Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 27: Chú Đất Nung

(trang 134 - 135)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu ND bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật.

3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì , biết quan tâm và sống vì người khác.

* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh chủ điểm tuần, tranh nội dung bài

- SGK, trình chiếu câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 1 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 66: Chia một tổng cho một số
(trang 76) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số 
2. Kĩ năng: Áp dụng tính chất một tổng (một hiệu ) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
* Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số.
MT: giúp HS nắm được quy tắc và công thức
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS thực hiện 2 phép tính: (35 + 21) : 7
: 7 + 21 : 7
=> so sánh hai kết quả
=> (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
+ So sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 
 24 : 6 + 12 : 6
+ Hỏi đáp giúp HS rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được.
 ( a + b ) : c = a : c + b : c
* Thực hành
MT : giúp HS áp dụng tính chất vừa học để làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ Tính theo 2 cách
Bài tập 2:
+ Cho HS tự tìm cách giải bài tập.
+ Yêu cầu HS làm lần lượt từng phần a, b, c để phát hiện được tính chất tương tự về chia một hiệu cho một số: Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia, rồi lấy các kết quả trừ đi nhau.
Bài tập 3:
+ Cho HS tự tìm cách giải bài tập.
+ Yêu cầu HS làm vào vở.
- Sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
Tính giá trị của biểu thức: (a + a) : a
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS thực hiện các phép tính do GV đưa ra
- Rút ra quy tắc
- Một số HS nhắc lại quy tắc
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
-3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
- Sửa bài
- HS làm bài
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
- Làm vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 27: Chú Đất Nung
(trang 134 - 135)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ND bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật. 
3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì , biết quan tâm và sống vì người khác.
* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh chủ điểm tuần, tranh nội dung bài 
- SGK, trình chiếu câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC:
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp và trả lời các câu hỏi trong bài Văn hay chữ tốt
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài văn
 PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn:
 - Đoạn 1: 4 dòng đầu: giới thiệu đồ chơi của Cu chắt
 - Đoạn 2: 6 dòng tiếp: chú bé Đất và hai người bột làm quen với nhau
 - Đoạn 3: còn lại: Chú bé Đất trở thành Đất Nung
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó: dây cương, tráp
+ Quan sát tranh, nhận biết các đồ chơi của cu Chắt.
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Cu Chắt có những đồ chơi gì ?
- Chú bé Đất, chàng kị sĩ, nàng công chúa có phải là con người không ?
- Chúng khác nhau như thế nào ?
- Chú bé Đất làm quen với hai người bột, kết quả ra sao ?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?
- Chi tiết “ nung trong lửa ” tượng trưng cho điều gì ? 
GV chốt ý nghĩa: Con người được tôi luyện trong gian nan mới vững vàng , dũng cảm. 
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Luyện đọc đoạn: Ông Hòn Rấm cười. chú Đất Nung
+ Thể hiện giọng đọc: người kể (hồn nhiên, khoan thai) ; chàng kị sĩ ( kênh kiệu ) ; ông Hòn Rấm ( vui, ôn tồn ) ; chú bé Đất : chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu
=> HS luyện đọc => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3.Hoạt động nối tiếp
-Yêu cầu HS luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho toàn bài.
- Cả lớp hát
- 3 HS thực hiện (Khánh Linh, Thùy Anh, Thành Thảo)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- Quan sát.
- Đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
+ Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi.
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 14: Chiếc áo búp bê
(trang 135 -136)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Chiếc áo búp bê”.
2. Kĩ năng: Tìm đúng, viết đúng những tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ât/âc
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- Trình chiếu sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn.
- Viết bảng con tiếng có âm đầu l/n hoặc âm i/iê.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn HS nghe– viết
MT: giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn
 PP: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Tìm hiểu nội dung bài:
+ Yêu cầu HS luyện đọc, trả lời câu hỏi và viết các từ khó: phong phanh, tấc xa tanh, tà áo loe, khuy bấm, cườm 
+ Lưu ý HS cách trình bày 
Viết chính tả:
+ HS nghe - viết đoạn văn
+ Chấm, chữa 7 – 10 bài.
+ GV nhận xét chung bài viết của HS
Hướng dẫn làm bài tập 
MT: Giúp HS làm đúng các bài tập 
PP: Động não, đàm thoại , thực hành
Bài 2:
+ HS đọc bài tập 2a: tìm tiếng bắt đầu bằng s/x
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
+ HS đọc bài tập 3a: tìm tính từ bắt đầu bằng s/x
3. Hoạt động nối tiếp
+ Tổ chức trò chơi “Ôn luyện Tiếng Việt” .
- Chơi trò chơi.
- Viết bảng con.
HT: cá nhân, lớp
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- Luyện viết vào bảng con
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận nhóm 4
- Trình bày => sửa bài
- HS làm việc cá nhân 
- 2 HS lên bảng phụ làm bài tập.
- Tham gia chơi.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 14: Nhà Trần thành lập
( trang 37 - 38)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết được: hoàn cảnh ra đời của nhà Trần; cơ cấu tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội; mối quan hệ giữa vua, quan và dân.
- HS khá, giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng: HS nêu được cơ cấu tổ chức của nhà Trần và một số chính sách quan trọng. 
3. Thái độ: Thấy được sự ra đời của nhà Trần là phù hợp lịch sử. Các vua Trần làm rạng rỡ non sông, dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai .
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho lớp hát bài : Khăn quàng thắm mãi vai em.
* KTBC:
-- Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta?
- Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài	
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
MT: HS nắm được nguyên nhân nhà Trần thay nhà Lý
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
- Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào?
- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào ?
=> GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
2.2. Cơ cấu tổ chức và các chính sách quan trọng của nhà Trần
MT: HS nắm được cơ cấu tổ chức và chính sách quan trọng của nhà Trần
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
=> Tổ chức cho HS trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện . 
2.3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
MT: giúp HS biết được quan hệ giữa vua, quan và dân
PP : đàm thoại, giảng giải 
- Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
+ GV nhận xét, kết luận.	
3. Hoạt động nối tiếp
Tìm hiểu thêm về các đời vua Trần.
- Cả lớp cùng hát
- 2 HS trả lời ( Trần Hoàng, Mỹ Đình)
HT: nhóm, lớp
- Dựa vào SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
HT: cá nhân, lớp
- HS làm phiếu học tập và trình bày đáp án
HT: nhóm, lớp
- Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. 
- Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc