Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

LỊCH SỬ

Tiết 29: Quang Trung đại phá quân Thanh

(Năm 1789)

I. Mục tiêu

 Học xong bài này HS biết :

 -Thuật lại diễn biến trận Quang trung đại phá quân thanh theo lược đồ .

 -Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .

 - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .

II. Đồ dùng dạy học

 -Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) .

 -PHT của HS .

III.Hoạt động trên lớp

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 2870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 29: Quang Trung đại phá quân Thanh
(Năm 1789)
I. Mục tiêu 
 Học xong bài này HS biết :
 -Thuật lại diễn biến trận Quang trung đại phá quân thanh theo lược đồ .
 -Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .
 - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .
II. Đồ dùng dạy học 
 -Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động sư phạm
* KTBC 
 - Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
 - Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
 - GV nhận xét , ghi điểm. 
2.Hoạt động cơ bản
2.1.Cuộc khởi nghĩa của Quang Trung 
- GV phát PHT có ghi các mốc thời gian :
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) + Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu ( 1789) 
+ Mờ sáng ngày mồng 5 
- GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các mốc thời gian trong PHT.
- Cho HS dựa vào SGK ( Kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
- GV nhận xét .
 Kết quả của cuộc khởi nghĩa 
- GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc , tiến quân trong dịp tết ; các trận đánh ở Ngọc Hồi , Đống Đa ).
- GV gợi ý: 
+Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?
+Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào ? Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch ?
+Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào ? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta ?
- GV chốt lại 
- GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
- GV nhận xét và kết luận .
3. Hoạt động nối tiếp 
 - GV cho vài HS đọc khung bài học .
 -Dựa vào lược đồ hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi , Đống Đa 
-HS hỏi đáp nhau .
-HS lắng nghe.
-HS nhận PHT.
-HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm .
-HS thuật lại diễn biến trận Quang 
Trung 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời theo gợi ý của GV.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thi nhau kể.
-2 HS đọc, gạch chân từ quan trọng .
-HS trả lời câu hỏi .
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 29: Tôn trọng luật giao thông (tiết 2)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Thực hiện và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông . 
- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông . 
II. Đồ dùng dạy học
- Một số biển báo giao thông cơ bản (biển báo đường 1 chiều, biển báo có học sinh đi qua, biển báo có đường sắt, cầm đổ xe và cấm dừng). 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS trả lời câu hỏi :
+ Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông?
+ Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào ?
- Gọi HS ở dưới nêu lại ghi nhớ ?
- Nhận xét – cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Bày tỏ ý kiến 
Yêu cầu các nhóm thảo luận các ý kiến sau : 
- Đang vội, bác Minh nhìn không thấy chú công an ở ngã tư, liền cho xe vượt qua . 
- Một bác nông dân phơi rơm rạ bên cạnh đường cái. 
- Bố mẹ Nam đèo bác Nam đi bệnh viện bằng cấp của bằng xe máy . 
- Nhận xét – kết luận : Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật lệ giao thông mọi lúc mọi nơi . 
* Tìm hiểu các biển báo giao thông 
- Cho học sinh quan sát số biển báo giao thông : 
- Biển báo đường 1 chiều ; biển báo có học sinh đi qua ; biển báo cấm đỗ xe . . . 
Nói ý nghĩa từng biển báo . . . 
- Kết luận : Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông là phải tuân theo và làm đúng mọi biển báo giao thông.
* Thi “Thực hiện đúng luật giao thông”
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 học sinh trong một lượt chơi . 
Phổ biến luật chơi, một bạn cầm biển báo, phải diễn tả bằng hành động, lời nói . Bạn kia đoán nội dung biển báo đó . 
Tổ chức cho học sinh chơi 
Nhận xét chơi 
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hành các nội dung bài.
- 3 HS trả lời (Thanh Tuyền, Bảo Di, Kiến Minh)
Thảo luận nhóm đại diện trả lời : 
- Học sinh nhận xét, bổ sung. 
Học sinh quan sát, trả lời theo biển báo . 
Lớp nhận xét . 
- 1 – 2 học sinh nhắc lại ý nghĩa của biển báo .
Cử 2 học sinh chơi 
Học sinh chơi 
Nhận xét 
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 143: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 - Giúp học sinh rèn khả năng giải toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó ” (dạng với m>1 và n>1).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ có vẽ sẵn sơ đồ bài tập 4, 4 bảng phụ phục vụ cho BT2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1 : 
Yêu cầu 1 học sinh đọc to bài toán trước lớp 
Cho học sinh thảo luận nhóm 2 để giải bài toán : 
8 – 3 = 5 (phần)
Số bé : 85 : 5 x 3 = 51
Số lớn : 85 + 51 = 136
Yêu cầu lớp nhận xét 
Giáo viên nhận xét . 
Bài 2 : 
Yêu cầu 1 học sinh đọc bài toán vẽ sơ đồ 
Tìm hiểu số phần = nhau ? Tìm số bóng đèn màu ? Tìm số bóng đèn trắng ? 
Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho các nhóm 
Bài 3 : 
Yêu cầu 1 – 2 học sinh, đọc bài toán 
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài toán dưới lớp làm vào vở . 
Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh . 
Bài 4 : 
- Yêu cầu 1 – 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn sơ đồ bài tập 4.
- Yêu cầu mỗi học sinh tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó vào vở.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Hiện nay anh 13 tuổi và em 3 tuổi. Hỏi sau đây bao nhiêu năm thì tuổi anh gấp 3 tuổi em?
- 3 HS thực hiện (Bảo Toàn, Nhật Hạ, Anh Thi)
1 học sinh đọc, vẽ sơ đồ 
Thảo luận nhóm 2 
Đại diện nhóm đọc kết quả vừa thảo luận .
Lớp nhận xét 
1 học sinh đọc .
Thảo luận nhóm 6.
Treo bảng phụ.
Đại diện nhóm nhận xét .
1 – 2 học sinh đọc. 
2 học sinh lên bảng.
Lớp làm vào vở. 
Lớp nhận xét . 
1 – 2 học sinh đọc. 
Quan sát sơ đồ 4/151 sgk .
Thực hiện 2 học sinh bảng lớp.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 58: Trăng ơi từ đâu đến?
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: diệu kì, lửng lơ, trăng tròn, mọi miền, 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các khổ thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Đường đi Sa Pa và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo khổ thơ.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) 
* Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? 
+ Vậy trăng còn có thể đền từ đâu , chùng ta cùng tìm hiểu bài tiếp .
- Chốt ý
- Y/c HS đọc thầm 4 khổ thơ còn lại .Và trao đổi nhau trả lời câu hỏi :
+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? 
+ Những đối tượng mà t/g đưa ra có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống trẻ thơ ?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ? 
- Chốt ý đúng và ghi lên bảng :
Nội dung : Bài thơ thể hiện tình yêu mến , sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
+ Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả ?
- Kết luận : Bài thơ không những cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo , gần gũi của trăng mà còn cho thấy tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả .
* Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ .
- Treo bảng đoạn luyện đọc .
- GV đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ.
- Chú ý cách ngắt giọng và nhấn giọng một số câu thơ, dòng thơ . 
- Y/ c HS luyện đọc theo cặp .
- Tổ chức thi đọc diễn cảm .
* Nhận xét – cho điểm từng HS .
- Tổ chức HS đọc nhẩm HTL bài thơ theo cặp .
* Nhận xét – cho điểm HS .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 3 HS thực hiện ( Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương,)
- 1 HS thực hiện (Quỳnh Giao)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm 4 khổ thơ còn lại .Và trao đổi nhau trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, bổ sung.
- 6 HS đọc nói tiếp từng khổ thơ .
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm .
- Từng cặp HS HTL từng khổ – cả bài .
- HS thi đọc HTL .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 57: Luyện tập miêu tả cây cối 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- HS ôn lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, dựa vào những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, viết được 1 đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ hay, sinh động, chân thực, giàu tình cảm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
- Cho HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả các bộ phận của cây cối.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. 
- Nêu
- Viết bài.
- Trình bày bài viết.
- Bình chọn bài viết hay nhất.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_29_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc