Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I. MỤC TIÊU:

1.1. Năng lực đặc thù

- Giải quyết vấn đề: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9.

Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan.

- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.

- Giao tiếp: Nêu được dấu hiệu chia hết cho 9.

1.2. Năng lực chung, phẩm chất

- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Bảng phụ

 - HS:SGK, bút

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.

 

docx 35 trang xuanhoa 05/08/2022 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18:
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2021
Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. MỤC TIÊU:
1.1. Năng lực đặc thù
- Giải quyết vấn đề: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9.
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan.
- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.
- Giao tiếp: Nêu được dấu hiệu chia hết cho 9. 
1.2. Năng lực chung, phẩm chất
- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ
 - HS:SGK, bút
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Viết hai số có ba chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu vào bài
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ VD: 120; 230; 970;.....
+ Các số có tận cùng là chữ số 0
2. Hình thành kiến thức:(30p)
* Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát
* Thời gian: 12 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột (SGK): Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9 
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9.
- GV gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”. 
- GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều lần.
- GV cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.
+ Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?
Cá nhân - Lớp
- HS tự viết vào vở nháp – Chia sẻ trước lớp
 18: 9 = 2 20: 9 = 2 (dư 1)
 72: 9 = 8 74: 9 = 8 (dư 2)
 657: 9 = 73 451: 9 = 50 (dư 1)
- HS thảo luận nhóm 2, phát hiện đặc điểm. VD:
 18: 9 = 2 
Ta có: 1 + 8 = 9 và 9: 9 = 1 
 72: 9 = 8 
Ta có: 7 + 2 = 9 và 9: 9 = 1
 657: 9 = 73 
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 và 18: 9 = 2 
- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
 20: 9 = 2 (dư 2)
 Ta có: 2 + 0 = 2; và 2: 9 (dư 2) 
 74: 9 = 8 (dư 2)
Ta có: 7 + 4 = 11 và 11 : 9 = 1 (dư 2)
 451: 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 4 + 5 + 1= 10 và 10: 9 = 1 (dư 1)
+ Ta tính tổng các chữ số của số đó
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. 
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thực hành
* Thời gian: 18 phút
* Cách tiến hành
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9...
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, 1 HS làm trên bảng.
- Chữa bài:
 + Giải thích cách làm?
 + Nhận xét Đ- S?
 + HS đổi vở kiểm tra, báo cáo kết quả.
- GV chốt đáp án.
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9....
- HS nêu nội dung BT.
? Bài yêu cầu gì?
- GV nhấn mạnh yêu cầu.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng.
- Chữa bài:
+ Trình bày bài.
? Tại sao những số đó không chia hết cho 9?
+ Nhận xét Đ- S?
- GV chốt đáp án.
+ HS nhìn bảng, đối chiếu kết quả
? Những số không chia hết cho 9 là những số như thế nào?
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, tìm được thêm ví dụ về số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9.
*Phương pháp: vấn đáp, thực hành 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành
-Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về số chia hết cho 9.
-Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về số chia hết cho 9.
5. Củng cố – dặn dò: (2 phút)
+ Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị bài sau.
Cá nhân – Chia sẻ lớp.
Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29; 385.
- Giải thích tại sao các số trên lại chia hết cho 9
Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.
- Giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9
- HS lấy VD về số chia hết cho 9
- Lấy thêm VD về số không chia hết cho 9
- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9.
 IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục + Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
ÔN TẬP CUỐI KÌ I 
1. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Hệ thống hoá các sự kiện, nhân vật lịch sử ở từng giai đoạn LS
- HS thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của d/tộc ta
- Qua đó giáo dục các em lòng tự hào dân tộc
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*Phẩm chất:
-Giáo dục các em lòng tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập cho từng HS.
PHIẾU HỌC TẬP
 Họ và tên : ...........................................
 1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây: 
 Năm 938 1009 1226 TK XIV
 Các giai đoạn lịch sử
 2 . Hoàn thành bảng thống kê sau: 
	a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến cuối thế kỉ thứ XIV
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
938 - 968
Nhà Ngô
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê
Nhà Lý
Nhà Trần
	b. Các sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thời Trần
Thời gian
Tên sự kiện
Khoảng 700 năm TCN
Nước Văn Lang ra đời 
Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà
Khơi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến thắng Bạch Đằng
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Nhà Lý rời đô ra Thăng Long
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
Nhà Trần thành lập
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
 + Các tranh ảnh từ bài 1 đến bài 14.
 2. Học sinh: SGK, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
 Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
- Trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
- GV nhận xét, khen/ động viên, chốt KT bài cũ và dẫn vào bài mới
- Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. 
+ Cả 3 lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta đều đại bại vì vua tôi nhà Trần đoàn kết và có tướng chỉ huy giỏi
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: - HS ôn và hiểu được các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV.
 - HS kể được các sự kiện , nhân vật lịch sử đã học 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
*Việc 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV.
- GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu .
- GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu .
- GV đánh giá, chốt KT: 
*Việc 2: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học 
- GV giới thiệu chủ đề cuộc thi.
- Gọi HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình chọn.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng, em nào chưa được kể trên lớp thì về nhà kể cho người thân nghe.
*Lưu ý đối tượng HS M1 +M2 về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử...
3. Hoạt động ứng dụng (1p).
- Liên hệ giáo dục lòng tự hào đất nước, tự hào truyền thống đánh giặc của cha ông.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Nhóm 4 – Lớp
- Nhận phiếu, thực hiện cá nhân, trao đổi nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp
- HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
-Thống nhất kết quả 
- HS kể cá nhân
- HS kể trước lớp theo tinh thần xung phong .
 Định hướng kể:
+ Kể về sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra ở đâu ? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc ta?
VD: Em xin kể về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đánh quân Nam Hán. Ngô Quyền đã tận dụng thuỷ triều lên xuống để cho cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng,....
+ Kể về nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ta?
VD: Em xin kể về Trần Hưng Đạo – vị tướng tài ba giúp nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Mông- Nguyên,.....
 IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực.
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 * HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).
b. Năng lực văn học
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Lập bảng tổng kết theo mẫu SGK rõ ràng
1.2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung trong bài đọc.
2. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tự giác học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- TBPHTM, Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 11-17
 + Giấy khổ to và bút dạ. 
 2. Học sinh: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Thực hành ôn tập 
* Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
* Phương pháp: Hoạt động cả lớp, hỏi đáp, chia sẻ nhóm đôi.
* Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. 
Bài 2. Lập bảng tổng kết
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hãy nêu các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Cá nhân- Lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. 
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
- Theo dõi và nhận xét. 
Nhóm 4- Lớp
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 1 HS nêu: Bài tập đọc: Ông trạng thả diều, “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.
- HS làm bài theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.	
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi- ôn- cốp- xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được được đường lên các vì sao.
Xi- ôn- cốp- xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
 (phần 1- 2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A- lếch- xây Tôn- xtôi
Bu- ra- ti- nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu- ra- ti- nô
Rất nhiều mặt trăng
(phần 1- 2)
Phơ- bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
3. Hoạt động ứng dụng 
* Mục tiêu:Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
* Phương pháp: hỏi đáp
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành: 
+ Em có nhận xét gì về các nhân vật: Nguyễn Hiền, Bạch Thái Bưởi, Cao Bá Quát, chú bé Đất Nung,Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, Xi- ôn- cốp- xki ...? 
* GV kết luận: ý chí, nghị lực và sự quyết tâm sẽ giúp con người ta hoàn thiện bản thân, đạt được ước mơ và đạt được kết quả như mong muốn. 
4. Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ KT đã ôn tập
- Luyện đoc diễn cảm tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
 IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021
Chính tả
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Rèn KN viết, kĩ năng trình bày
 * HS viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 75 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.
b. Năng lực văn học
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. 
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
1.2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.
2. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, có ý thức ôn bài cũ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành (30p)
2. 1. Viết chính tả
a. Chuẩn bị viết chính tả:
* Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
* Phương pháp: nhóm, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành: 
b. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả. Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai.
* Phương pháp: thực hành.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Đánh giá và nhận xét bài:
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- HS nghe - viết bài vào vở
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai.ai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
c. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung bài, luyện đọc, chọn được câu thành ngữ cho phù hợp.
* Phương pháp: thực hành.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/5 lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. 
Bài 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp...
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đọc câu của mình đặt. HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
+ Em học được điều gì từ các nhân vật trong bài?
Bài 3: Em hãy chọn thành ngữ....
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
3. Hoạt động ứng dụng 
* Mục tiêu: HS Ghi nhớ và vận dụng tốt các thành ngữ trong các chủ điểm đã học.
* Phương pháp: thực hành, nhóm
* Thời gian: 6 phút
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh giải nghĩa một số câu tục ngữ, thành ngữ:
Chơi với lửa, Chơi dao có ngày đứt tay, Thử lửa vàng, gian nan thử sức, Chọn bạn mà chơi.
4. Củng cố, dặn dò: (2p)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS:Ghi nhớ KT ôn tập
- Tiếp tục đọc diễn cảm các bài tập đọc
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. 
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
- Theo dõi và nhận xét. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV: 
- HS trao đổi nhóm 2 nhận xét về tính cách của mỗi nhân vật
- Đặt câu cá nhân – Chia sẻ trước lớp:
VD:
a. Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trờ thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
b. Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Xi- ôn- cốp- xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ
d. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ.
e. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
- HS nối tiếp nêu:
+ Em học được tính kiên trì, ý chí, nghị lực,....
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
a) Nếu bạn có quyết tâm học tập, rèn luyện cao
 - Có chí thì nên.
 - Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 - Người có chí thì nên.
 Nhà có nền thì vững.
b) Nếu bạn nản lòng khi gặp khó khăn?
 - Chớ thấy sóng cả mà rã tay cheo.
 - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
 - Thất bại là mẹ thành công.
 - Thua keo này, bày keo khác.
c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
 - Ai ơi đã quyết thì hành.
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
 - Hãy lo bền chí câu cua.
 Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
 - Đứng núi này trông núi nọ.
- HS thảo luận nhóm và giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ giáo viên yêu cầu.
- Đọc diễn cảm tất cả các bài tập đọc
IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
1. 1. Năng lực đặc thù
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
b. Năng lực văn học
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc.
1.2. Năng lực chung 
- Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân.
- Tự giác thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tích cực ôn tập KT cũ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL .
2. Học sinh:
- Vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hoạt động thực hành(30p)
* Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. 
Bài 2: Cho đề tập làm văn sau: “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.” Em hãy viết: 
a. Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
b. Phần kết bài theo kiểu mở rộng.
+ Thế nào là mở bài theo kiểu gián tiếp?
+ Thế nào là kết bài theo kiểu mở rộng?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS .
3. Hoạt động ứng dụng
* Mục tiêu: Hs luyện đọc phân vai một trong các bài Tập đọc trên
* Phương pháp: thực hành
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Hs luyện đọc phân vai một trong các bài Tập đọc trên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà: Ghi nhớ KT ôn tập.
- Đọc diễn cảm các bài tập đọc
Cá nhân-Lớp
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. 
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
- Theo dõi và nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền. VD:
a) Mở bài gián tiếp: Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí vươn lên ông đã tự học và đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.
b) Kết bài mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên; Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Ghi nhớ KT ôn tập
- Đọc diễn cảm các bài tập đọc.
IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. MỤC TIÊU:
1.1. Năng lực đặc thù
- Giải quyết vấn đề: 
 + Nắm được dấu hiệu chia hết cho 3.
 + Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.
- Giao tiếp: Nêu được dấu hiệu chia hết cho 3. 
1.2. Năng lực chung, phẩm chất
- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ
- HS:SGK, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 9
+ Lấy VD về số chia hết cho 9
- GV dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 9
2. Hình thành kiến thức 
* Mục tiêu:Nắm được dấu hiệu chia hết cho 3
* Cách tiến hành:Cá nhân- Nhóm – Lớp
*Phương pháp: vấn đáp, thực hành 
* Thời gian: 18 phút
* GV hướng dẫn để HS tìm ra các số chia hết cho 3
- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự như các tiết trước.
- GV yêu cầu HS đọc các số chia hết cho 3 trên bảng và tìm ra đặc điểm chung của các số này.
- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.
* Đó chính là các số chia hết cho 3.
+ Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 3
- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?
+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 3 không ta làm thế nào?
- HS chia vở nháp thành 2 cột, cột chia hết và cột chia không hết.
- Các số chia hết cho 3: 63, 123, 90, 18, ...
Ví dụ: 63: 3 = 21
Ta có 6 + 3 = 9 và 9: 3 = 3
+ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
Ví dụ: 91: 3 = 30 (dư 1)
Ta có: 9 + 1 = 10 và 10: 3 = 3 (dư 1)
+ Ta tính tổng các chữ số của nó nếu tổng đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số đó không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
3. HĐ thực hành(18p)
* Mục tiêu:Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Trong các số sau số nào chia hết cho 3...
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm VBT, 1 em chữa bài trên bảng lớp .
- Gọi 1 số em lần lượt giải thích kết quả.
+ Tại sao em biết các số đó chia hết cho 3?
- Nhận xét, GV chốt đáp án
* GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 3.
Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 3...
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số? 
+ Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì? khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?
- HS làm bài, 1 HS lên bảng.
- Chữa bài:
+Nhận xét Đ/S?
+HS nhìn bảng đối chiếu kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- GV chốt đáp án.
* GV chốt: Dấu hiệu nhận biết số đó không chia hết cho 3.
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, tìm được thêm ví dụ về số chia hết cho 3, số không chia hết cho 3.
*Phương pháp: vấn đáp, thực hành 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành
-Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về số chia hết cho 3.
-Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về số chia hết cho 3.
5. Củng cố – dặn dò: (2 phút)
+ Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
 Các số chia hết cho 3 là: 231, 1872, 92313.
+ Vì các số đó có tổng các chữ số là số chia hết cho 3. VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2 + 3 + 1 = 9. 9 chia hết cho 3
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
 Các số không chia hết cho 3 là: 502, 55553, 641311.
- Chia sẻ trước lớp:
- HS lấy ví dụ
IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
 1. Năng lực đặc thù:
- Hệ thống hoá các kiến thức về phân môn địa lý mà các em đã học trong học kì một vừa qua đó là:
+ Thiên nhiên và HĐSX của con người ở miền núi và trung du
+ Thiên nhiên và HĐ sản xuất của con người ở ĐBBB
- Từ đó HS tự hệ thống và thiết lập được mối liên hệ về điều kiện tự nhiên với HĐ sản xuất của con người từng vùng miền
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*Phẩm chất:
- Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
+ Lược đồ khung Việt Nam treo tường & cá nhân.
2. Học sinh:
- SGK, tranh, ảnh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
- Tìm những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ TT chính trị của cả nước?
+ Trung tâm kinh tế? 
+ Trung tâm văn hoá, khoa học?
+ Đầu mối giao thông quan trọng?
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo cao nhất:....
+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch,...
+ Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,...
+ Tập trung nhiều tuyến đường giao thông quan trọng
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: HS điền đúng tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt , đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội trên bản đồ trống.
- HS so sánh được về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ với Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ 
- HS nêu được đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ . 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
* Việc 1: Hoạt động cả lớp
- GV phát cho HS bản đồ (thu nhỏ)
- GV treo bản đồ Việt Nam & yêu cầu HS làm theo câu hỏi : 
+ Điền tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx