Mục tiêu:
- Biết tính bằng cách thuận tiện nhất
* HĐ 3: HS chữa bài 3:
* Mục tiêu:
- Tính được giá trị của biểu thức
3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: + Chia một tổng cho một số
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
Bài 1: Tính bằng hai cách:
a) (426 + 813) : 3
b) (2350 + 435) : 5
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
-Bài tập yêu cầu gì?
-Muốn tính được ta cần áp dụng tính chất nào đã học?
- YCHS làm bài cá nhân
- Gọi HS lần lượt lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét và chốt
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
(9 + 48 ) : 3 = ..
 = ..
 = 
(36 + 24 ) : 3 = ..
 = .
 = 
160 : 5 + 40 : 5 = .
 = 
 = 
90 : 5 + 110 : 5= ..
 = 
 = ..
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Bài tập yêu cầu gì?
-GV nhận xét,chữa bài
Bài 3:Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a)( 32 + 128 ) : 4 = 32 : 4 + 128 : 4 =8 + 32 + 40 
b) 240 : (2 + 5) = 240 : 2 + 240 : 5 =120 + 48 = 168 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- YCHS làm bài cá nhân
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét và chốt
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại bài
- Trả lời
-1 hs đọc đề bài
-Bài tập yêu cầu tính bằng hai cách
- Vận dụng tính chất một tổng chia cho một số để tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
-HS lên bảng làm
a/ Cách 1:
(426 + 813) : 3
= 1239 : 3 = 413
Cách 2:
(426 + 813) : 3 
=426 : 3 + 813 : 3
=142 + 271 
=413
b) (2350 + 435) : 5
Cách 1:
(2350 + 435 ) : 5 
=2785 : 5 
=557
Cách 2:
(2350 + 435 ) : 5 
= 2350 : 5 + 435 : 5 
=470 + 87 
=557
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài
-Bài tập yêu tính bằng cách thuận tiện nhất
- 4 hs lên bảng làm bài
a)(9 + 48 ) : 3 = 9 : 3 + 48 : 3
 = 3 + 16 
 = 19
b)(36 + 24 ) : 3 = 36 : 3 + 24 : 3
 = 12 + 8
 = 20
c)160 : 5 + 40 : 5 
=( 160 + 40 ) : 5
 = 200 : 5 
= 40 
d)90 : 5 + 110 : 5
= (90 + 110) : 5
= 200 : 5 
=40 
-HS lắng nhe
- Đọc đề bài
-HS tính sau đó điền Đ hoặc S vào ô trống.
-HS lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
Hoạt động tập thể
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước.
- Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. Chuẩn bị:
- Hoa, tặng phẩm để tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng.
- Một số bài hát ca ngợi công lao của các thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
III. Các HĐ dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
35’
3’
1. Ổn định
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: Chuẩn bị
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được nội dung bài học và các nhiệm vụ cần thực hiện.
* HĐ 2: Tổ chức cuộc thi
* Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước.
* HĐ 3: Tổng kết đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò
+ GVCN lớp (trưởng ban tổ chức)
+ Đại diện Hội cha mẹ HS
+ Ban cán sự lớp
+ Tổ trưởng các tổ trong lớp
- Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm
- HS theo các nhóm đã được phân công đến thăm, trao quà, hát, đọc thơ tặng cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
- Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, tưới rau, nhổ cỏ vườn, cho gà ăn, cho lợn ăn,...
- Kết thúc, chi hội trưởng nêu ý kiến và giúp lớp tặng quà cho gia đình cách mạng.
- Sau các hoạt động này, BTC tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thường xuyên thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS vận dụng bài vào trong cuộc sống.
- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thơ, bà hát, về chủ đề các chiến sĩ anh hùng, bà mẹ Việt Nam.
- Phân công trang phụ trách gói quà.
- Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Viết giấy mời đại biểu.
- HS tham gia hát, đọc thơ, kể chuyện tặng cho các gia đình có công với cách mạng.
- Nêu một số việc có thể làm giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
- Lắng nghe, vỗ tay.
- Cần biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
- Vỗ tay.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
Toán
TIẾT 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:HS :
- Biết cách chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết,chia có dư ).
II.Chuẩn bị:
-Máy chiếu
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
34’
3’
1.KTBC
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. HĐ1: Hướng dẫn trường hợp chia hết
* Mục tiêu:
- HS biết cách chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số
(chia hết)
c. HĐ2: Hướng dẫn trường hợp chia có dư
* Mục tiêu:
- HS biết cách chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số
(chia có dư)
d. HĐ3: Thực hành
Bài 1
* Mục tiêu:
- HS thực hiện được chia cho số có một chữ số
Bài 2
* Mục tiêu:
- HS giải bài toán có lời văn liên quan đến bài học.
Bài 3
* Mục tiêu:
- HS giải bài toán có lời văn liên quan đến bài học.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 
a) (27 – 18 ) : 3
b) ( 64 – 32 ) : 8 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài – ghi tựa : 
* HD thực hiện phép chia.
- GV ghi bảng : 128 472 : 6 =?
-Yêu cầu HS đặt tính để thực hiện pháp chia
- Ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
* Hướng dẫn thử lại:
- Lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. 
- GV ghi bảng : 230 859 : 5=?
* Hướng dẫn thực hiện phép chia có dư
* Hướng dẫn thử lại:
Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét và chốt.
Bài 2:
- Bài toán cho biết gì?
- Yêu cầu tìm gì?
- GV nhận xét, chốt
Bài tập 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nêu cách giải bài toán
- GV nhận xét cá nhân.
- Gọi HS nêu quy tắc chia....
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
-Nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng làm bài 
- HS đặt tính
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
1 HS làm bảng, lớp làm nháp
128472 6
08 21412
24
07
 12
 0
- HS thực hiện tương tự như trên vào bảng con.
230859 5
 3046171
 08
 35
 09
 dư 4
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm bài vào vở nháp .
a . 92719 b . 52911 dư 2
76242 95181 dư 3 
- HS tự làm bài và nêu kết quả .
a . 81618 b . 43121 dư 2 
- HS đọc đề toán và làm bài
Tóm tắt :
6 bể : 128610 lít xăng 
1 bể : lít xăng 
Bài giải
Số lít xăng có trong mỗi bể là
128610 : 6 = 21435 ( lít )
Đáp số : 21435 lít xăng
- HS làm bài rồi nêu KQ . 
Giải
Có: 187250 : 8 = 23 406 dư 2
Vậy ta có thể xếp vào :23406 hộp và còn thừa 2 áo .
ĐS : 23406 hộp và còn thừa
2 cái áo .
-HS trả lời
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Khoa học
TIẾT 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng , đun sôi , 
 - Biết đun sôi nước trước khi uống . 
 - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước . 
*GDBVMT: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II.Chuẩn bị:
- Máy chiếu
- Phiếu học tập nhóm.
- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. KTBC: 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
*HĐ1:Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
* Mục tiêu:
- HS kể được một số cách làm sạch nước; tác dụng của từng cách.
* HĐ2:Thực hành lọc nước
* Mục tiêu:
- HS biết nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách lọc nước đơn giản.
* HĐ3:Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
* Mục tiêu: 
- HS hiểu quy trình làm nước sạch
* HĐ4: Sự cần thiết phải đun sôi nước uống
* Mục tiêu: 
- Hiểu sự cần thiết phải đun sôi nước
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Kể những nguyên nhân gây ô nhiễm nước?
- Khi nước bị ô nhiễm thì điều gì xảy ra?
- GV nhận xét –tuyên dương 
- Giới thiệu bài – ghi bảng
- Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em sử dụng?
*GV nhận xét và KL: Thông thường có 3 cách làm sạch nước
-Hãy kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách?
*Đun sôi:
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết.
-Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56.
- Cho HS thực hành theo nhóm 
-Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm.
* GV kết luận
- Nêu sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.
-Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57 trả lời vào phiếu học tập (kèm theo).
-Chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
-Sau khi hs trình bày, yêu cầu hs xếp dây chuyền sản xuất nước sạch theo đúng thứ tự.
e)Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm.
* Kết luận
-Nước làm sạch như những cách trên đã uống được ngay chưa? Tại sao?
- Kết luận
- GDBVMT: Vì sao nguồn nước nước bị ô nhiễm?
-2 HS đọc lại nội dung ghi nhớ
-Chuẩn bài tiết sau
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời theo yêu cầu của gv 
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
-Bằng giấy lọc, bông, lót ở phễu; Bằng sỏi, cát, than củi, đối với bể lọc ; Khử trùng nước ; Đun sôi
* Lọc nước
- Tác dụng:tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.
* Khử trùng nước:
-Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, những chất này làm nước có mùi hắc.
-Thực hành lọc nước theo hướng dẫn SGK.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả:
-Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
+Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
+Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.
- Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước:
a)Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
b)Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng.
c)Tiếp tục lọc các chất không tan trong nước bằng bể lọc.
d)Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể.
-Không uống ngay được vì chúng cần phải đun sôi trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn sống trong nước.
- Do nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy, chưa được xử lí chảy ra sông, suối 
-HS đọc lại ghi nhớ
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Kĩ thuật
TIẾT 14:VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng,chăm sóc rau, hoa 
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Hạt giống, một số loại phân hóa học, cuốc, vồ đập, bình xịt nước, 
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
34’
3’
1. KTBC:
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ1:Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa
* Mục tiêu:
- HS biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng,chăm sóc rau, hoa
HĐ2: Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa
* Mục tiêu:
- HS biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản
3. Củng cố - Dặn dò
- GV kiểm tra ghi nhớ và dụng cụ
- GV giới thiệu và nêu mục đích của bài học
- Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK :
+ Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì ? 
- GV giới thiệu cho HS quan sát một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị. 
+ Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ? 
+ Mỗi loài cây có cần nhửng loại phân bón giống nhau không? 
- GV cho HS xem mẫu phân 
+ Ngoài phân giống cây còn cần điều kiện nào? 
- GV kết luận nội dung 1 theo các ý chính trong SGK 
- Gọi HS đọc mục 2 SGK
+ Hình a tên dụng cụ là gì ? 
+ Cuốc dùng để làm gì ? 
+ Cuốc gồm những bộ phận nào?
+ Cách sử dụng cuốc như thế nào? 
* Tương tự đặt câu hỏi với: dầm xới 
- GV bổ sung : Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như : cày , bừa , máy cày , máy bừa . . Giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn , nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn .
- Gv tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớở cuối bài . 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau hoa
- HS trả lời và chuẩn bị
- Ghi bài
- HS đọc nội dung 1 SGK
- Cần có hạt giống hoặc cây giống 
+ Cần có phân 
+ Cần những loại phân khác nhau . 
+ Có đất trồng tốt .
- HS đọc mục 2 SGK trả lời các câu hỏi theo yêu cầu .
+ Là cái cuốc 
+ Dùng để cuốc lật đất lên , lên luống và vun xới đất .
+ Có 2 bộ phận : lưỡi cuốc và cán cuốc .
+ Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm gần phía đuôi cán.
- 2 – 3 HS đọc lại .
-HS lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Hướng dẫn học Tiếng Việt
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được câu hỏi và hiểu được nội dung bài Trái tim người mẹ.
-Biết thêm thành phần để hoàn thiện câu
-Biết tìm từ ngữ nghi vấn trong mỗi câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
-Vở cùng em học Tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
4’
1. Kiểm tra
2. Bài mới
a. GTB
b. ND
Bài 1:
* Mục tiêu: 
- HS rèn kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được câu hỏi và hiểu được nội dung bài 
Trái tim người mẹ
Bài 2
* Mục tiêu: Biết thêm thành phần để hoàn thiện câu
Bài 6: 
MT:Biết tác dụng của dấu chấm hỏi
Bài 3:
Biết tìm từ ngữ nghi vấn trong mỗi câu hỏi. 
3. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc bài Chú Đất Nung
- Nhận xét
- Giới thiệu bài – ghi bảng
Bài 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
 Trái tim người mẹ
a) Cây Bạch Dương mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố?
b) Tìm một từ đồng nghĩa với từ bảo vệ và đặt một câu với từ đó.
c) Từ run rẩy trong câu Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ thuộc loại từ gì?
d) Dựa vào nội dung bài hãy viết 1-2 câu nói về tình thương yêu con của người mẹ.
-Gọi 1 hs đọc đề 
Bài 2:Thêm thành phần để hoàn thiện các câu sau và đặt câu hỏi cho thành phần đó:
a. .. là người em yêu quý nhất.
b. Chiếc bút bi .
c. vừa xinh đẹp lại dịu hiền, nết na.
-GV gọi hs đọc đề
-Gọi 3 hs lên hoàn thiện câu và đặt câu hỏi
-Gọi hs nhận xét
Gv nhận xét
Bài 3. Tìm từ ngữ nghi vấn trong mỗi câu hỏi dưới đây:
a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?
b. Sao có thể làm được như vậy?
c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.
d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?
 -Gọi hs đọc đề
-Gọi hs lên bảng tìm từ ngữ nghi vấn
-Gọi hs nhận xét
-GV nhận xét
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc.
- Đọc bài
-HS đọc đề
a) Cây Bạch Dương mẹ đã dỗ dành và xòe cành ôm chặt, bảo vệ các con khỏi cơn dông tố.
b) Từ đồng nghĩa với bảo vệ : trông coi, trông nom, ngăn cản, che chở, 
Đặt câu :
- Chim mẹ dang đôi cánh để che chở cho đàn con.
c) Từ run rẩy trong câu “Ba cây Bạch Dương con run rẩy hoảng sợ” là động từ.
d) Chẳng có điều gì trong cuộc đời này có thể so sánh được với trái tim người mẹ. Mẹ luôn yêu thương và hi sinh vì các con vô điều kiện. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời
-HS đọc đề
-3 hs lên bảng làm bài
a. Mẹ là người em yêu quý nhất.
Câu hỏi:Ai là người em yêu quý nhất?
b. Chiếc bút bi là người bạn thân thiết của em.
Câu hỏi:Chiếc bút bi là gì của em?
c. Cô Lan vừa xinh đẹp lại dịu hiền, nết na.
Câu hỏi:Ai vừa xinh đẹp lại dịu hiền,nết na?
-HS nhận xét
-GV nhận xét
-1 HS đọc đề
Những từ nghi vấn được tìm thấy trong mỗi câu hỏi đó là:
a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?
b. Sao có thể làm được như vậy?
c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.
d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
 Hoạt động thư viện
HƯỚN DẪN HỌC SINH ĐỌC SÁCH ,BÁO
I. Mục tiêu:
- Giúp các em chọn được sách theo chủ đề truyện cổ tích nước ngoài, giúp học sinh nhớ lại những truyện cổ tích nào mà các em đã được nghe kể chuyện, được học trên lớp hay được đọc từ thưở ấu thơ đến nay.
- Rèn luyện kỹ năng khai thác sách vở thông tin trong thư viện.
-Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách theo chủ đề trên và vận dụng kiến thức đã đọc vào thực hành các bài tập trong lớp.	
II. Chuẩn bị:
-Truyện cổ tích nước ngoài.
- Sổ tay đọc sách.
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
5’
25’
8’
1. Ổn định
2. Bài mới
a. Trước khi đọc
HĐ: Giới thiệu sách
b. Trong khi đọc
HĐ1:Đọc truyện
* Mục tiêu: 
- Biết chọn đúng sách theo trình độ, theo chủ đề & thảo luận sách tóm tắt được câu truyện.
c. Sau khi đọc
HĐ 2:Tổng kết
* Mục tiêu: 
- Báo cáo kết quả trước lớp lưu loát, hấp dẫn
- Hãy nhớ lại và nói cho cô, các bạn biết các em đã được nghe những câu chuyện cổ tích nào?
- Giới thiệu một số truyện cổ tích đã chuẩn bị như:Ba cô gái, người thợ săn tài giỏi, ngôi nhà trong rừng, cây lúa mạch, nàng công chúa và hạt đậu, chú mèo đi hia, ....
- Hướng dẫn tìm sách.
- Theo dõi- trò chuyện với các em về nội dung câu chuyện các em đang đọc.
+ Những chi tiết nào trong truyện làm em thích/ cảm động? Vì sao?
+ Em biết gì qua tiết đọc thư viện hôm nay?
+ Bài học rút ra từ câu truyện là gì?
+ Những chi tiết nào trong truyện làm em thích/ cảm động? Vì sao?
+ Em biết gì qua tiết đọc thư viện hôm nay?
- Về tìm đọc những sách được bạn giới thiệu trong tiết học hôm nay.
-Trao đổi với các bạn về câu chuyện mình đã chọn đọc. Viết lời giới thiệu quyển truyện cổ tích mà em đã chọn đọc tuần này.
- Mượn sách về nhà đọc.
-HS lắng nghe.
- Nêu
-HS lắng nghe.
*HĐ nhóm.
- HS chọn sách truyện cổ tích.
- Đọc nối tiếp nhau cho cả nhóm nghe cho đến hết câu truyện.
- Thảo luận ghi ra bảng nhóm.
+ Tên truyện là gì? Nhà xuất bản nào?
+Truyện có những nhân vật nào? Mỗi nhân vật có tính cách thế nào nào ?
* Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét cách trình bày của bạn.
- Lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2020
Toán
TIẾT 68:	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: HS:
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số.
II. Chuẩn bị:
 -Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1.KTBC
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Bài 1
* Mục tiêu:
- HS thực hiện được chia cho số có một chữ số
Bài 2
* Mục tiêu:
- HS giải bài toán có lời văn liên quan đến tổng và hiệu
Bài 3
* Mục tiêu:
- HS giải bài toán có lời văn liên quan đến chia, nhân với số có một chữ số.
Bài 4
* Mục tiêu:
- HS giải bài toán có lời văn liên quan đến bài học.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào nháp.
6 bể : 128610 lít xăng 
1 bể : ? lít xăng 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
- Thực hành chia số có sáu chữ số cho số có một chữ số: trường hợp chia hết & trường hợp chia có dư (không yêu cầu thử lại)
* GV nhận xét kết quả đúng.
a) Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bé, số lớn. Khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
b) Gọi HS nêu YC bài
- GV theo dõi
- Gọi HS nêu đề bài
-Nhận xét cá nhân
- HS tính bằng hai cách
- GV thu vở HS nhận xét .
- GV nhận xét, chốt 
-GV nêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. 
- GV giáo dục HS ham thích học toán và cẩn thận khi làm bài.
- Dặn HS về xem lại các bài tập 
- Chuẩn bị bài: Một số chia cho một tích
- Nhận xét tiết học .
-1 HS lên bàng làm, lớp làm nháp
Bài giải
Số lít xăng có trong mỗi bể là
128610 : 6 = 21435 ( lít )
Đáp số : 21435 lít xăng
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-4 HS lên bảng làm.
-Lớp làm bài bảng con
- HS làm bài
Số bé = ( Tổng – Hiệu )
Số lớn = (Tổng + Hiệu )
a)Số lớn :
(42506+18472):2 =30489
Số bé: 30489 – 18472 = 12017
Đs:SL: 30489 SB : 12017
-HS tự làm bài và nêu KQ . 
b .Số lớn : 111591
 Số bé : 26304
- HS làm bài nêu KQ :
Giải
Số toa xe chở hàng là .
3 + 6 = 9 ( toa xe )
Số hàng do 3 toa chở là.
14580 x 3 = 43740 (kg )
Số hàng do 6 toa chở là .
13275 x 6 = 79650 ( kg )
Trung bình mỗi toa chở là .
(43740+79650) :9 = 13710 (kg)
 Đáp số: 13710 kg
- Hs đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở 
a) C1: ( 33164 + 28528 ) : 4 = 61692 : 4= 15423
C2: (33164+28528):4 =33164 :4 +28528:4 = 8291 +7132= 15423
- HS tự làm bài nêu KQ .
b) C1: (403494 – 16415) :7 = 387079 : 7= 55297
C2: (403494–16415):7 
= 403494:7 – 16415:7
 = 57642 - 2345
 = 55297
- HS trả lời 
-Lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Luyện từ và câu
TIẾT 27: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
	 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT 1) ; nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3 , BT4) ; bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi . ( BT5 )
II.Chuẩn bị:
 - máy chiếu
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* HD HS làm bài
Bài 1
* Mục tiêu:
- HS đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu
Bài 3
* Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số từ nghi vấn
Bài 4
* Mục tiêu:
- HS đặt câu hỏi với các từ nghi vấn trong BT3
Bài 5
* Mục tiêu:
- HS bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi
4. Củng cố - Dặn dò
- Câu hỏi dùng để làm gì? VD
- Em nhận biết câu hỏi nhờ vào những dấu hiệu nào?VD
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài – ghi bảng
* Bài tập 1: 
- GV cho cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở nháp.
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến 
- GV HS nhận xét, chốt
* Bài tập 3
GV cho Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ và gạch dưới từ nghi vấn trong các câu hỏi.
-GV theo dõi, giúp HS hoàn thiện bài làm
- GV nhận xét chốt lại 
* Bài tập 4 
- GV cho mỗi HS đặt với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn ở bài tập 3 một câu hỏi. 
- GV HS nhận xét, chốt.
* Bài tập 5 :
- Trong 5 câu đã cho có những câu là câu hỏi, có những câu không phải là câu hỏi nhưng vẫn có dấu chấm hỏi với mục đích làm HS bị nhầm lẫn. Nhiệm vụ của các em là phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi. Để làm được bài tập này, các em phải nắm chắc thế nào là câu hỏi ?
- Nhận xét chốt lời giải đúng. 
-GV cho HS nêu ND bài học
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
-HS trả lời theo yêu cầu của GV 
-HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
a) Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b) Trước giờ học, em thường làm gì ?
c) Bến cảng như thế nào ?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu ? 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Gạch vào bảng phụ.
a) Có phải chú Đất trở thành chú Đất Nung không ?
b) Chú Đất trở thành

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_t.docx