Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Tiết 60: Luyện tập

(trang 69 - 70)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học

2. Kĩ năng:: - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số .

 - Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số .

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. Đồ dùng dạy học

- SGK, bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 1110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 60: Luyện tập
(trang 69 - 70)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học
2. Kĩ năng:: - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số .
 - Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số .
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
- HS tự đặt tính rồi tính
 Bài tập 2:
- Thay giá trị của m rồi tính giá trị của biểu thức
Bài tập 3:
- Lưu ý HS đổi 24 giờ thành phút trước khi tính
Bài tập 4:
+ Yêu cầu HS tự đọc đề và làm bài
+ Gợi ý: tính số tiền bán mỗi loại đường trước
Bài tập 5:
+ Yêu cầu HS tự đọc đề và làm bài
+ Gợi ý: tính số học sinh mỗi loại lớp trước
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Tính giá trị của các biểu thức sau:
45 x 32 + 12346; 75 x 18 + 974; 77 x 42 - 853
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Trung Hiếu), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
Bài giải
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng 1 kg là :
5200 x 13 = 67 600 ( đồng )
Số tiền bán 15 kg đường loại 5500 đồng 1 kg là :
5500 x 18 = 99 000 ( đồng )
Số tiền bán cả 2 loại đường là 
67600 + 99000 = 166600(đồng)
Đáp số : 166 600 đồng
- HS tự đọc đề và làm bài
- Làm bài vào nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 24: Kể chuyện ( kiểm tra viết)
(trang 124)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện 
2. Kĩ năng: Viết được bài văn có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết đề bài Tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng? Đọc đoạn kết bài đã viết ở BT3.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Đọc đề bài
MT: Giúp HS xác định nội dung bài viết
PP: đàm thoại, thảo luận
+ Yêu cầu HS đọc 3 đề bài SGK đã cho
1. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
2. Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca” bằng lời của cậu bé An-drây-ca.
3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
=> GV lưu ý HS dùng cách xưng hô theo đúng vai người kể chuyện
 - An-drây-ca xưng là “tôi”
 - Chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa xưng là “chúng tôi”
+ Lưu ý HS cách trình bày đảm bảo 3 phần của bài viết
HĐ2: HS làm bài viết
MT: HS thực hành viết một bài văn kể chuyện
PP: Động não, thực hành
+ Yêu cầu HS thực hành viết bài.
- Chấm 3 bài nhanh nhất.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành bài.
- Hát
- 2 HS thực hiện (Tấn Hoàng, Quang Khải)
HT: cá nhân, lớp
- 3 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
- HS theo dõi hướng dẫn của GV
HT: cá nhân, lớp
- HS tham khảo các đề bài và chọn 1 đề làm bài viết.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 12: Đồng bằng Bắc Bộ
(trang 98- 100 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS biết đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn ở miền Bắc.
- Có sông ngòi & hệ thống đê ngăn lũ
2. Kĩ năng: 
- HS chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Đồng bằng lớn ở miền bắc 
MT: giúp HS xác định vị trí, hình dạng, đặc điểm địa hình của ĐBBB
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ => yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ.
+ Giới thiệu ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì & cạnh đáy là đường bờ biển.
- ĐBBB do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
- ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?
- Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
=> GV chốt 
2.2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
MT: giúp HS tìm hiểu về sông ngòi và tầm quan trọng của việc đắp đê.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ Yêu cầu HS đọc tên các con sông của ĐBBB
+ Giải thích tên gọi sông Hồng
=> Mô tả đặc điểm sông Hồng, sông Thái Bình – là 2 con sông bồi đắp nên ĐBBB
- Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ như thế nào?
- Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
- Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
+ GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê.
- Người dân ĐBBB đắp đê ven sông để làm gì?
- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
+ GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng, sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Hoạt động nối tiếp
- HS viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về đồng bằng Bắc Bộ.
- Cả lớp hát một bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ .
- HS lên bảng chỉ BĐ.
- HS lắng nghe.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
-Thấp,bằng phẳng, sông thường uốn lượn quanh co.
- Dựa vào lược đồ, đọc tên các con sông
- HS dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi.
- HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
- HS trình bày kết quả, thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc