Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 61 + 62: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: nhà bác học, cười móm mém
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi nhà bác học Ê-đi-xơn vĩ đại rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém,.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ)
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2021 Tập đọc – Kể chuyện Tiết 61 + 62: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ mới: nhà bác học, cười móm mém - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi nhà bác học Ê-đi-xơn vĩ đại rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém,... - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ) - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 18’ 10’ 15’ 20’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc. MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm. -Đọc từng câu - Đọc đoạn -Đọc theo nhóm 3. Tìm hiểu bài MT: HS nắm rõ được nội dung bài và rút ra được ý nghĩa câu chuyện. 4. Luyện đọc lại 5.Kể chuyện MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện III.Củng cố, dặn dò: -Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Người trí thức yêu nước và hỏi : Em hiểu điều gì qua câu chuyện “Người trí thức yêu nước” -Giáo viên nhận xét -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. -Ghi bảng: -GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc giọng đọc chậm rãi, khoan thai. Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Ê-đi-xơn hỏi: giọng ngạc nhiên. Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên. Giọng bà cụ phấn chấn. - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Khi HS đọc nếu sai từ GV kết hợp sửa cho HS: Ê – đi – sơn, thùm thụp, nảy ra, miệt mài - Câu chuyện này gồm mấy đoạn? - Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn -GV kết hợp giảng từ: nhà bác học, cười móm mém. - GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. + Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ/ để được nhìn tận mắt cái đèn điện.// + Giá ông Ê – đi – sơn làm được cái xe chở người già đi nơi này/ nơi khác/ có phải may mắn hơn cho già không ? - Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá. -Cả lớp đọc đồng thanh -Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : +Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ? -Giáo viên chốt: Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ, sinh năm 1947, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo để kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới. +Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? -Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 và hỏi : +Bà cụ mong muốn điều gì ? +Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ? +Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ? -Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi +Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? +Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ? -Giáo viên chốt: khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. +Nội dung câu chuyện nói điều gì ? -Giáo viên chốt: ca ngợi nhà bác học Ê-đi-xơn vĩ đại rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. -Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn. -Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố ) -Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. -Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối -Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. - Mở bảng phụ đã ghi sẵn gợi ý. - Mời 1 HS kể mẫu đoạn 1. - Cho từng cặp HS kể. - Cho HS thi kể 4 đoạn cuả câu chuyện. - Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay. -GV nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài -HS đọc và trả lời câu hỏi -HS lắng nghe -HS viết vào vở -HS lắng nghe -Từng HS đọc nối tiếp câu. -Câu chuyện được chia thành 4 đoạn -HS đọc theo đoạn -HS lắng nghe -HS lắng nghe -Gọi nhóm thi đua đọc -HS đọc đồng thanh -Học sinh đọc thầm. -Học sinh phát biểu +Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong những số người đó. +Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm. +Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. +Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. +Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa. -Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu -HS nêu -Học sinh các nhóm thi đọc. -Bạn nhận xét - 1 HS kể đoạn 1, cả lớp lắng nghe - Từng cặp HS kể. - 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán Tiết 106: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng. 2. Kĩ năng: - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). - Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Dạng bài 1, bài 2, không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 7’ 7’ 7’ 7’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Bài tập Bài 1: MT: Củng cố cách gọi tên các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng Bài 2: MT: Củng cố cách gọi tên các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng Bài 3: MT: Củng cố cách xem lịch Bài 4: MT: làm quen với số tròn nghìn từ 1000 đến 9000 III.Củng cố, dặn dò: -Tháng 1 có bao nhiêu ngày? -Tháng 6 có bao nhiêu ngày? -Tháng 7 có bao nhiêu ngày? -GV nhận xét -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học -Ghi bảng: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2004 và làm bài. - Cho 1 HS làm mẫu câu thứ nhất - Yêu cầu HS tự làm bài vào sách - Gọi 4 HS trả lời miệng - Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - Cho HS học nhóm đôi - Gọi các nhóm phát biểu -GV nhận xét - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - GV yêu cầu HS chữa bài. - GV chốt lại. - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Cho HS thực hành theo yêu cầu. - GV gọi HS chữa bài. - GV nhận xét. - GV nhận xét - Về nhà ôn lại bài -31 ngày -30 ngày -31 ngày -HS lắng nghe -HS viết vào vở - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Quan sát lịch - Một HS làm mẫu. - Cả lớp làm bài - 4 HS trả lời miệng - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm 2. - HS chữa bài. a.Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ sáu Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là chủ nhật - Một học sinh nêu đề bài tập 3 . - Cả lớp làm vào vở . - Một HS lên bảng làm bài, lớp nx bổ sung. + Trong một năm : a/ Những tháng có 30 ngày là tháng: tư, sáu, chín và tháng mười một . b/ Những tháng có 31 ngày: tháng một, ba, năm , bảy, tám mười và mười hai. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - Chữa bài. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả (Nghe – viết) Tiết 43: Ê – ĐI – XƠN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 2. Kĩ năng: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài Ê-đê-xơn. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. - Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã. 3. Thái độ : - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Bảng con, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 18’ 4’ 5’ 3’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn chính tả. MT: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết. 3.Bài tập: Bài 2: MT: Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ ch Bài 3: MT: Giúp HS biết điền vào chỗ trống dấu hỏi, dấu ngã. III.Củng cố, dặn dò: - GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : chăm chỉ, cần mẫn, triều đình, nhanh trí. - Nhận xét bài cũ - GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học - Ghi bảng - Đính bảng phụ viết bài CT lên bảng - GV đọc mẫu cho các em đọc thầm theo. - Gọi 2 em đọc lại - Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu đoạn viết: + Nội dung đoạn văn trên nói lên điều gì? + Những chữ nào trong bài được viết hoa ? + Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào ? + Đoạn văn có mấy câu ? - Hướng dẫn các em viết các tiếng khó trong bài: Ê – đi – xơn, sáng chế. - Cho các em đọc lại các tiếng đã viết. -Cho HS chuẩn bị vở chép bài. -Đọc từng câu ngắn, cụm từ cho các em viết. -Cho các em soát lỗi chéo với nhau. -Thu 7-8 vở, chấm vở tại lớp. -Nhận xét các chữ các em sai nhiều. - Cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. -Gọi học sinh đọc bài làm của mình : - Cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình : -GV nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài -HS lên bảng viết -HS lắng nghe -HS viết vở -Đọc thầm theo -Đọc theo yêu cầu +HS trả lời +Đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn +Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng +Đoạn văn có 3 câu -Đánh vần và viết vào bảng con -Đọc lại -Chuẩn bị vở theo yêu cầu -Viết bài -Soát lỗi -Nộp vở -Chú ý -HS làm bài vào vở bài tập -HS thi làm bài -HS đọc bài làm Mặt tròn mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng trên cao Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu ? Là mặt trời Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố. Cánh gì cánh chẳng biết bay Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi Bát cơm tắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi. Là cánh đồng IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2021 Toán Tiết 107: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 2. Kĩ năng: - Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, máy tính-tv 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 10’ 7’ 6’ 6’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn MT: Giúp HS làm quen với hình tròn, đường kính, bán kính, compa. 3.Bài tập Bài 1: MT: Giúp HS bước đầu biết xác định tâm và bán kính của hình tròn. Bài 2: MT: Giúp HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước Bài 3: MT: HS biết vẽ đường kính và bán kính của hình tròn cho trước. III.Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 2. - Nhận xét bài cho HS. - GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học - Ghi bảng: Giới thiệu hình tròn: - Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn. - Cho HS quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM, và đường kính AB. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độ dài đoạn thẳng OB. + Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB ? + Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB ? - GV kết luận: - Gọi HS nhắc lại KL trên. * Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn . - Cho HS quan sát com pa. + Compa được dùng để làm gì? - Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. - Cho HS vẽ hình tròn - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS nêu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. - Cho HS tự vẽ - Giúp đỡ HS còn lúng túng - Hình tròn tâm O, bán kính 3cm hướng dẫn tương tự. - Nhận xét, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp. - Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS nêu cách làm - Cho HS làm vào sách. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gv nhận xét. - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại bài -HS thực hiện - HS lắng nghe - HS viết vào vở - Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn. - Tìm thêm các vật khác có dạng hình tròn như : mặt trăng rằm , miệng li - Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được: - Tâm O là trung của đường kính AB - Độ dài đường kính gấp2lần độ dài bán kính + Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau. + O là trung điểm của đoạn thẳng AB. + Gấp 2 lần độ dài bán kính. - Nhắc lại KL. - Quan sát để biết về cấu tạo của com pa . - Com pa dùng để vẽ hình tròn. - Theo dõi. - Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm theo hướng dẫn của giáo viên . - Nêu cách lại cách vẽ hình tròn bằng com pa . - Một em đọc đề bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 2HS nêu kết quả, lớp theo dõi bổ sung. + Đường kính MN, PQ còn các đoạn OM , ON ,OP,OQ là bán kính . + Đường kính : AB còn CD không phải là đường kính vì không đi qua tâm O. -HS đọc yêu cầu -HS nêu cách vẽ -HS vẽ vào vở - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nêu - HS làm bài vào sách. - 2 HS lên bảng làm - HS nhận xét. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2021 Tập đọc Tiết 66: CÁI CẦU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: chum, ngòi, sông Mã - Hiểu nội dung chính của bài thơ: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng, ..., - Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 10’ 10’ 8’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc. MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm. - Đọc nối tiếp câu: - Đọc nối tiếp đoạn: -Đọc theo nhóm 3. Tìm hiểu bài MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu 4: Luyện đọc lại MT: Học sinh rèn kĩ năng đọc. III.Củng cố, dặn dò: - GV gọi học sinh kể lại chuyện “Nhà bác học và cụ già” - Nêu ý chính và giọng kể câu chuyện. - Giáo viên nhận xét -Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : +Tranh vẽ gì ? -Giáo viên: trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Cái cầu” để hiểu vì sao bạn nhỏ yêu cái cầu ấy như thế. -Ghi bảng: - GV đọc mẫu toàn bài. giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng những từ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha: vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu. đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, bạn nào đọc câu cuối thì sẽ đọc luôn tên tác giả. - GV sửa lỗi phát âm cho HS, cho cả lớp đọc lại từ nhiều HS mắc lỗi. - GV cho HS đọc : lá tre, lâu, xe lửa. - Bài thơ được chia thành mấy đoạn? - Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn và hướng dẫn ngắt nghỉ. Mẹ bảo:// cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi/ cái cầu của cha.// -GV kết hợp giảng từ: chum, ngòi, sông Mã -GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá. -Cả lớp đọc đồng thanh -Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi: +Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? +Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua sông nào ? +Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? +Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ? +Tìm câu thơ em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó ? +Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào ? -Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. -Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ -Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. -Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. -Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. -Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. -Cho cả lớp nhận xét. -Nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài -HS thực hiện -HS trả lời -HS viết vào vở -HS lắng nghe -Từng HS đọc nối tiếp câu. -Bài thơ được chia thành 4 đoạn -HS đọc từng đoạn -HS lắng nghe -Gọi nhóm thi đua đọc -HS đọc đồng thanh +Cha làm nghề xây dựng cầu. +Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu Hàm Rồng, được bắc qua sông Mã +Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió, như chiếc cầu giúp sáo qua sông. Bạn nghĩ đến lá tre, như chiếc cầu giúp kiến qua ngòi. Bạn nghĩ đến chiếc cầu tre sang nhà bà ngoịa êm như võng trên sông ru người qua lại. Bạn nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ. +Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong tấm ảnh – cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm ra. -Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Em thích hình ảnh chiếc cầu làm bằng sợi tơ nhện bắc qua chum nước vì đó là hình ảnh đẹp, rất kì lạ. Tác giả quan sát và liên tưởng rất tinh tế mới thấy sợi tơ nhỏ là chiếc cầu của nhện. -Bạn yêu cha, tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra. -HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Học sinh nêu Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. -Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức -Lớp nhận xét. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán Tiết 108: ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn kiến thức về cách vẽ hình tròn, tính chu vi các hình đã học. 2. Kĩ năng: - Biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính. Tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 17’ 7’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Bài tập: Bài 1: MT: Giúp HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước Bài 2: MT: Tô màu các hình vẽ III.Củng cố, dặn dò: -Gọi HS lên bảng vẽ hình tròn và nêu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn đó. -GV nhận xét -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học -Ghi bảng: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu -GV hướng dẫn học sinh Bước 1: -Cho HS nêu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính OA. -HS vẽ vào vở -GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng Bước 2:Vẽ trang trí hình tròn: -Tương tự gọi HS vẽ 2 hình tròn: hình tròn tâm A và bán kính AC; hình tròn tâm B và bán kính BC -GV giúp đỡ HS còn lúng túng Bước 3: -Tương tự gọi HS vẽ trang trí hình tròn -GV nhận xét, đánh giá bài vẽ của các HS -GOị HS đọc yêu cầu -HS thực hiện -GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng -GV nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài -HS thực hiện -HS lắng nghe -HS viết vào vở -HS đọc yêu cầu -HS thực hiện -HS vẽ vào vở -HS vẽ 2 hình tròn vào vở -HS vẽ IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Luyện từ và câu Tiết 22: TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (Bài tập 1). 2. Kĩ năng: - Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BT2 a, b/c hoặc a, b/d). - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (Bài tập 3). 3. Thái độ: - Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, máy tính-tv. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 10’ 10’ 8’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Bài tập Bài 1: MT: Giúp HS biết thêm nhiều từ ngữ về sáng tạo Bài 2: MT: Củng cố lại cho HS cách đặt dấu phẩy, dấu chấm. Bài 3: MT: Củng cố lại cho HS cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?” III.Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập. - Nhận xét bài cho HS. -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học -Ghi bảng: - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Nhắc HS dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã đọc và sẽ học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức. - Phát bảng nhóm cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm làm bài. - Gọi đại diện các nhóm dán nhanh bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả. - Nhận xét, chốt lại Chỉ trí thức Bác sĩ, nhà bác học, nhà phát minh, kĩ sư, dược sĩ, thầy cô giáo, nhà văn, nhà thơ Chỉ hoạt động của trí thức Chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, chế thuốc chữa bệnh, dạy học, sáng tác - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Cả lớp làm bài vào vở. - Mời 1 HS đọc đáp án. - Nhận xét, chốt lại Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài và truyện vui Điện. - Giải thích từ phát minh. - Mời 1 HS giải thích yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Treo bảng phụ gọi 1 HS lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa. Sau đó đọc kết quả. - Nhận xét, chốt lại - Hỏi HS: Tính hài hước của truyện ở chỗ nào? - Nhắc HS đặt dấu phẩy, chấm hỏi cho đúng. -GV nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài -HS làm bài tập -HS lắng nghe -HS viết vào vở Một em đọc yêu cầu bài tập1. - Hai em đọc lại bài . - Các nhóm thảo luận làm bài. - Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét bổ sung: - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - HS chữa bài. - Lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS giải thích yêu cầu của bài. - Làm bài cá nhân vào sách. - 1 HS lên bảng thi làm bài -Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh: loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thìvô tuyến mới hoạt động. Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải “thắp đàn dầu để xem vô tuyến”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến! IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Đạo đức Tiết 22: ÔN TẬP (T) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu - Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quý đất nước, con người Việt Nam. 2.Thái độ: - Học sinh tôn trọng, niềm nở, lịch sự với khách nước ngoài. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tôn trọng, lịch sự với khách nước ngoài. Động viên các bạn rụt rè không dám tiếp xúc với người nước ngoài mạnh dạn hơn, phê phán những bạn thiếu tôn trọng với khách nước ngoài. 3. Hành vi: - Học sinh có hành động giúp đỡ khách nước ngoài như: chỉ đường, hướng dẫn ... - Thể hiện sự tôn trọng, chào hỏi, đón tiếi ... khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể. - Không tò mò chạy theo sau khách nước ngoài. II. Chuẩn bị: + Bảng phụ, giáy khổ to, bút dạ, phiếu bài tập. + Bộ tranh vẽ, ảnh. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 14’ 14’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Nhận xét hành vi. MT: HS biết nhận xét những hành vi đúng, sai. 3.Xử lý tình huống. III.Củng cố, dặn dò: - Em có suy nghĩ gì về t/c giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế - GV nhận xét. - GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học - Ghi bảng: - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi theo nội dung sau: -Hãy nhận xét xem hành vi của các học sinh sau là đúng hay sai? Vì sao? a). Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi. b). Mai biết một chút tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ dẫn cho người nước ngoài. c). Một tốp các bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài yêu cầu họ mua đồ lưu niệm, đánh giày. d). Thấy một nhóm người nước ngoài, bạn Tùng chỉ trỏ nói: “Trông họ lạ chưa kìa! Người thì đen xì xì, tóc xoăn tít, người thì mặc quần áo dài kín mít chẳng thấy gì”. Các bạn nhìn vào nhóm khách lạ và cùng cười ầm lên. -Nhận xét ý kiến của học sinh và Kết luận: -Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lý 2 tình huống sau: 1. Hôm đó có đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhất trong trường họ muốn tới thăm và nói chuyện. Nếu em là lớp trưởng em sẽ làm gì? 2.Em thất một số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô-tô của khách nước ngoài, một vài bạn lôi kéo người khách đòi cho kẹo, đánh giày. Em sẽ làm gì? + Lắng nghe, nhận xét và kết luận: - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại bài -HS thực hiện -HS lắng nghe -HS viết vào vở -Cặp học sinh thảo luận với nhau nhận xét các hành vi + Hành vi của các bạn nhỏ ở câu a,c,d là sai. à Chúng ta không nên xấu hổ ngại tiếp xúc với khách nước ngoài vì họ cũng là người bình thường. Họ muốn đến tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. à Đúng. Vì thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn, điều đó thể hiện sự mến khách, tôn trọng khách, chắc chắn sẽ để lại cho họ ấn tượng tốt đẹp của người Việt Nam. à Không nên lôi kéo, bắt ép người nước ngoài mua hàng vì như thế là không lịch sự. à Không kì thị người nước ngoài, mỗi người có một văn hóa khác nhau. Làm như vậy là không tôn trọng họ. -Sau thời gian thảo luận, đại diện các cặp học sinh lần lượt báo cáo kết quả thảo luận. -Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. -Các nhóm thảo luận chọn phương án xử lí. à Em sẽ vui vẻ chào đón, bắt nhịp cả lớp hát một bài. Giới thiệu các bạn trong lớp và giới thiệu lớp em, trường em với khách. à Em nhắc các em không vây quanh xe, để người khách nước ngoài được nghỉ, không nên quấy rầy họ. Nếu vẫn không được, em sẽ nhờ người lớn can thiệp nói hộ. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập viết Tiết 22: ÔN TẬP CHỮ HOA: P I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Viết tên riêng : Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng : Phá Tam Giang nối đường ra Bắc /Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ. 2. Kĩ năng: - Viết đúng chữ viết hoa P, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ 3. Thái độ: - Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Mẫu chữ viết hoa P,B,C. Các chữ Phan Bội Châu và câu tục ngữ 2. Học sinh: - Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 30’ 2’ 10’ 5’ 5’ 5’ 3’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chữ hoa M,T,B . MT: HS nhớ lại cách viết các chữ hoa. 3. Luyện viết từ ứng dụng. Mục tiêu: Giúp học sinh viết từ ứng dụng 4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. MT: HS viết được câu ứng dụng. 5. Hướng dẫn viết vở tập viết. MT: HS luyện tập cách viết. III.Củng cố, dặn dò: - Gọi 1HS lên bảng viết : Ô, Lãn Ông. -GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài. - Quan sát và nêu quy trình viết chữ P hoa. - Cho HS xem các chữ cái viết hoa P và y/c HS nêu độ cao các con chữ này ? - Chữ hoa P gồm mấy nét? Đó là những nét nào? -GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ - GV yêu cầu HS viết bảng. - GV nhận xét chữ viết của HS. - GV cho HS đọc:Phan Bội Châu - Giới thiệu: Phan Bội Châu - Từ ứng dụng gồm mấy chữ cái? Là những chữ nào? - Các chữ cái có độ cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ ra sao? - GV yêu cầu HS viết bảng chữ ứng dụng. 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con. - GV sửa lỗi cho HS. - GV nhận xét - Giáo viên : Phá Tam Giang ở Thừa Thiên Huế - Các chữ đó có độ cao như thế nào? - Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ? - Yêu cầu HS viết bảng: Phá, Tam, Giang, Bắc, Đèo, Hải, Vân, Nam - GV quan sát, sửa lỗi cho HS. - Yêu cầu HS viết câu ứng dụng. - GV theo dõi, hướng dẫn HS. - GV cho HS quan sát vở tập viết lớp 3 tập 1, sau đó yêu cầu HS viết bài. - GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS. - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại bài - 1HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con. - HS lắng nghe. -HS quan sát mẫu - chữ hoa P cao 2 li rưỡi . -Gồm 2 nét: - HS quan sát, viết bảng con -HS đọc -HS lắng nghe - Gồm 3 từ: Phan, Bội, Châu - Trong từ ứng dụng, các chữ Ph, B, Ch cao 2 li rưỡi, chữ a, n, ô, i, â, u cao 1 li. - Các chữ cách nhau một chữ o. - HS viết bảng. - HS nhận xét. - 2 HS đọc. -Chữ Ph, T, G, B, Đ, H, V, N cao 2 li rưỡi Chữ t cao 1 li rưỡi Chữ a, m, i, ô, ư, ơ, r, ă, c, e, o, â, m cao 1 li Câu ca dao có chữ Phá, Tam, Giang, Bắc, Đèo, Hải, Vân, Nam được viết hoa - HS viết bảng. - HS viết bài. -HS viết bài -Lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2021 Toán Tiết 109: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). 2. Kĩ năng: - Giải được bài toán gắn với phép nhân. - Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2 (cột a); Bài 3; Bài 4 (cột a). 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1’ 10’ 4’ 5’ 7’ 3’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh trường hợp nhân không nhớ, có nhớ MT: Giúp HS biết thực hiện phép tính nhân có nhớ, không nhớ 3.Bài tập Bài 1: MT: Giúp HS biết cách thực hiện đúng phép tính n
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.docx