Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- Hiểu một số từ ngữ: tà thuyết, phán bảo, sửng sốt, bác bỏ.

2. Kĩ năng: + Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các tên riêng tiếng nước ngoài: Cô- péc- ních, Ga- li- lê.

+ Biết đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô- péc- ních, Ga- li- lê.

3. Thái độ: HS biết những việc làm thể hiện lòng dũng cảm, làm điều đúng dù biết rằng sẽ gặp nguy hiểm.

II. Đồ dùng dạy học :

GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

 

doc 30 trang xuanhoa 06/08/2022 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 27
Thứ hai, ngày 19 tháng 3 năm 2020
TẬP ĐỌC 
Tiết 53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Hiểu một số từ ngữ: tà thuyết, phán bảo, sửng sốt, bác bỏ.
2. Kĩ năng: + Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các tên riêng tiếng nước ngoài: Cô- péc- ních, Ga- li- lê.
+ Biết đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô- péc- ních, Ga- li- lê.
3. Thái độ: HS biết những việc làm thể hiện lòng dũng cảm, làm điều đúng dù biết rằng sẽ gặp nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Kiểm tra 2, 3 HS đọc theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vơ rốt?
+ Vì sao tác giả nói Ga- vơ- rốt là một thiên thần?
+ Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga- vơ- rốt?
- Nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng các tên riêng tiếng nước ngoài; ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc câu: - Dù sao trái đất vẫn quay!
- HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
+ Ý kiến của Cô- péc- ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? 
+ Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông?
+ Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào? 
- 1 HS điều khiển các nhóm trình bày.
+ Nêu nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Biết đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô- péc- ních, Ga- li- lê.
Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm đoạn Chưa đầy một vẫn quay. Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga- li- lê: “Dù sao thì trái đất vẫn quay”; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của hai nhà bác học.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. HS thể hiện.
- Cho HS luyện đọc phân theo nhóm 3. (Bình chọn bạn đọc tốt nhất trong nhóm)
- 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Em học được điều gì ở hai nhà bác học Cô- péc- ních và Ga- li- lê?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng dũng cảm?
+ Nếu em là 1 trong 2 nhà bác học trong bài đọc, em sẽ làm thế nào? Vì sao?
Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc làm thể hiện lòng dũng cảm, làm điều đúng dù biết rằng sẽ gặp nguy hiểm.
+ Chúng ta học được điều gì ở hai nhà bác học?
- HS nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Đồ dùng dạy học: Con sẻ.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
Tiết 131: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố về các phép tính với phân số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số, giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: 	
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà về các phép tính với phân số.
- HS nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Củng cố về các phép tính với phân số.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số, giải bài toán có lời văn.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài tập 2, 3: 
- GV viết lên bảng các phân số. Các nhóm thi đua thực hiện phép tính. Khuyến khích HS giải cách thuận tiện nhất. 
- HS thảo luận nhóm 4, làm bài cá nhân sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau, thống nhất kết quả trong nhóm.
- 1 HS lên bảng điều khiển các bạn chữa bài.
- Nhận xét, tuyên dương. 
Bài tập 4: 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân theo hai bước. 
+ Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể.
+ Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước. 
- 1 HS lên bảng làm bài bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách cộng hai phân số khác mẫu số.
Cách tiến hành: 
Trắc nghiệm: Chọn ý đúng: 
a. b. 2 c. Cả hai đều đúng
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung .Về nhà làm BT5 SGK.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
CHÍNH TẢ (NHỚ VIẾT)
Tiết 27: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Viết đúng chính tả ba khổ thơ cuối của bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Kĩ năng: - Nhớ – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các thanh hỏi/ ngã.
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đẹp.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả.
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b, 3b (theo nhóm).
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3b.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- HS viết bảng con một số từ: ầm ĩ, mênh mông, nuốt tươi, dữ dội, điên cuồng. 
- HS kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
- Kiểm tra vở 1 số HS viết lại bài chính tả trước, nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
- GVđọc đoạn viết chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- HS đọc thầm đoạn chính tả: 3 khổ thơ cuối. 
+ Nêu nội dung của mỗi khổ thơ.
* HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
- 1 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
* HS nhớ viết bài vào vở.
- Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các thanh hỏi/ ngã.
Cách tiến hành:
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 1 HS lên điều khiển.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
+ Ba tiếng không viết với dấu ngã: ải, ẩn, gửi, buổi, thẳng.
+ Ba tiếng không viết với dấu hỏi: ẵm, giỗ, nghĩa.
Bài 3b: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
Bài 3b: đáy biển, thung lũng.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
- HS nhắc lại nội dung học tập.
Thi đua: 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em, thi viết các từ có chứa âm s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có).
- Nhận xét tiết học, làm VBT 2a và 3a, chuẩn bị tiết 29
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 27: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.
- Lồng ghép : Văn hóa giao thông : Bài 4: Giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường.
2. Kĩ năng: HS tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
- HS biết đảm nhận trách nhiệm phù hợp với điều kiện của bản thân hoặc tuyên truyền mọi người cùng tham gia các hoạt động nhân đạo.	
3. Thái độ: HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm từ bài tập 5 SGK.
HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- 2 HS trả lời câu hỏi bài cũ: 
+ Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? 
+ Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào? 
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
- HS xử lí tình huống . Biết xác định đâu là việc làm thể hiện tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Thể hiện được trách nhiệm của bản thân. 
Cách tiến hành: 
Bài tập 4:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm HS thảo luận. (Cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm)
- 1 HS điều khiển đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- GV kết luận: + (b), (c), (e) là việc làm nhân đạo. 
 + (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo.
- HS đọc bài 4: Giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường - Trong tài liệu văn hóa giao thông.
Bài tập 2: 
- Các nhóm HS thảo luận. 
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. 
GD HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Bài tập 5: 
- Thảo luận nhóm 4 (bài tập 5, SGK). 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy to theo mẫu bài tập 5.
- 1 HS điều khiển đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: GV nhận xét ngắn gọn, khen ngợi hành vi tốt và khuyến khích những em khác noi theo.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Liên hệ những việc làm của bản thân.
Cách tiến hành: 
- Đọc ghi nhớ trong SGK.
+ Em đã tham gia những hoạt động nhân đạo nào?
+ Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, em có cảm thấy như thế nào?
- Với những người gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đõ.Các em cần biết đảm nhận trách nhiệm phù hợp với điều kiện của bản thân hoặc tuyên truyền mọi người cùng tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Thực hiện kế hoạch giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng.
- Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK. 
- Đồ dùng dạy học: Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 53: CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được tác dụng và cấu tạo của câu khiến.
2. Kĩ năng: Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến. 
3. Thái độ: HS tích cực, chủ động trong các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần nhận xét).
Bốn băng giấy – mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập). 
Một số tờ giấy để HS làm BT2 – 3 (phần luyện tập).
- HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
+ HS nêu từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.
+ Đặt câu với từ đó?
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu được tác dụng và cấu tạo của câu khiến. 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1, 2:
- HS đọc yêu cầu BT 1, 2.
- HS thảo luận nhóm đôi (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh).
- 1 HS điều khiển các bạn trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! 
Tác dụng: dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
Cuối câu có dấu chấm than. 
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh.
- HS làm bài theo cặp. Từng cặp nói, sau đó các em ghi lại câu nói của mình, viết lên bảng con câu của cặp mình vừa nói.
- Lớp nhận xét.
- GV theo dõi nhận xét.
Rút ghi nhớ: Ba HS đọc ghi nhớ, một HS lấy ví dụ minh hoạ. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến. 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân, dùng viết chì gạch câu khiến có trong các đoạn văn.Sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
- GV dán bốn băng giấy, mỗi băng viết một đoạn văn, mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến và yêu cầu đọc đúng giọng phù hợp của câu đó.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét: 
+ Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
+ Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
+ Đoạn c: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
+ Đoạn d: Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta. 
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV phát giấy cho HS các nhóm, ghi lời giải vào giấy.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm nào tìm được nhiều câu khiến nhất.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: Các em phải đặt được một câu khiến. Với bạn, phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép. (HS có năng khiếu đặt 2 câu khiến với đối tượng khác nhau)
- 3 HS làm vào giấy. HS còn lại làm vào vở. Sau đó chia sẻ, sửa cách dùng từ đặt câu cho nhau.
- 3 HS dán lên bảng bài làm của mình.
- Lớp nhận xét.
Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng việt.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Thế nào là câu khiến? Cuối câu dùng dấu gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: 
Trắc nghiệm: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?
a. Các em làm bài nhanh nào!
b. Mẹ đi chợ về rồi!
c. Eo ơi, con chuột ghê quá!
- GV nhận xét tiết học.
- GD HS dùng đúng câu khiến khi nói, viết phù hợp.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- Đồ dùng dạy học: Cách đặt câu khiến. 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
Tiết 132: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII
*****************************************
KHOA HỌC
Tiết 53: CÁC NGUỒN NHIỆT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kể được các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và nêu được vai trò của chúng.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ: HS biết cách sử dụng những nguồn nhiệt để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu vào ngày nắng).
- HS: tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
+ Em ứng dụng các vật cách nhiệt như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
Cách tiến hành: 
1. Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? 
+ Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
- Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. Chú ý GV nhắc 1 HS nói tên nguồn nhiệt và vai trò của nó ngay.
- GV cho HS quan sát hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp.
+ Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì?
+ Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không?
+Nên sử dụng những nguồn nhiệt nào để bảo vệ môi trường?
- Giáo dục HS biết cách sử dụng những nguồn nhiệt để bảo vệ môi trường. 
Hoạt động 3 : Luyện tập – thực hành
Mục tiêu: - HS biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
Cách tiến hành: 
2. Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. 
- Yêu cầu HS tham khảo SGK để ghi vào bảng sau theo nhóm đôi: 
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
- HS thảo luận nhóm, trao đổi, và ghi câu trả lời vào phiếu.
- 1 HS lên điều khiển các nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS có thể đạt câu hỏi giao lưu vì sao bạn chọn cách đó.
Hoạt động 4 : Vận dụng
Mục tiêu: - Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
Cách tiến hành: 
3. Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
- Yêu cầu HS nêu cách sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt.
- GV: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Vì vậy các em cần có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày.
- Các em và gia đình đã làm gì để Tiết kiệm các nguồn nhiệt?Các em cùng trao đổi để mọi người học tập.
- 1 HS điều khiển các bạn trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết Tiết kiệm nguồn nhiệt.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành: 
+ Em biết những nguồn nhiệt nào? Chúng có vai trò như thế nào?
+ Nêu cách tiết kiệm các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống?
Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
KỂ CHUYỆN
Tiết 27: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lồng ghép GDQP và AN : Nêu những tấm gương chú bộ đội, công an quên mình cứu dân trong thiên tai, hỏa hoạn, 
2. Kĩ năng: HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã được nghe, được đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người. Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể.
3. Thái độ: Rèn luyện lòng dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tên một số truyện về lòng dũng cảm.
- HS: Chuẩn bị trước câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Vì sao truyện có tên là những chú bé không chết?	
+ HS: Kể chuyện theo tranh - Một HS kể toàn bộ câu chuyện.
Nêu ý nghĩa của truyện
- Nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện của mình.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện. Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành: 
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng. Tự nhận thức, đánh giá. 
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Qua các câu chuyện bạn kể em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Nếu bạn em gặp nguy hiểm, em sẽ làm gì? Vì sao?
* Nêu những tấm gương chú bộ đội, công an quên mình cứu dân trong thiên tai, hoả hoạn,...
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tuần sau. 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 54: CON SẺ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- Hiểu một số từ ngữ: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn, thán phục.
2. Kĩ năng: + Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung truyện.
3. Thái độ: HS có lòng dũng cảm và làm những việc làm thể hiện lòng dũng cảm. Tôn trọng và cảm phục những người có hành động dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
Kiểm tra 2, 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
+ Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào? 
+ Chúng ta học được điều gì ở hai nhà bác học?
- Nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (5 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài: Bỗng từ trên cao con chó.
- HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
+ Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì? 
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
+ Hình ảnh con sẻ già dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu sẻ con được miêu tả như thế nào? 
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? 
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc làm thể hiện lòng dũng cảm, tôn trọng và cảm phục những người có hành động dũng cảm.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung truyện.
Cách tiến hành: 
- GV đọc diễn cảm đoạn Bỗng từ trên...xuống đất. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV cho HS nhận xét giọng đọc đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. HS thể hiện.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3. (Bình chọn bạn đọc tốt nhất trong nhóm)
- 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Em có nhận xét gì về sẻ mẹ?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Chúng ta học được điều gì ở sẻ mẹ? GV giáo dục về cách đối xử với cha mẹ: Tình mẹ thương con là tình cảm thiêng liêng cao cả, rất đáng trân trọng. 
+ HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn.
- Đồ dùng dạy học: Bình nước và con sẻ vàng.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
TIẾT 133: HÌNH THOI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng về hình thoi.
2. Kĩ năng: Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi, từ đó phân biệt được hình thoi với một số hình đã học.
- Thông qua hoạt động vẽ và gấp hình để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và thể hiện một số đặc điểm của hình thoi.
3. Thái độ: HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: + Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như trong bài 1 (SGK).
+ Chuẩn bị 4 thanh gỗ mỏng dài khoảng 30cm, ở hai đầu có khoét lỗ, để có thể lắp ráp được thành hình vuông hoặc hình thoi.
- HS: Bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Nhận xét những thiếu sót qua làm bài kiểm tra giữa kì II. 
- HS nêu lại cách thực hiện.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS nhận biết một số hình thoi, một số đặc điểm của hình thoi.
Cách tiến hành: 
- GV cùng HS lắp ghép mô hình hình vuông.
- Xô lệch hình vuông để được một hình mới. Đó là hình thoi.
- Nhận xét các cạnh đối diện của hình thoi. 
- Các cạnh đối diện song song và bằng nhau. 
Kết luận: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và thể hiện một số đặc điểm của hình thoi.
Cách tiến hành: 
Bài 1: HS nhận dạng các hình trong SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi. Các nhóm nhận xét bài làm của nhau.
- 1 HS điều khiển cho các bạn trình bày.
- GV kết luận.
Bài 2: HS nhận biết thêm một số đặc điểm của hình thoi. 
+ Dùng ê - ke kiểm tra hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không. 
+ Dùng thước đo để kiểm tra xem hai đường chéo hình thoi có cắt nhau tại trung điểm mỗi đường hay không. 
- Nhận xét: Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 
Hoạt động4: Vận dụng 
Mục tiêu: HS nhận dạng hình thoi qua hoạt động gấp, cắt hình. 
Cách tiến hành: 
Bài 3: Giúp HS nhận dạng hình thoi qua hoạt động gấp, cắt hình. 
- HS thực hiện các thao tác như SGK. 
- 1 HS điều khiển các bạn trưng bày sản phẩm, nhận xét.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức. 
Cách tiến hành: 
Trắc nghiệm: Hình thoi là hình: 
Có hai cặp cạnh đối diện song song.
Có 4 cạnh bằng nhau.
Có hai cặp cạnh đối diện song song và 4 cạnh bằng nhau.
Tất cả đều đúng.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 53: MIÊU TẢ CÂY CỐI
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết viết một bài văn tả cây cối theo gợi ý của đề bài có đủ 3 phần.
2. Kĩ năng: HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối – bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên. 
3. Thái độ: Rèn tư duy, phát triển tâm hồn yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, phiếu, phấn màu, một số tranh ảnh cây cối.
- HS: SGK, vở ,bút, 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi HS đọc lại dàn bài văn giới thiệu chung về cái cây em định tả. 
- Nhận xét chung.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS xác định đúng đề mình chọn và cách trình bày một bài văn.
Cách tiến hành: 
Đề bài: 
1: Tả một cây có bóng mát.
2: Tả một cây ăn quả.
3: Tả một cây hoa. 
- Yêu cầu: HS lựa chọn để làm một đề

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_27_nam_hoc_2020_2021.doc