Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 07 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 07 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

 TRUNG THU ĐỘC LẬP

 Thép Mới

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.

 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

 

docx 34 trang xuanhoa 10/08/2022 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 07 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
 TẬP ĐỌC
 TRUNG THU ĐỘC LẬP
	Thép Mới
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. 
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa với nội dung: đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chị em tôi.
- Nhận xét
- GV giới thiệu bài:
 Trung thu độc lập
2. Hình thành kiến thức mới:
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: bao la, man mác, mươi mười lăm năm nữa, chi chít,...
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. 
* Dự kiến câu văn khó:
Đêm nay / anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu / và nghĩ tới các em.
- Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình.
- Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc), yêu cầu trưởng nhóm điều hành chung 
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
? Trăng trung thu có gì đẹp ?
? Đoạn 1 nói lên điều gì ?
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao ?
? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
? Nội dung đoạn 2 là gì?
? Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
? Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
? Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
? Bài tập đọc có ý nghĩa gì ?
- GV rút ra nội dung bài và ghi bảng:
=> Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
3. Thực hành kĩ năng:
 Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2, 
+ GV đọc mẫu đoạn 2. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học:
GD QPAN: Qua bài thơ đã ca ngợi điều gì về các chú bộ đội, công an đối với các cháu thiếu niên và nhi đồng?
? Để đất nước mai sau tươi đẹp hơn thì ngay từ bây giờ em cần làm gì ?
- Em vẽ tranh thể hiện niềm mơ ước của em về đất nước ta mai sau.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu đến của các em.
Đoạn 2: tiếp đến vui tươi
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng.
- HS thực hiện.
- HS đọc phần chú giải.
- 1HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm 4.
- Dự kiến ND chia sẻ:
- HS đọc thầm, trao đổi trong nhóm và trả lời:
+ Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng 
=> Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
+ Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa ruộng đồng cờ đỏ phấp phi bay trên những con tàu lớn.
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
=> Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
+ Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
+ Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.
=> Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
- HS nêu
- Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
+ HS theo dõi. 
+ HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2.
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
..................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ .
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .
 BT cần làm : bài 1; bài 2; bài 3.
 BT phát triển năng lực HS: bài 4 , bài 5 .
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, phấn màu, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBVN cho HS hát.
- GV giới thiệu bài:
Tiết 31: Luyện tập
2. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: cá nhân
Bài 2: cá nhân
Bài 3: cá nhân
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài 4, bài 5 và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có.
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
=> GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp.
Bài 1:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
? Hãy nêu cách thử lại phép cộng ?
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS thực hiện phép cộng và cách thử lại phép cộng.
Bài 2:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
? Hãy nêu cách thử lại phép trừ ?
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS thực hiện phép trừ và cách thử lại phép trừ.
Bài 3:
- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài tập phát triển năng lực HS: bài 4, bài 5.
- GV gọi HS lên chia sẻ.
3. Ứng dụng:
- Hỏi bố mẹ giá tiền 1 kg thịt, 1 kg gạo. Em hãy tính nếu mua 1 kg gạo và 1 kg thịt thì hết bao nhiêu tiền (nhớ thử lại kết quả phép tính)?
- Em hãy nghĩ một bài tập giống bài 2 rồi thực hiện làm bài tập đó.
- HS hát.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS nghe, nhận nhiệm vụ.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau rồi chia sẻ cách làm.
- HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài: Thử lại phép cộng.
- HS chia sẻ kết quả:
+ Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài: Thử lại phép trừ.
- HS chia sẻ kết quả:
+ Muốn thử lại phép trừ, ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ. Nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu: Tìm x.
- HS chia sẻ kết quả:
a. x + 262 = 4848
 x = 4848 - 262 
 x = 4586
b. x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707 
 x = 4242
- HS thực hiện.
Điều chỉnh ..................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
 LỊCH SỬ
 BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (Tiết 2)
 (Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử - Địa lí lớp 4 tập 1)
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BÀI 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
* HS có năng lực tốt: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
* Điều chỉnh: + Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.
 + Bài tập 1: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:"
* BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, NL điều chỉnh hành vi pháp luật, năng lực tự nhận thức hành vi đạo đức, năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức ,pháp luật 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi dộng:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn với nội dung:
? Nêu lại phần ghi nhớ bài “ Bày tỏ ý kiến” ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
Bài 4: Tiết kiệm tiền của ( tiết 1)
2. Hình thành kiến thức mới:
Tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK/11 và thảo luận câu hỏi SGK (t 12)
Thông tin: 
+ Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. 
+ Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. 
+ Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. 
? Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì?
? Theo em có phải do nghèo nên cần phải tiết kiệm của công ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét.
BVMT: Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước .trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
3. Thực hành kĩ năng:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 1 trong SGK.
- GV cho HS bày tỏ thái độ về các ý kiến đã cho (Tán thành, không tán thành) và giải thích về lí do lựa chọn của mình. 
- Nhận xét, kết luận: 
 + Các ý kiến c, d là.tán thành 
 + Các ý kiến a, b là không tán thành. 
* Lợi ích của tiết kiệm tiền của: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: trao đổi và trả lời câu hỏi về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của:
? Trong ăn uống cần tiết kiệm như  thế nào ?
? Có nhiều tiền thì tiêu như  thế nào cho tiết kiệm?
? Sử dụng đồ đạc như thế nào mới tiết kiệm?
? Sử dụng điện, sử dụng nước thế nào là tiết kiệm ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV kết luận.
4. Ứng dụng:
? Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của trong học tập và cuộc sống hàng ngày?
* BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
- Sưu tầm những câu chuyện, những tấm gương về tiết kiệm tiền của.
- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm các nguồn năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, ga .; thức ăn, sách vở, đồ chơi 
+ Không. vì tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước, chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 
- HS chia sẻ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các tấm thẻ đã quy ước.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cặp đôi.
+ Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi. Chỉ mua những thứ cần dùng.
+ Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc giữ tiết kiệm
+ Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
+ Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt. Tắt bớt những bóng đèn, điện không cần thiết.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Đọc phần ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
..................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
 CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
 NGHE – VIẾT: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng bài tập 2a, 3a (tr. 67 – 68); làm đúng bài tập 2a (tr.77)
* BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: Giáo dục ý thức yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. 
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, máy tính.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS lên bảng viết một số từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: 
 Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo
Nghe – viết: Trung thu độc lập
2. Hình thành kiến thức mới:
a) Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo
- Gọi HS đọc đoạn chính tả.
? Lời lẽ của Gà đối với Cáo thể hiện điều gì?
? Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
? Đoạn thơ nói lên điều gì ?	
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
? Hãy nêu cách trình bày bài viết ?
b) Nghe – viết: Trung thu độc lập
- Gọi HS đọc đoạn chính tả.
? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào ?
? Ngày nay, đất nước ta đã thực hiện được điều mơ ước của anh chiến sĩ như thế nào?
* BVMT: Giáo dục ý thức yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. 
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
? Hãy nêu cách trình bày bài viết ?
3. Thực hành kĩ năng:
a. Viết bài chính tả.
- HS thực hiện viết bài ở nhà.
b. Làm bài tập chính tả.
- GV giao nhiệm vụ, cho HS làm bài 2a, bài bài 3a (tr. 67- 68); bài 2a (tr.77) vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chưa làm được.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 2a: Tr.67
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại chữ đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 3a : Tr.68
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2a: Tr.77
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại chữ đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
4. Ứng dụng:
- Cho HS luyện viết một số từ để phân biệt ch/tr; gi/r/d ở các môn học.
- Hãy tìm và luyện phát âm những từ ngữ có âm đầu tr/ch; gi/r/d.
- HS lên bảng.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi.
+ Thể hiện Gà là con vật thông minh
+ Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó săn ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng. 
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào.
- HS tìm và luyện viết các từ khó: phách bay, quắp đuôi, khoái chí, chó săn. 
+ Trình bày theo thể thơ lục bát: Câu 6 lùi vào cách lề vở 1 ô, câu 8 sát lề vở. Hết mỗi khổ khổ thơ để trống 1 dòng rồi viết tiếp khổ thơ sau.
- HS đọc, lớp theo dõi.
+ Anh mơ đến đất nước ta tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ở giữa biển rộng , cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, viu tươi
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS tìm và luyện viết các từ khó: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn, 
+ Đoạn viết gồm 2 đoạn văn, chữ cái đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào 1 ô.
- Lắng nghe và theo dõi.
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả truớc lớp.
- HS đọc.
- HS chia sẻ trước lớp. 
 Con người là một sinh vật có trí tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm chất kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la. Họ là những chủ nhân xứng đáng của thế giới này.
- Chữa bài vào vở.
- HS đọc.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia sẻ:
+ ý chí
+ trí tuệ
- Chữa bài.
- HS đọc.
- HS chia sẻ trước lớp. 
Đáp án: giắt-rơi-dấu-rơi-gì-dấu-rơi-dấu.
- Chữa bài vào vở.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------------------------------- 
TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ .
* BT cần làm: bài 1; bài 2a,b; bài 3( 2 cột )
* BT phát triển năng lực HS: bài 2c, bài 3 cột còn lại, bài 4.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. CHUẨN BỊ: 	
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Hát
- GV giới thiệu bài:
 Biểu thức có chứa hai chữ.
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Giới thiệu biểu thức chứa 2 chữ :
- Yêu cầu HS đọc ví dụ. 
? Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- Treo bảng số và hỏi: 
? Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá?
- Viết 3 vào cột Số cá của anh và viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của cả hai anh em 
 - Làm tương tự với các trường hợp còn lại
? Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá thì số cá hai anh câu được bao nhiêu con?
- Giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa 2 chữ.
b. Giá trị của biểu thức chứa 2 chữ 
? Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?
- Khi đó ta nói 5 là giá trị của biểu thức 
a + b.
- Làm tương tự với các giá trị khác của a và b: a = 4 và b = 0 ; a = 0 và b = 1
? Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm thế nào ?
? Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì?
- GV chốt:
=> a + b là biểu thức có chứa hai chữ. Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
3. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: cá nhân 
Bài 2: cá nhân
Bài 3: cá nhân
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài 2c, bài 3 cột còn lại, bài 4 và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có.
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
=> GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp.
Bài 1:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
Bài 2a,b:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
Bài 3:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
* Bài tập phát triển năng lực HS: thêm bài 2c, bài 3 cột còn lại, bài 4
- GV xuống kiểm tra, hỏi cách làm. Nếu còn thời gian, gọi HS lên chia sẻ.
4. Ứng dụng:
- Tính giá trị biểu thức 123 x a + 456 x b với: a = 7 và b = 4 ; a = 5 và b = 8
- Em nghĩ ra bài tập giống bài 2 rồi thực hiện làm bài đó.
- HS hát
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc đề bài: Hai anh em cùng câu cá. Anh câu được ... con cá. Em câu được ... con cá. Cả hai anh em cùng câu được ... con cá.
+ Lấy số cá của anh cộng số cá của em.
+ Cả hai anh em câu được 5 con cá
- HS lên bảng nêu và viết các số trong các trường hợp còn lại.
+ Số cá cả hai anh em câu được là a + b
- HS đọc a + b là biểu thức có chứa hai chữ.
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
+ Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b = 4 + 0 = 4
+ Nếu a = 0 và b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1
+ Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta thay số vào chữ rồi tính giá trị của biểu thức.
+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được một giá trị của biểu thức
- HS nhắc lại.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân rồi chia sẻ cách làm.
- HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài. Tính giá trị của biểu thức c + d.
- HS chia sẻ kết quả:
a. Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35
b. Nếu c = 15cm và d = 45cm thì c + d = 15cm + 45cm = 60cm
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả:
a. Nếu a = 32 và b = 20 thì a - b = 
32 – 20 = 12
b. Nếu a = 45 và b = 36 thì a - b = 
45 - 36 = 9
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả:
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
- Chữa bài.
- HS thực hiện
- HS nêu.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.................................................................................................................................................................................................................................................. 
-----------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT 1; BT2 mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
* HS có năng lực tốt: làm được đầy đủ BT 3 mục III
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phấn màu, máy chiếu.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBVN cho HS hát.
- Giới thiệu bài:
 Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Nhận xét:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi cách viết những tên riêng trong phần nhận xét.
? Những tên riêng trên gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng đó được viết như thế nào?
? Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, ta cần phải viết như thế nào?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kiến thức:
=> Khi vết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
b. Ghi nhớ:
? Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần phải viết như thế nào ?
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
3. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giao nhiệm vụ: cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Cho HS chia sẻ kết quả làm việc.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt.
Bài 3: HS có năng lực tốt
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt.
4. Ứng dụng:
- Em hãy viết địa chỉ của nơi em đang ở thôn ..., xã ...., huyện, ..., tỉnh.... nào? rồi nói cho các bạn biết đâu là danh từ chung, đâu là danh từ riêng.
- Viết một đoạn văn có tên người, tên địa lí Việt Nam.
- HS hát.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS nhận nhiệm vụ, trao đổi với bạn cùng bàn.
+ Nhưng tên riêng trên gồm một, hai hoặc ba tiếng. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.
+ Khi vết tên người, tên địa lí Việt Nam, ta cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nêu yêu cầu bài: Viết tên em và địa chỉ gia đình em.
- HS làm việc cá nhân rồi trao đổi với bạn cùng bàn
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết tên mộ số xã ( phường, thị trấn ) ở huyện ( quận, thị xã, thành phố ) của em.
- HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- HS chia sẻ kết quả.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu: 
- HS suy nghĩ, làm bài vào vở rồi trao đổi với bạn cùng bàn.
- HS chia sẻ kết quả.
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
..................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 THỂ DỤC
 TIẾT 1: TẬP HỢP HN, DH, ĐS, QS. TRÒ CHƠI "KẾT BẠN"
TIẾT 2: ĐI THƯỜNG THEO NHỊP CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI. TC: "NÉM TRÚNG ĐÍCH"
 (GV chuyên)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
KỂ CHUYỆN
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
* BVMT: HS thấy được vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người. (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp).
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBHT cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung:
? Kể lại câu chuyện về lòng tự trọng ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
 Lời ước dưới trăng
2. Hình thành kiến thức mới:
- GV kể câu chuyện Lời ước dưới trăng.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa.
3. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ, cho HS quan sát tranh minh họa, dưạ vào gợi ý dưới tranh làm việc trong nhóm để kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GV nêu tiêu chí đánh giá :
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả làm việc.
- Nhận xét, đánh giá.
* Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi a,b,c của bài 3 về nội dung và ý nghĩa của chuyện:
? Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì ?
? Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào ?
? Em hãy tìm kết cục vui cho câu chuyện trên ?
? Qua câu chuyện trên em hiểu được điều gì ?
- Nhận xét, chốt.
* BVMT: Em đã bao giờ ngắm trăng chưa? Khi ngắm trăng, em cảm thấy thế nào?
4. Ứng dụng:
- Qua câu chuyện trên, em hiểu được điều gì ?
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện ?
- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe GV kể chuyện.
- Lắng nghe.
- HS nhận nhiệm vụ, làm việc trong nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ kết quả làm việc.
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh + Hành động của cô gái cho thấy cô làngười nhân hậu, sống vì người khác có tấm lòng nhân ái bao la.
+ Mấy năm sau cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngăn sáng lại...
+ Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.................................................................................................................................................................................................................................................. 
-----------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
 Theo Mát – Téc – Lích
( Nguyễn Trường Lịch dịch )
I . MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK)
* Giảm tải: Không hỏi câu hỏi 3,4.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung đọc và TLCH của bài Trung thu độc lập.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài:
 Ở vương quốc Tương Lai
2. Hình thành kiến thức mới:
 Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_07_nam_hoc_2021_2022_ban_moi.docx