Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

LỊCH SỬ

Tiết 32: Tổng kết

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

Sau bài HS biết :

-Hệ thống hoá được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.

-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .

-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .

II. Đồ dùng dạy học

-Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu .Bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 32: Tổng kết
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Sau bài HS biết :
-Hệ thống hoá được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II. Đồ dùng dạy học
-Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu ..Bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS trả lời câu hỏi :
+Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
+Em trình bày hiểu biết của mình về kinh thành Huế ?
-GV nhận xét cho điểm .
* Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Thống kê lịch sử .
-GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học 
-GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê . 
VD:
+Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào ?
+Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào ?
+Giai đoạn này triêu đại nào trị vì ?
+Nội dung cơ bản của giai đoạn này là gì?
-GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác ....
2.2. Thi kể chuyện lịch sử .
-GV yêu cầu HS nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX 
_GV tổ chức cho HS kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trên ?
 -GV tổng kết cuộc thi , Nhận xét ...
3. Hoạt động nối tiếp
-GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK .
- 2 HS thực hiện (Thanh Tuyền, Khánh Vy)
-HS quan sát , nghe câu hỏi trả lời .
-HS tự ghi vào phiếu của mình .
VD :
+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước .
+ Bắt đầu từ khoảng 700năm TCN đến năm 179 TCN .
+ Các vua Hùng , sau đó là An Dương Vương 
+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng. Nền văn minh sông Hồng ra đời .
- HS nêu: Mỗi HS nêu tên 1 nhân vật 
+ Hùng Vương , An Dương Vương , Hai Bà Trưng , Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi ...
-HS kể 
- Ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 33 : Dành cho địa phương
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- HS đi thăm quan các công trình công cộng địa phương và có khả năng:
- Hiểu: Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng
- Biết tôn trọng ,giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học
- Các công trình công cộng của địa phương.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
-Vì sao phải bảo vệ môi trường?
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Nhận xét, đánh giá.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. HS đi thăm quan các công trình công cộng địa phương 
-Tiến hành : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: Kể tên và nêu ý nghĩa
 các công trình công cộng ở địa phương 
 -HS trình bày, trao đổi , nhận xét
- GV chốt lại
2.2: Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng
 -GVgiao nhiệm vụ thảo luận:Kể những việc cần làm để bảo vệ ,giữ gìn các công trình công công cộng ở địa phương
- HS trình bày, trao đổi , nhận xét
- GV chốt lại 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS ghi chép cẩn thận những điều quan sát được.
- HS trả lời(Hải Đăng, Quỳnh Giao, Nhật Hạ)
-HS nhận xét
+ HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác trao đổi ,bổ sung 
-Nhà văn hoá ,chùa ,nghĩa trang liệt sĩ...là những công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- Các nhóm thảo luận
+ Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác trao đổi ,bổ sung
- Biết tôn trọng ,giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
TOÁN
Tiết 163: Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
I. Mục tiêu
Giúp HS ôn tập về :
-Phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn .
-Rèn kỹ năng nhân nhẩm cho HS .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
*Bài 1:
-GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài . 
-Gọi HS chữa bài . 
*Bài 2:
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS tự tính và điền vào ô trống .
-GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm của mình .
*Bài 3:
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu 
-GV HS cho HSlàm bài –HS chữa bài 
-GV nhận xét .
*Bài 4:
-Gọi HS đọc đề nêu cách làm .
-GV yêu cầu HS làm bài .
-GV chữa bài , nhận xét .
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm: Biết rằng cứ 4/5 bể nước chứa được 800l nước. Người ta cho nước chảy vào bể bằng một vòi nước mà cứ 2/5 phút chảy được 8l nước. Hỏi khi bể không có nước thì mở vòi bao lâu sau sẽ chứa được 3/5 bể?
- 2 HS thực hiện (Phúc Hòa, Ngọc Trân)
-HS làm vào vở bài tập .
- 2HS làm bảng .
- HS lớp làm vở .
-HS làm bảng - HS lớp làm vở.
-HS chữa bài .
-1 HS làm bảng. 
- HS lớp làm vở .
- Làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 65: Con chim chiền chiện
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Đọc diễn cảm hai ba khổ thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên, tràn đầy tình yêu cuộc sống. 
- Hiểu nội dung bài: hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu thương trong cuộc sống.
** Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa.
- Bảng phụ ghi sẵn phần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Ngắm trăng – Không đề.
- Gọi 1 HS nêu nội dung chính của 2 bài thơ.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 6 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 khổ thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b)Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, trả lời những câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? 
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng 
+ Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện ? 
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào? 
+ Qua bức tranh bằng thơ của Huy Cận, em hình dung được điều gì ? 
- GV kết luận và ghi ý chính của bài .
c) Đọc diễn cảmvà học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc hay. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu hoặc 3 khổ thơ cuối.
+ Treo bảng phụ có khổ thơ cần luyện đọc .
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng theo cặp.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng tiếp nối từng 
khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài thơ .
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 2 HS thực hiện ( Thanh Xuân, Ngân Ý)
- 1 HS thực hiện (Bảo Toàn)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 6 HS tiếp nối đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm .
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng khổ.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
- 6 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp tìm giọng đọc hay (như ở phần luyện đọc).
+ Theo dõi GV đọc .
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm đọc thuộc lòng.
- 2 lượt HS đọc tiếp nối từng khổ thơ.
- 3 HS thi đọc toàn bài .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 65 : Miêu tả con vật (kiểm tra viết) 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết vận dụng kiến thức viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh làm nổi bật lên con vật mình định tả. Diễn đạt thành câu, chân thực, mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn các đề bài cho HS lựa chọn.
- Dàn ý bài văn miêu tả con vật viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Kiểm tra giấy bút của HS.
2. Hoạt động cơ bản
- GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 149, SGK để làm bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS. 
- Lưu ý ra đề: 
+ Ra đề mở để HS lựa chọn khi viết bài .
+ Nội dung đề phải là miêu tả con vật mà HS đã từng nhìn thấy. 
- Cho HS viết bài .
- Thu, chấm một số bài .
- Nêu nhận xét chung .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết bài 2 chưa đạt về nhà viết lại.
- Tham khảo bài làm hay của bạn.
- Lắng nghe.
- Đọc đề và viết bài.
- Nộp bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_33_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc