Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 78: Chia cho số có ba chữ số

(trang 86)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.

2. Kĩ năng: Áp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải toán.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

- Máy tính, máy chiếu

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 1220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 78: Chia cho số có ba chữ số
(trang 86)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
2. Kĩ năng: Áp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải toán. 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Trường hợp chia hết
MT : HS biết cách đặt tính và tính
 PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính 1944 : 162
 a. Đặt tính.
 b.Tính từ trái sang phải .
- Tìm chữ số đầu tiên của thương.
- Tìm chữ số thứ 2 của thương
- Tìm chữ số thứ 3 của thương
=> Lưu ý HS mỗi lần chia thực hiện theo 4 bước: chia, nhân, trừ, hạ
+ Hướng dẫn HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
* Trường hợp chia có dư
MT : HS biết cách đặt tính và tính
PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính 8469 : 241
+ Yêu cầu HS nêu lại từng bước chia
=> Tiến hành như trường hợp chia hết
+ Gợi ý HS rút ra nhận xét: Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
* Thực hành
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ HS tự làm bài
+ Sửa bài => yêu cầu HS lần lượt nêu cách chia 
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
Bài tập 3:
+ HS nêu các bước giải : 
 - Tìm số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải . 
 - Tìm số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải.
 - So sánh hai số đó.
3. Hoạt động nối tiếp
BTPT:Tính
aaa : (a x 37) + 97
- Tham gia chơi.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Huyền, Sương)
HT: cá nhân, lớp
- Đặt tính 
- Tính từ trái sang phải .
 1944 162
 0324 12 
 000 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
 8469 241 
 1239 35
 034 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS tóm tắt và làm bài
- HS sửa
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 32 : Trong quán ăn “Ba cá bống”
(trang 158 - 160)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú.
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng, rõ, không ngắc ngứ, vấp váp các danh từ riêng tiếng nước ngoài 
- Biết chuyển giọng đọc phân biệt lời các nhân vật, đọc bài với giọng luôn bất ngờ, hấp dẫn.
3. Thái độ: HS yêu thích những câu chuyện cổ, yêu sự thông minh , căm ghét kẻ tàn ác. 
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Kéo co và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT : giúp HS luyện đọc câu chuyện 
 PP : trực quan, giảng giải, thực hành .
+ Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn:
 - Đoạn 1: từ đầu cái lò sưởi này.
 - Đoạn 2: tiếp theo ..bác Các-lô ạ
 - Đoạn 3: phần còn lại
+ Quan sát tranh, nhận biết các nhân vật trong tranh
+ Luyện đọc những tên riêng nước ngoài.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
MT : Giúp HS hiểu nội dung bài
PP : Đàm thoại, giảng giải, thực hành 	
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
- Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? 
- Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
- Tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn
PP : Làm mẫu, thực hành .
+ Luyện đọc đoạn: “ Cáo lễ phép .nhanh như mũi tên.”
=> Hướng dẫn tìm đúng giọng đọc của từng nhân vật => HS luyện đọc theo cách phân vai.
=> Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho cả bài.
- 4 HS đọc nối tiếp và trả lời (Ngọc Bảo, Thanh Bình, Vân Nhi, Khánh Hà).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 2 HS đọc cả bài. 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
+ Đọc phần giới thiệu truyện.
- Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
+ Ba-ra-ba hơ bộ râu dài. 
+ Ba-ra-ba va Đu-rê-ma sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng hét không rõ từ đâu.
+ Cáo đếm đi đếm lại mười đồng tiền vàng, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa ..
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
 - Luyện đọc theo cách phân vai: người dẫn truyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-no, cáo A-li-xa.
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 31: Luyện tập miêu tả địa phương
(trang 160)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ, Bắc Ninh) và Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) dựa vào bài đọc Kéo co.	
2. Kĩ năng: Biết giới thiệu rõ ràng một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em cho mọi người cùng biết.
3. Thái độ: Yêu thích TLV.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại dàn bài của bài văn tả đồ chơi.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
MT: Giúp HS biết giới thiệu các trò chơi, lễ hội của địa phương
PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS đọc lại bài Kéo co
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào ?
- Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn có gì khác nhau ?
+ Cho HS thi đua thuật lại 2 trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn
=> Khuyến khích HS giới thiệu tự nhiên, rõ ràng, hấp dẫn, cố gắng diễn đạt bằng lời của mình.
=> Nhận xét, tuyên dương
Bài tập 2:
Xác định yêu cầu của đề bài.
+ Quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
+ Hướng dẫn HS nêu các trò chơi, lễ hội của địa phương mình => xác định đề tài giới thiệu
+ Lưu ý đảm bảo 3 phần khi giới thiệu:
 - Mở bài: phải giới thiệu địa phưong, tên trò chơi hoặc lễ hội sẽ giới thiệu
- Thân bài: giới thiệu cụ thể cách chơi, luật chơi hoặc các hoạt động trong lễ hội
 - Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về các trò chơi, lễ hội của địa phương.
HS thực hành giới thiệu.
+ Thảo luận nhóm đôi, giới thiệu cho bạn nghe.
+ Giới thiệu trước lớp.
+ GV theo dõi, nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài 2 sẽ tiếp tục làm bài.
- Hát
- 2 HS trả lời.(Quang Khải, Long Hưng)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Trả lời theo nội dung bài.
- Thi thuật lại trò chơi ở hai làng
- Theo dõi, nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài: giới thiệu 1 trò chơi, hoặc 1 lễ hội ở quê em
- Trò chơi: Thả chim bồ câu (1), đánh đu (2), ném còn (5)
- Lễ hội: Hội bơi trải (6), hội cồng chiêng ( 3), Hội hát quan họ (4)
- Theo dõi hướng dẫn của GV
- Xác định đề tài sẽ giới thiệu.
- HS giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương trong nhóm: đối tượng của mỗi em là các bạn trong nhóm, cần xưng hô thế nào.
- Đại diện nhóm thi giới thiệu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_16_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc