Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

 TẬP ĐỌC

 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

Truyện dân gian Khmer

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).

 HS có năng lực tốt: trả lời được câu hỏi 4.

 *Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

 

docx 28 trang xuanhoa 05/08/2022 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
 TẬP ĐỌC
 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
Truyện dân gian Khmer
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. 
 - Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ). 
 HS có năng lực tốt: trả lời được câu hỏi 4.
 *Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa với nội dung: đọc thuộc ít nhất 1 khổ thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tre Việt Nam.
- Nhận xét
- GV giới thiệu bài:
 Những hạt thóc giống
2. Hình thành kiến thức mới:
 Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: gieo trồng, nảy mầm, dõng dạc, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ,...
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. 
* Dự kiến câu văn khó:
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.
- Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình.
- Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc), yêu cầu trưởng nhóm điều hành chung 
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
? Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
? Nhà Vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ? 
? HS có năng lực tốt: Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý ?
? Bài tập đọc có ý nghĩa gì ?
- GV rút ra nội dung bài và ghi bảng:
=> Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
3. Thực hành kĩ năng:
 Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2, đoạn 3.
+ GV đọc mẫu đoạn 2, đoạn 3. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, đoạn 3 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học:
? Em học được điều gì ở nhân vật Cậu bé Chôm ?
? Hàng ngày trong cuộc sống, em cần giúp bạn bè như thế nào ?
- Đọc lại câu chuyện theo vai một nhân vật trong câu chuyện.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài tập đọc chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Ngày xưa ... trừng phạt.
Đoạn 2 : Có chú bé ... nảy mầm được
Đoạn 3 : Mọi người ... của ta.
Đoạn 4: Phần còn lại 
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng.
- HS thực hiện.
- HS đọc phần chú giải.
- 1HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm 4.
- Dự kiến ND chia sẻ:
- HS đọc thầm, trao đổi trong nhóm và trả lời:
+ Nhà Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi.
+ Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi.
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- HS suy nghĩ, tự trả lời:
VD: Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hại việc chung.
- Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
+ HS theo dõi. 
+ HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3. 
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- HS thực hiện, nêu miêng.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận, và năm không nhuận.
 - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
 - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
 BT cần làm : bài 1; bài 2.
* Điều chỉnh: Không làm bài 3 trang 26
 BT phát triển năng lực HS: bài 4, bài 5.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUÂN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, máy tính
2. Học sinh: SGK, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBVN cho HS hát.
- GV giới thiệu bài:
Tiết 21: Luyện tập
2.Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: cá nhân
Bài 2: cặp đôi
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài 4, bài 5 và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có.
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
=> GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp.
Bài 1:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
Bài 2:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo thời gian.
* Bài tập phát triển năng lực HS: bài 4, bài 5.
- GV gọi HS lên chia sẻ.
3. Ứng dụng:
? Em sinh tháng mấy ?Tháng đó có bao nhiêu ngày ?
? Tìm hiểu ngày tháng năm sinh của các thành viên trong gia đình, xác định tháng sinh đó có bao nhiêu ngày. Năm sinh đó thuộc thế kỉ bao nhiêu.
- HS hát.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS nghe, nhận nhiệm vụ.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau rồi chia sẻ cách làm.
- HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS chia sẻ kết quả:
a. Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
 Tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11
 Tháng 28 hoặc 29 ngày: là tháng 2
b. Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày. 
- Chữa bài.
- HS chia sẻ kết quả:
3 ngày = 72 giờ 4 giờ = 240 phút 
8 phút = 480 giây 
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
4 phút 20 giây= 260 giây
ngày = 8 giờ ; giờ = 15 phút
phút = 30 giây
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi kết quả trong nhóm.
a. Thế kỉ XVIII
b. Năm 1380 vào thế kỉ XIV
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
 ĐẠO ĐỨC
BÀI 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
 *HS có năng lực tốt: Biết trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và thể hiện sự tự tin
 *Điều chỉnh: Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành
 *BVMT: HS biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, thầy cô, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, trường học, về môi trường ở cộng đồng, địa phương. 
 *GDQP - AN: Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, NL điều chỉnh hành vi pháp luật, năng lực tự nhận thức hành vi đạo đức, năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức ,pháp luật 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi dộng:
- TBVN cho HS hát
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến ( tiết 1)
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Trò chơi “Diễn tả”
- GV nêu cách chơi - tổ chức cho HS chơi: GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.
? Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?
- GV kết luận: 	
 => Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
b. Thảo luận nhóm:
- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.
+ Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng ?
+ Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình ?
+ Nhóm 3: Em sẽ làm gì nếu chủ nhật này bố mẹ cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc ?
 + Nhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em ?
? HS có năng lực tốt: Mỗi trẻ em có quyền gì ? Để thực hiện quyền đó em cần làm gì ?
- GV kết luận: 
=> Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
=> Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình về mọi vấn đề trong đó có môi trường.
3. Thực hành kĩ năng:
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giao nhiệm vụ cho HS trao đổi cặp đôi để làm bài.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV kết luận: 
=> Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: 
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10)
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
=> Các ý kiến a, b, c, d là đúng. 
=> Ý kiến (đ) là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước.
GDQPAN: Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt.
4. Ứng dụng:
? GDMT: Em hãy cho biết môi trường xung quanh trường em có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, gia đình em có ăn ở hợp vệ sinh không.
- Chia sẻ,bày tỏ ý kiến của mình với các thành viên trong gia đình.
- Hát.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
+ Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác phù hợp hơn với sức khoẻ và sở thích.
+ Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm.
+ Em trình bày suy nghĩ của mình và xin bố mẹ cho đi xem xiếc.
+ Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình.
- HS các nhóm chia sẻ trước lớp. 
+ Nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em mọi người sẽ không biết đến những mong muốn, khả năng của mình...
- Lắng nghe
- HS nêu cầu bài tập.
- HS thảo luận cặp đôi làm bài.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- HS giải thích.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
 CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG; NGƯỜI VIẾT
 TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; đối thoại của nhân vật trong bài.
 - Làm đúng bài tập 2a (tr.47); bài tập 2, bài 3a (tr.56 – 57)
- Tự viết chính tả đoạn bài ở nhà (Những hạt thóc giống – Người viết truyện thật thà)
 HS có năng lực tốt: Tự giải được câu đố ở bài tập 3. (tr.48)
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, máy tính.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS lên bảng viết một số từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: 
2. Hình thành kiến thức mới:
* Những hạt thóc giống
- Gọi HS đọc đoạn chính tả.
? Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi ?
? Vì sao người trung thực là người đáng quý ?
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
? Hãy nêu cách trình bày bài viết ?
* Người viết truyện thật thà
- Gọi HS đọc đoạn chính tả.
? Nhà văn Ban - dắc có tài gì?
? Trong cuộc sống, ông là người như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
? Hãy nêu cách trình bày bài viết ?
3. Thực hành kĩ năng:
Làm bài tập chính tả.
- GV giao nhiệm vụ, cho HS làm bài 2a (tr.47); bài tập 2, bài 3a (tr.56 – 57)
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 2a: (tr.47)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
HS có năng lực tốt: bài 3
- Cho HS nêu lời giải của bài 3.
Bài 2: (tr.56)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở ( nếu có ).
- Nhận xét.
Bài 3a: (tr.57)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
4. Ứng dụng:
- Cho HS luyện viết một số từ để phân biệt l/n; x/s ở các môn học.
- Hãy tìm và luyện phát âm những từ ngữ có âm đầu l/n; x/s
- HS lên bảng.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi.
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Những người trung thực là người đáng quý vì người trung thực dám nói lên sự thật, ...
- HS tìm và luyện viết các từ khó: đầy ắp, trung thực, truyền ngôi, ôn tồn. 
+ Bài viết gồm 2 đoạn, chữ cái đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào 1 ô. Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS đọc, lớp theo dõi.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.
- HS tìm và luyện viết các từ khó: Pháp, Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn. 
+ Chữ cái đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào 1 ô.
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả:
Đáp án: lời - nộp - này - làm - lâu - lòng - làm.
- Chữa bài.
- HS nêu đáp án: nòng nọc
- HS nêu yêu cầu.
- HS tìm và sửa lỗi sai.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS chia sẻ kết quả:
+ Có tiếng chứa âm s: sàn sàn; san sát; sẵn sàng; săn sóc; 
+ Có tiếng chứa âm x : xanh xao ; xinh xinh ; xôn xao ; .
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
 - Biết tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số.
 BT cần làm: bài 1a,b,c; bài 2
 BT phát triển năng lực HS: bài 1d, bài 3.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. CHUẨN BỊ: 	
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính
2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bắn tên với nội dung: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 9 giờ = phút; 
 7 ngày = giờ.
8 phút 27 giây = giây, 
năm 2015 thuộc thế kỉ nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài:
Tiết 22: Tìm số trung bình cộng
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Bài toán 1:
- GV nêu vấn đề: Rót vào can thứ nhất 6l dầu. Rót vào can thứ hai 4l dầu. Hỏi nếu số l dầu đó được rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu l dầu ?
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và giải bài toán.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại:
=> Để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can.
b. Bài toán 2:
- GV nêu vấn đề: Số học sinh của lớp 3 lần lượt là 25 học sinh, 27học sinh, 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và giải bài toán.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt kiến thức:
=> Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng.
3. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: cá nhân 
Bài 2: cá nhân
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài 1d, bài 3 và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có.
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
=> GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp.
Bài 1a,b,c:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS kĩ năng tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Bài 2:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS kĩ năng tìm số trung bình cộng của nhiều số.
* Bài tập phát triển năng lực HS: bài 1d, bài 3:
- GV xuống kiểm tra, hỏi cách làm. Nếu còn thời gian, gọi HS lên chia sẻ.
4. Ứng dụng:
- Em ghi lại số tuổi của từng người trong gia đình em rồi tính số trung bình cộng số tuổi của mỗi người.
- Em hãy tự viết một bài toán về số trung bình cộng rồi giải bài toán đó.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hành giải bài toán theo sự hướng dẫn của GV trong nhóm 4:
Giải:
Tổng số lít dầu của 2 can là:
6 + 4 = 10 (l)
 Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (l)
 Đáp số: 5 l dầu.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hành giải bài toán theo sự hướng dẫn của GV trong nhóm 4:
Giải:
Tổng số học sinh của 3 lớp là:
25+ 27+ 32 = 84 (học sinh) 
Trung bình mỗi lớp có:
84: 3 = 28 (học sinh)
 Đáp số: 28 học sinh
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân rồi chia sẻ cách làm.
- HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm số trung bình cộng của các số sau.
- HS chia sẻ kết quả:
a. Số trung bình cộng của 42 và 52 là:
 ( 42 + 52 ) : 2 = 47
b. Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là: ( 36 + 42 + 57 ) : 3 = 45
c. Số trung bình cộng của 34, 43, 52 và 39 là: (34 + 43 + 52 + 39 ) : 4= 42
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả:
Bài giải
Trung bình mỗi em cân nặng số kg là:
(36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 kg
- Chữa bài.
- HS thực hiện
- HS nêu.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4). 
- Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2) ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBVN cho HS hát.
- Giới thiệu bài:
 Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi và làm bài vào vở.
- Cho HS chia sẻ kết quả làm việc.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, tự đặt câu vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi để nêu nghĩa của từ tự trọng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi trong nhóm 4 để tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt.
4. Ứng dụng:
- Em tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ nói về Trung thực tự trọng.
- Viết một đoạn văn có sử dụng các từ nói về Trung thực tự trọng
- HS hát.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu bài: Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực.
- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn cùng bàn.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật,..
+ Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, gian lận, lưu manh,..
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài: Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực.
- HS suy nghĩ, tự đặt câu vào vở.
- HS chia sẻ kết quả.
- Chữa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng.
- HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp:
Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, trao đổi trong nhóm 4.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp:
Tính trung thực: câu a, c, d. 
Lòng tự trọng: câu b,e.
HS thực hiện, nêu miệng.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 THỂ DỤC
 TIẾT 1: TẬP HỢP HN, DH, ĐS, QS. TRÒ CHƠI "BỊT MẮT BẮT DÊ"
 TIẾT 2: ĐI THƯỜNG THEO NHỊP CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI. 
 TC: "BỎ KHĂN" 
 (GV chuyên)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
La Phông - Ten
( Nguyễn Minh lược dịch )
I . MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. 
 - Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.( trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
GDQPAN: Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung đọc và TLCH của bài Những hạt thóc giống.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài:
 Gà trống và Cáo
2. Hình thành kiến thức mới:
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: vắt vẻo, lõi đời, đon đả, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, ...
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. 
* Dự kiến câu văn dài:
 Nhác trông/vắt vẻo trên cành
Một anh gà trống/ tinh rang lõi đời.
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
“Kìa/ anh ban quý/ xin mời xuống đây 
- Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình.
- Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong nhóm 4.
- GV bao quát, hỗ trợ HS.
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp:
? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
? Vì sao Gà không nghe lời Cáo ?
? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
? Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì ?
? Qua bài tập đọc trên giúp em hiểu điều gì 
- Nhận xét, chốt lại:
=> Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
3. Thực hành kĩ năng:
 Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn 1, đoạn 2.
+ GV đọc mẫu đoạn 1, đoạn 2. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 1, đoạn 2.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, đoạn 2 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học:
? Bài thơ khuyên chúng ta điều gì? 
? Để có thể phòng và tránh được nguy hiểm, em cần phải làm gì?
GDQPAN: Phải có tinh thần cảnh giác mứi có thể phòng và tránh được nguy hiểm.
- Dựa vào nội dung bài thơ đã học em hãy về nhà kể thành 1 câu chuyện cho người thân nghe.
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng.
- HS thực hiện.
- HS đọc phần chú giải.
- HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm.
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà để bày tỏ tình thân.
+ Gà biết những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt gà.
+ Vì Cáo rất sợ chó săn, chó săn sẽ ăn thịt cáo. Chó săn chạy đến để loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo kiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ rõ âm mưu gian giảo đen tối của hắn.
+ Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
- Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
+ HS theo dõi. 
+ HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 1, đoạn 2.
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- HS nêu miệng:
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
TOÁN
BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
 - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh
 BT cần làm: bài 1; bài 2a, b
 BT phát triển năng lực HS: bài 2c.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa với nội dung: Tìm số trung bình cộng của các số sau: 25; 35; 37; 65; 73 và 15
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
 Biểu đồ
2. Hình thành kiến thức mới:
- GV giao nhiệm vụ: HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi: 
? Biểu đồ gồm mấy cột ?
? Cột bên trái cho biết gì ?
? Cột bên phải cho biết những gì ?
? Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ?
? Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái ?
? Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái ? 
? Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ?
? Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc ?
? Hãy nêu lại những điều em biết về các con của 5 gia đình thông qua biểu đồ.
? Những gia đình nào có một con gái ?
? Những gia đình nào có một con trai ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt.
3. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: Cá nhân
Bài 2: Cá nhân
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu là

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.docx