Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24, Thứ - Năm học 2011-2012

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24, Thứ - Năm học 2011-2012

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 47: Câu kể Ai là gì?

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- HS hiểu và nắm được cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?

- HS biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.

II. Đồ dùng dạy học

- Giấy khổ to viết 3 câu văn ( Phần nhận xét )

- Bảng phụ để HS làm bài 1.( Phần luyện tập )

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24, Thứ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 19 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 117: Phép trừ phân số
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Thực hành trên băng giấy: 
GV cho HS lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị, chia thành 6 phần bằng nhau. Lấy 1 băng, cắt lấy 5 phần
- Có bao nhiêu phần của băng giấy 
- GV cho HS cắt lấy từ băng giấy. Phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy ?
- Tính 
- Muốn kiểm tra phép trừ ta làm như thế nào?
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
- Cho HS tự làm vào vở.
- Kết quả là : ; 
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Ta có thể đưa 2 phân số trên về 2 phân số 
có cùng mẫu số không? Bằng cách nào?
- Yêu cầu HS tự đặt tính và làm bài vào vở .
- Có thể rút gọn trước khi trừ.
- HS đổi vở chấm chéo bài.
* GV cho HS tự làm các phần b, c, d vào vở.
Bài 3: 
- Tương tự cách tiến hành như bài 2 
* GV nêu câu hỏi:
-Trong các lần thi đấu thể thao, thường có các loại huy chương gì để trao giải cho các vận động viên?
 - GV cho HS làm bài vào vở.
 Giải
Số huy chương bạc và đồng bằng :
 (Tổng số huy chương)
 Đáp số: tổng số huy chương
- Nhận xét bài của HS, đổi vở chấm chéo, công bố kết quả, ghi điểm cho HS.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Rút gọn rồi tính: 
- ; - 
2/ Một đội công nhân phải sửa một đoạn đường. Trong tuần đầu đội đã sửa được quãng đường đó. Hỏi đội còn phải sửa bao nhiêu phần của quãng đường.
- 3 HS thực hiện (Quỳnh Giao, Nhật Hạ, Phúc Hiền)
* HS thực hiện và so sánh, trả lời : Còn băng giấy.
* HS thực hiện phép trừ : lấy 5 – 3 = 2. Lấy 2 là tử số, 6 là mẫu số, ta được phân số 
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- Vài HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu đề bài và trả lời
- HS nêu.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS rút gọn.
- HS đổi vở sửa bài.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài bạn.
- HS đổi vở chấm chéo.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47: Câu kể Ai là gì?
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- HS hiểu và nắm được cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?
- HS biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to viết 3 câu văn ( Phần nhận xét )
- Bảng phụ để HS làm bài 1.( Phần luyện tập )
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Nêu nội dung ghi nhớ tiết LTVC trước. 
- 1 em đọc lại 4 câu tục ngữ bài tập 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a) Phần nhận xét
* Bài tập 1:
- 4 HS đọc yêu cầu bài 1+ 2+ 3+ 4
- GV gọi 1 em đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn:
1) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
2) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
3) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
- GV cho HS thảo luận nội dung bài tập 1.
- GV kết luận: Bằng cách dán tờ phiếu đã ghi sẵn lời giải.
- Câu 1 và 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi.
- Câu 3: Nêu nhận định về bạn ấy.
- GV hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là gì?
- Ví dụ: 
1) Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta?
 - Đây là ai ?
2) Ai là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công?
3) Ai là hoạ sĩ nhỏ?
- HS gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì?
- GV cho HS so sánh giữa kiểu câu Ai là gì? Với Ai làm gì? Ai thế nào ?
* Kiểu câu Ai là gì? ( Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì ? là ai? Là con gì? )
b) Phần ghi nhớ
- Gọi HS nêu ghi nhớ của bài. 
- Yêu cầu HS đặt câu.
c) Phần luyện tập
* Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV gọi 3 em lên sửa bài.
Câu kể Ai là gì?
a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm chế tạo.
- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giớ, tổ tiên của những hiện đại.
b) Lá là lịch của cây
- Cây lại là lịch đất
- Trăng lặn rồi trăng mọc / Là lịch của bầu trời
- Mười ngón tay là lịch
- Lịch lại là trang sách.
c) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
* Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS chọn tình huống giới thiệu.
- GV nhắc nhớ dùng câu kể Ai là gì?
- Gọi từng cặp HS giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét.
- Xem ví dụ SGV trang 103.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết đoạn văn kể về các bạn trong tổ mình, trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì?
- 2 HS thực hiện (Khánh An, Vĩnh An) , lớp theo dõi .
- 1 HS đọc (Bảo Toàn)
- 4 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp theo dõi, quan sát.
- HS đọc thầm 3 câu văn in nghiêng.
- HS tìm câu dùng để giới thiệu, câu nhận định về bạn Diệu Chi.
- HS phát biểu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe,phát biểu:
1) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
2) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
3) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
- HS phát biểu.
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS so sánh. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- 2 HS đọc.
- HS nêu ví dụ minh họa.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi với bạn, làm vào vở.
- HS phát biểu ý kiến, tìm đúng câu kể Ai là gì? 
- Nêu tác dụng của câu tìm được.
Tác dụng
a) Giới thiệu về thứ máy mới.
- Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên.
b) Nêu nhận định (chỉ mùa)
- Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc chỉ năm)
- Nêu nhận định (chỉ ngày đêm)
- Nêu nhận định (đếm ngày tháng)
- Nêu nhận định (năm học)
- Nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giới thiệu về các bạn trong lớp với vị khách 
- Giới thiệu từng người thân của mình trong tấm ảnh chụp gia đình để các bạn biết về gia đình mình.
- HS chọn bạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 24: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng nói:
+ HS kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc về hoạt động góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Các sự việc được sắp xếp hợp lí. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
+ Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
- Rèn kĩ năng nghe: 
+ Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Bảng lớp viết đề tài, bảng phụ viết dàn ý của bài kể.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp.
- Nêu ý nghĩa của chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn kể chuyện 
a). Tìm hiểu đề bài 
 - Gọi HS đọc đề bài , GV dùng phấn màu gạch dưới các từ trong đề bài .
Đề bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc về hoạt động góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý .
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nói tên nhân vật, ở đâu, có tài gì mà em chọn kể.
- Nhờ đâu mà em biết về những hoạt động này ?
+ Khi KC mình đã nghe, đã đọc , các em xưng hô như thế nào?
- Yểu cầu HS kể 1 câu chuyện cụ thể, có đầu có đuôi.
b).Kể chuyện trong nhóm 
- Chia HS thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 em.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. 
- Gơi ý cho HS các câu hỏi :
HS kể hỏi :
 + Bạn thích chi tiết nào trong truyện ? Vì Sao ?
 + Bạn có muốn làm được những việc như những nhân vật mình kể không ?
 + Bạn có khâm phục nhân vật đó không ? Vì sao?
 + Qua câu chuyện , bạn học được đìêu gì ở nhân vật tôi kể ?
HS nghe kể hỏi:
- Bạn nghĩ gì sau khi đọc (nghe) câu chuyện đó? 
c). Thi kể trước lớp .
- Tồ chức cho HS thi kể .
- Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- Yêu cầu HS thi kể trước lớp, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Nhận xét bình chọn và tuyên dương những HS kể tốt – hấp dẫn nhất.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe.
- 1 HS kể ( Phúc Hòa).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 2 HS đọc to.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS chọn phương án để kể.
- xem ti vi , báo , 
+ xưng hô tôi hoặc em .
- 4 HS cùng nhóm kể chuyện , nhận xét , đánh giá theo tiêu chí đã nêu .
- HS dựa vào những câu hỏi gợi ý để hỏi lẫn nhau.
- Lần lượt từng HS thi KC.
- Lớp theo dõi nhân xét bạn kể theo tiêu 
 Chí đã nêu.
- HS thi kể cũng có thể hỏi bạn trong lớp tạo không khí sôi nổi hào hứng .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_24_thu_nam_hoc_2011_2012.doc