Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

2. Phẩm chất:

- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác

* Bài tập cần làm: Bài 1 , bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Bảng phụ

2. Học sinh:

- Sách, bút

 

docx 39 trang xuanhoa 06/08/2022 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021
Toán
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
2. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác
* Bài tập cần làm: Bài 1 , bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau
+ Tìm số lớn, số bé
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: Tính 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Chốt đáp án.
KL: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, cách tính giá trị biểu thức
- Lưu ý HS rút gọn kết quả cuối cùng tới PS tối giản
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
- Chốt đáp án.
*KL: Củng cố cách tính diện tích hình bình hành, cách tìm phân số của một số.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS, củng cố cách giải bài toán ... tổng – tỉ...
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Giải bài toán sau: Con ít hơn bố 35 tuổi. Ba năm trước, tuổi con bằng 2/9 tuổi bố. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi, bố bao nhiêu tuổi?
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 
 b) 
c) d)
e)
Cá nhân – Lớp
- 1 HS đọc
+ Ta lấy chiều cao nhân với độ dài đáy (cùng một đơn vị đo)
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 🞨 = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 🞨 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2
 Cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
⬥ Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
⬥ Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau.
⬥ Bước 3: Tìm SB, SL
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
Búp bê: |-----|-----| 63 đồ chơi
Ô tô: |-----|-----|-----|-----|-----| 
 ? ô tô
Ta có, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 🞨 5 = 45 (chiếc)
Đáp số: 45 chiếc ô tô
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục + Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá.
 * KNS: - Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
* TNMTBĐ: HS hiểu thêm về các đại dương thế giới; biết biển là đường giao thông quan trọng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Vở soạn bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc thuộc lòng một số khổ thơ của bài Trăng ơi...từ đâu đến?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2- 3 HS đọc
 + Tác giả rất yêu trăng, yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước. Tác giả khẳng định không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em.
2. Khám phá:
a. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, giọng đọc mang cảm hứng ngợi ca, biết nhấn giọng các từ ngữ miêu tả các khó khăn mà đoàn thuỷ thủ gặp phải
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng ở các từ ngữ: khám phá, mênh mông, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, ninh nhừ giày, thắt lưng da 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 6 đoạn
(mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hạm đội, Ma-gien-lăng, mỏm cực nam, ninh nhừ giày, nảy sinh, sứ mạng,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
b. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
 + Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
+ Hạm đội của Ma- gien- lăng đã đi theo hành trình nào?
- GV chốt lại: ý c là đúng.
+ Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả 
gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.
* Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cuộc thám hiểm có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất với.
+ Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân.
- HS đọc thầm đoạn 4 + 5.
+ Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma- gien- lăng, chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
c. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á – Ấn Độ Dương – châu Âu
+ Đoàn thám hiểm đã khẳng định được trái đất hình cầu, đã phát hiện được Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra 
Ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới
3. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 2 đoạn của bài với cảm hứng ngợi ca
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu tự chọn 2 đoạn đọc diễn cảm 
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ, giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá cuộc sống
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng BT 2a, BT 3a phân biệt âm đầu r/d/gi
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
* Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
 - Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá:
a. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết 
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT.
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên dành cho đất nước ta?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn CT, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có.
- HS nêu từ khó viết: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn., 
- Viết từ khó vào vở nháp
b. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
* Cách tiến hành: Cá nhân 
- GV yêu cầu HS viết bài
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nhớ - viết bài vào vở
c. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi
* Cách tiến hành: 
Bài 2a
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a
ong
ông
ưa
r
ra, ra lệnh, ra vào, rà soát 
rong chơi, rong biển, bán hàng rong 
nhà rông, rồng, rỗng, rộng 
rửa, rữa, rựa 
d
da, da thịt, da trời, giả da 
cây dong, dòng nước, dong dỏng 
cơn dông (cơn giông)
dưa, dừa, dứa 
gi
gia đình, tham gia, giá đỡ, giã giò 
giong buồm, giọng nói, trống giong cờ mở 
giống, nòi giống
ở giữa, giữa chừng
Bài 3a
- Giới thiệu thêm một số kỉ lục thế giới của VN cho HS biết
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Viết lại các từ viết sai
- Lấy VD phân biệt một số trường hợp dễ lẫn âm đầu r/d/gi
5. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
giới – rộng – giới – giới - dài
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA 
CỦA VUA QUANG TRUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: "Chiếu khuyến nông", đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
- Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế như "Chiếu khuyến nông", "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm, 
* Năng lực chung:
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
+ Em hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ 1 HS tường thuật
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
a. Hoạt động1: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: Ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. Sau khi thống nhất đất nước, vua Quang Trung đã rất chú trọng tới việc phát triển nông nghiệp
- GV phân nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau:
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp và kinh tế?
+ Nội dung của những chính sách đó?
+Tác dụng của chính sách đó như thế nào? 
- GV kết luận: Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” (dân lưu tán phải trở về quê cày cấy); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Các chính sách đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế
b. Hoạt động 2: Những chính sách về văn hoá của vua Quang Trung
+ Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc hoc
+ Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán?
+ Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
- Sau khi HS trả lời GV kết luận: Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung. Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.
Vua Quang Trung là một ông vua có tài nhưng rất tiếc lại mất sớm khi công việc còn dang dở. Người đương thời cũng như người đời sau vô cùng tiếc thương một ông vua tài năng, đức độ nhưng mất sớm
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Sưu tầm và kể các câu chuyện về vua Quang Trung
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Nhóm 4 – Lớp
- Lắng nghe.
- HS nhận phiếu học tập.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Ban hành chiếu “khuyến nông”; cho đúc đồng tiền mới, mở cửa biên giới, mở của biển với nhà Thanh
+ Lệnh cho nhân dân đã bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang; cho nhân dân tự do buôn bán
+ Chỉ vài năm sau, mùa màng tươi tốt, xóm làng lại thanh bình, kinh tế phát triển, các mặt hàng phong phú.
- Lắng nghe
Nhóm 2 – Lớp
+ Dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của dân tộc; Vua ban hành "Chiếu lập học"
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc.Việc Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc.
+ Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí.
- Lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
- Có kĩ năng sử dụng các từ ngữ thuộc chủ để Thám hiểm.
* Năng lực chung:
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Vở BT, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
+ Thế nào là du lịch?
+Thế nào là thám hiểm?
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Du lịch là đi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
+ Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm
2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
* Cách tiến hành
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài.
+ Yêu cầu nêu công dụng của một số đồ dùng, giới thiệu sơ qua một số địa điểm tham quan
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Cách tiến hành tương tự như BT1.
+ Yêu cầu nêu công dụng của một số đồ dùng cần cho thám hiểm
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, và khen những HS viết đoạn văn hay.
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Ghi nhớ từ ngữ thuộc chủ điểm
- Giới thiệu miệng một số địa điểm mà bản thân em đã được đi du lịch hoặc đọc trong sách báo, xem trên truyền hình, internet.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Nhóm 6 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao 
b) Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe 
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ 
d) Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước 
Đáp án: 
a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống 
b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió 
c) Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết 
Cá nhân – Lớp
- HS chia sẻ trước lớp và chỉ ra các từ ngữ mình đã sử dụng ở BT 1 hoặc 2
VD: Dịp Tết vừa rồi, trường em tổ chức cho các bạn học sinh đi tham quan trải nghiệm tại nông trại Era House tại Long Biên, Hà Nội. Đúng 7h sáng, chúng em tập trung tại trường, bạn nào cũng mang theo ba lô hoặc túi đựng các đồ dùng cần thiết. Anh hướng dẫn viên du lịch dẫn chúng em lên chiếc xe to, dài 50 chỗ ngồi. Trên xe, chúng em được tham gia rất nhiều trò chơi vui nhộn. Bạn nào cũng vui và không ai bị say xe. Đến nông trại, anh hướng dẫn viên đưa chúng em đi chơi trò pháo đất, gói bánh chưng, trượt cỏ, làm bác sĩ, trồng cây,... Trò chơi nào cũng vui và ý nghĩa. Phong cảnh ở nông trại cũng thật đẹp. Những bông hoa rực rỡ khoe săc, những vườn cây trĩu quả chín. Buổi trải nghiệm, tham quan của chúng em thật vui. Ra về bạn nào cũng luyến tiếc và mong muốn đươc quay lại nơi đây.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy, rõ ràng, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:
- HS có tình cảm yêu mến các cảnh đẹp của quê hương, đất nước
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Vở soạn bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất?
+ Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
+ Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS đọc
+ Với mục đích khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng lịch sử khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
2. Khám phá:
a. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, bước đầu biết ngắt nghỉ giữa các câu thơ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha, nhẹ nhàng. nhẹ nhàng, ngạc nhiên.
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhoà,...
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 8 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thơ thẩn, áng mây, ráng vàng, nép, nở nhoà,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
b. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi thế nào trong một ngày?
+ Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì 
hay?
+ Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì 
sao?
*Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
+ Dòng sông thay đổi màu sắc trong ngày.
+ Nắng lên: sông mặc áo lụa đào 
+ Trưa: áo xanh như mới may.
+ Chiều tối: áo màu ráng vàng.
+ Tối: áo nhung tím.
+ Đêm khuya: áo đen.
+ Sáng ra: mặc áo hoa.
+ Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
+ Làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông.
- HS phát biểu tự do, vấn đề là lí giải về sao?
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
3. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một đoạn thơ của bài. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm 1 đoạn thơ bất kì của bài
- Tổ chức thi học thuộc lòng ngay tại lớp
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ, giáo dục HS biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS thi đua học thuộc lòng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................--------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
* Năng lực chung:
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS mạnh dạn học hỏi, chịu khó tìm tòi
* BVMT: HS kể lại câu chuyện. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước tiên tiến trên thế giới.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- SGK truyện kể 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
+ Hãy kể lại câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Gv dẫn vào bài.
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS kể chuyện
+ Câu chuyện khuyên mọi người phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng 
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)
* Mục tiêu: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm
* Cách tiến hành: 
a. HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc nói về du lịch hay thám hiểm
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK về thiên nhiên, môi trường sống của nhiều nước trên thế giới
- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:
- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể
b. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Liên hệ giáo dục BVMT với các câu chuyện kể về thiên nhiên, môi trường sống của một só nước tiên tiến trên TG
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?
+ Nhân vật đó đã có chuyến du lịch (thám hiểm) ở đâu?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
..................
+ Phải đi nhiểu nơi thì mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được thế nào là tỉ lệ bản đồ.
- Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
2. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- SGK, vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: 
- Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS đọc tên bản đồ, đọc tỉ lệ bản đồ
- Kết luận: Các số 1:10000000; 1 : 500; ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
- GV giới thiệu: Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế.
+ Hãy nêu ý nghĩa của tỉ số 1: 20 000; 1: 200; 1 : 5000,...
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm,10000000dm, 10000000m )
- HS thực hành theo yêu cầu của GV
- HS nghe và nhắc lại
- HS lắng nghe 
- HS thực hành cá nhân
- HS lắng nghe, thực hành lấy VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: - Nắm được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
 - Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc và xác định yê

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx