Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
3. Thái độ
- Biết quý trọng cuộc sống và lạc quan, yêu đời.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: - Kiểm soát cảm xúc.
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
- Tư duy sáng tạo: nhận xét bình luận.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2021 TẬP ĐỌC TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 2. Kĩ năng - Đọc trôi trảy bài tập đọc. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. 3. Thái độ - Biết quý trọng cuộc sống và lạc quan, yêu đời. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * KNS: - Kiểm soát cảm xúc. - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn. - Tư duy sáng tạo: nhận xét bình luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) +Bạn hãy đọc thuộc lòng bài tập đọc: Con chim chiền chiện + Bạn hãy nêu nội dung bài tập đọc? - GV nhận xét chung, giới thiệu bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 2 HS đọc + Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học, nhấn giọng các cụm từ: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngăn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu hơn. - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu.. mỗi ngày cười 400 lần + Đ2: Tiếp theo làm hẹp mạch máu + Đ3: Còn lại - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn? + Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? + Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? + Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất ? - Giáo dục KNS: Qua bài đọc, các em đã thấy: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm vui, sự hài hước.Tuy nhiên, cần biết cười đúng chỗ, đúng lúc, nếu không chúng ta sẽ trở thành người vô duyên, làm người khác khó chịu * Gọi HS nêu nội dung của bài * Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. HS M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Đoạn1: tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác + Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ + Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu + Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki- lô – mét một giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước - Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ - HS lắng nghe, lấy VD minh hoạ *Nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. 4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài với giọng phù hợp * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật - Yêu cầu đọc diễn cảm trong nhóm - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm: + Luyện đọc diễn cảm + Thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn cá nhân đọc tốt - Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài - Kể một câu chuyện hài hước mang lại tiếng cười cho cả lớp ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 166: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ôn tập về đại lượng đo diện tích 2. Kĩ năng - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện các phép tính với số đo diện tích. 3. Thái độ - HS có phẩm chấthọc tập tích cực, làm bài tự giác 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) + Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học - GV giới thiệu bài – Ghi tên bài - TBVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ + cm2 , dm2 , m2 , km2 2. Hoạt động thực hành (35p) * Mục tiêu: - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện các phép tính với số đo diện tích. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Hs chia sẻ với cả lớp về cách thực hiện đổi các đơn vị đo diện tích. - Nhận xét, khen ngợi/ động viên. - Chốt lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV chốt đáp án đúng - Yêu cầu HS chia sẻ về cách đổi: + Làm thế nào em đổi được dm2 sang cm2? + Làm thế nào em đổi được 8 m2 50 cm2 sang cm2? Bài 4: - Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp. - Chữa, nhận xét một số bài làm trong vở của HS * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 củng cố cách đổi đơn vị đo, cách tính diện tích hình vuông. Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách đổi và cách so sánh các số đo diện tích 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân - Lớp Đáp án: 1 m2 = 100 dm2 1 km2 = 1 000 000 m2 1m2 = 10 000 cm2 1dm2 = 100cm2 Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đáp án: a) 15 m2 = 150 000 cm2 ; m2 = 10 dm2 103 m2 = 10 300 dm2 ; dm2 = 10 cm2 2110 dm2 = 211 000 cm2; m2 =1000cm2 b) 500 cm2 = 5 dm2 ; 1 cm2 = dm2 1300 dm2 = 13 m2 ; 1 dm2 = m2 60 000 cm2 = 6 m2 ; 1 cm2 = m2 c) 5 m2 9 dm2 = 509 dm2 ; 8 m2 50 cm2 = 80 050cm2 700 dm2 = 7 m2 ; 500 00cm2 = 5 m2 Cá nhân – Lớp Bài giải Diện tích của thửa ruộng đó là: 64 x 25 = 16 00 (m2) Số thóc thu được trên thửa ruộng là : 1600 Í = 800 (kg) = 8 tạ Đáp số: 8 tạ thóc - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Đáp án: 2m2 5 dm2 > 25 dm2 3 dm2 5 cm2 = 305 cm2 3 m2 99 dm2 < 4 m2 65 m2 = 65 00 dm2 - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Giải thêm câu hỏi bổ sung cho BT 3: Nếu mỗi ki-lô- gam thóc bán được 7 500 đồng thì người ta thu được bao nhiêu tiền? ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC (VNEN) ĐỘNG VẬT TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (T3) ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH) ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn. - Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố 2. Kĩ năng - Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật. 3. Thái độ - HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình minh hoạ trang 134, 135 SGK (phóng to). - HS: Một số tờ giấy A4. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Khởi động (4p) TBHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó. - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của TBHT + HS lên vẽ sơ đồ sau đó trình bày. 2. Khám phá (30p) * Mục tiêu: - Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn. - Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật. * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về "thức ăn" của những cây trồng, con vật đó. + Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ? => GV chốt: Tất cả các mối liên hệ thực ăn trên tạo thành chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn đều có nguồn gốc từ thực vật Hoạt động 2: Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật. -Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ. - Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm. + Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này? - GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 4 – Lớp - Quan sát các hình minh họa. Đáp án: + Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim. + Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà. + Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác. + Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột. + Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người. + Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang. + Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa. - Lắng nghe Nhóm 4 – Lớp -Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. - Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ. Gà Đại bàng Cây lúa Rắn hổ mang Chuột đồng Cú mèo . + Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn. - Lắng nghe - Nắm được mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật - Xây dựng sơ đồ về mối quan hệ thức ăn của nhiều sinh vật trong tự nhiên. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2022 KĨ NĂNG SỐNG AN TOÀN KHI ĐI BIỂN CHÍNH TẢ NÓI NGƯỢC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài vè dân gian theo thể lục bát. - Làm đúng BT 2 phân biệt âm đầu r/d/gi và thanh hỏi, thanh ngã. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết 4. Góp phần phát triển năng lực: - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2 - HS: Vở, bút,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC viết chính tả: (6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết * Cách tiến hành: * Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Cho HS đọc bài chính tả + Nêu nội dung bài viết - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. + Bài thơ là cách nói ngược tạo tiếng cười hài hước, thú vị cho người đọc - HS nêu từ khó viết: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ, diều hâu,... - Viết từ khó vào vở nháp 3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng hình thơ lục bát * Cách tiến hành: Cá nhân - GV đọc cho HS viết bài - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - HS nghe - viết bài vào vở 4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi và thanh hỏi, thanh ngã. * Cách tiến hành: Bài 2: 6. Hoạt động ứng dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp Đáp án: giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – kết quả - bộ não – bộ não – không thể - Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ từ - Viết lại các từ đã viết sai - Lấy thêm ví dụ phân biệt thanh hỏi, thanh ngã ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 167: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ôn tập kiến thức về một số hình đã học 2. Kĩ năng - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. 3. Thái độ - HS có phẩm chấthọc tập tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) - GV giới thiệu bài – Ghi tên bài - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. * Cách tiến hành: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài, nêu tên hình - Cho các em chia sẻ với cả lớp về cách xác định các đường thẳng song song và vuông góc. - Nhận xét, khen ngợi/ động viên. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp. + Muốn điền được Đ hay S, chúng ta phải làm gì? - YC HS giơ thẻ Đ, S với mỗi phương án và giải thích cách làm. - Nhận xét, chốt đáp án đúng. - Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Bài 4: - Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp. + Để tính được số viên gạch cần lát nền phòng học chúng ta phải biết được những gì? - Nhận xét, chốt đáp án đúng. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải được bài toán có lời văn Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải toán có lời văn 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp + Hình tứ giác ABCD Đáp án: a) Các cặp cạnh song son với nhau: AB và DC b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau: AB và AD, AD và DC. + Dùng ê –ke kiểm tra Cá nhân – Lớp + Cần tính chu vi và diện tích của mỗi hình sau đó so sán Chu vi hình chữ nhật là: (4 + 3) x 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 4 x 3 = 12 (cm) Chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm) Diện tích hình vuông là : 3 x 3 = 9(cm) àa. Sai; b. Sai; c. Sai; d. Đúng Nhóm 2 – Lớp - Chúng ta phải biết được: + Diện tích của phòng học + Diện tích của một viên gạch lát nền + Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch Bài giải Diện tích của một viên gạch là: 20 x 20 = 400 (cm2) Diện tích của lớp học là : 5 x 8 = 40 (m2) = 400 000 cm2 Số viên gạch cần để lát nền lớp học là: 400 000 : 400 = 1000 (viên) Đáp số : 1000 viên gạch - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải - HS tự vẽ hình Chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm) Diện tích hình vuông là: 3 x 3 = 9 (cm2) Đáp số: 12 cm/ 9cm2 - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ (VNEN) PKT: CHÚNG EM HỌC ĐƯỢC GÌ QUA PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ (CT HIỆN HÀNH) ÔN TẬP HỌC KÌ II I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. 2. Kĩ năng - Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. 3. Thái độ -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu bài tập của HS. - HS: SGK, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai, luyện tập-thực hành - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) - GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, văn nghệ tại chỗ 2. khám phá: (30p) * Mục tiêu: Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. HĐ1:Thống kê lịch sử.: - GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (nhưng che phần nội dung). - GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê. VD: + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào? + Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ và kéo dài đến khi nào? + Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta? + Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì? - GV cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê chuẩn bị, cho HS đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên. - GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác. 3. Thực hành: HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử: - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ X I X . - GV tổ chức cho HS thi kể về các nhân vật tiêu biểu . - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS kể tốt, kể hay. GV yêu cầu HS tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật. (Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước . . . đến buổi đầu thời Nguyễn. ) - GV theo dõi HS làm, nhận xét, hoàn thiện bảng thống kê bên. - GV treo bảng phụ, HS nêu lại. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp - HS lắng nghe câu hỏi, trả lời + Buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN. + Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương. + Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng. + Nền văn minh sông Hồng ra đời. - HS nêu lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên. - HS tiếp nối nhay phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu tên một nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương. . . - HS xung phát kể, sau đó HS lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - Ghi nhớ KT của bài - hệ thống lại chương trình lịch sử Giai đoạn lịch sử Thời gian Triều đại trị vì-Tên nước -Kinh đô Nội dung cơ bản của lịch sử nhân vật lịch sử tiêu biểu Buổi đầu dựng nước và giữ nước. Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN - Các vua Hùng, nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu. - An Dương Vương, nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. - Hình thành đất nước với phong tục, tập quán riêng. - Đạt được nhiều thành tựu như đúc đồng (trống đồng), xây thành Cổ Loa. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. Từ năm 179 TCN đến năm 938 - Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta. Hơn 1000 năm nhân dân ta anh dũng đấu tranh. - Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn. . . - Với chiến thắng Bạch Đằng 938, NQ giành lại độc lập cho đất nước ta. Buổi đầu độc lập. Từ 938 đến 1009 - Nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa. - Nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. - Nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. - Sau ngày độc lập, nhà nước đầu tiên đã được xây dựng. - Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kỳ loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất đất nước. - Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống. Nước Đại Việt thời Lý 1009 đến 1226 Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long - Xây dựng đất nước thịnh vượng về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ nên suy vong. - Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lần thứ hai. - Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công Uốn, Lý Thường Kiệt. . . Nước Đại Việt thời Trần 1226- 1400 Triều Trần, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long - Tiếp tục xây dựng đất nứoc, đặc biệt chú trọng đến đắp đê, phát triển nông nghiệp. - Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông Nguyên. - Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản. . . Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê Thế kỷ XV - Nhà Hồ, nước Đại Ngu, kinh đô Tây Đô. - Nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long. - 20 năm chống giặc Minh, giải phóng đất nước (1407- 1428). - Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực ở thời Lê Thánh Tông. - Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. . . Nước Đại Việt thế kỷ XVI- XVIII. Thế kỷ XVI- XVIII - Triều Lê suy vong. - Triều Mạc. - Trịnh - Nguyễn - Triều Tây Sơn - Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi, nhà Lê suy vong, đất nước loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, hơn 200 năm . - Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở Đàng Trong. - Thành thị phát triển. - Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn, họ Trịnh. - Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế,lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh. - Bước đầu xay dựng đất nước. - Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung Buổi đầu thời Nguyễn 1802-1858 Triều Nguyễn, nước Đại Việt, kinh đô Huế. - Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực. - Xây dựng kinh thành Huế. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2022 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); 2. Kĩ năng - Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3). 3. Thái độ - Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút dạ 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,... - KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động (2p) - GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: - Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1). - Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3). * Cách tiến hành Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài. + Trong các từ đã cho có những từ nào em chưa hiểu nghĩa? - GV gọi HS hoặc GV giải thích nghĩa của các từ đó. + Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi gì? + Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi gì? + Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi gì? + Có những từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời câu hỏi gì? - GV nghe, nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Bài 2: - GV theo dõi, nhận xét, khen/ động viên. * Bài 3: - Nhận xét, bổ sung, kết luận các từ đúng. - GV gọi vài HS đặt câu với các từ vừa tìm được. - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 2 - Chia sẻ lớp + HS nêu những từ mình chưa hiểu nghĩa GV giải thích. VD: Từ Nghĩa Vui chơi Hoạt động giải trí Vui lòng Vui vẻ trong lòng Vui sướng Vui vẻ và sung sướn Vui tính Người có tình tình luôn vui vẻ Vui tươi Vui vẻ, phấn khởi. Vui vui. . . Có tâm trạng thích thú. . . + Câu hỏi: làm gì? + cảm thấy thế nào + là người thế nào? + cảm thấy thế nào và là người thế nào? Đáp án: a- Từ chỉ hoạt động: vui chơi, giúp vui, mua vui. . . b- Từ chỉ cảm giác: vui lòng, vui mừng, vui sướng, vui thích, vui thú, vui vui. c- Từ chỉ tính tình: vui nhộn, vui tính, vui tươi. d- Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ. Cá nhân – Lớp - HS nối tiếp nói câu rồi viết câu VD: Bạn Quang lớp em rất vui tính. Em vui sướng vì cuối tuần được đi chơi. Nhóm 4 – Lớp Đáp án: cười ha hả, cười hì hì, cười khúc khích, c
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_34_nam_2021.doc