Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

TẬP ĐỌC

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu các từ ngữ: thầy, dõng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ,

b. Năng lực văn học:

- Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nào cũng quí.

- Biết đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học

2. Phẩm chất:

- Tôn trọng giá trị của nghề nghiệp. Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến.

3. Nội dung tích hợp:

 

doc 50 trang xuanhoa 05/08/2022 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ: thầy, dõng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ, 
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nào cũng quí.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học
2. Phẩm chất: 
- Tôn trọng giá trị của nghề nghiệp. Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến.
3. Nội dung tích hợp: 
*GDKNS:
- GD HS biết tôn trọng giá trị của từng nghề nghiệp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, sưu tầm nghề nghiệp
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (3p)
 - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh
- Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- HS quan sát tranh minh họa , nêu nội dung tranh. GV giới thiệu vào bài: Thưa chuyện với mẹ.
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc: 
*Mục tiêu: nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
 *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
- HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: sửa phát âm.
+ Lần 2: giải nghĩa từ.
+Thưa nghĩa trong bài này là gì?
+Theo em hiểu đầy tớ có nghĩa là như thế nào?
+Hiểu nhễ nhại trong câu văn này có nghĩa là gì?
+ Lần 3: nhận xét, đánh giá.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học kiếm sống
+ Đoạn 2: còn lại
- Đọc đúng: cúc cắc, nắm lấy tay, lò rèn
- Chú giải.
+ Thưa: trình bày với người trên(mẹ)
+ Đầy tớ: người giúp việc cho chủ.
+ Nhễ nhại: (mồ hôi của những người thợ rèn) chảy thành dòng, ướt đẫm.
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời: 
+ Từ thưa có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Nêu ý đoạn 1?
GV:Trong cuộc sống mỗi người đều có ước mơ, KN lắng nghe tích cực.KN giao tiếp)
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi nghe em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? 
( HS quan sát tranh ) 
+ Em hãy nêu nhận xét cách trò truyện của 2 mẹ con?
Qua cách xưng hô và cử chỉ của mẹ con Cương em có suy nghĩ gì?
+ Nêu ý đoạn 2?
GV: Khi thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó cần chú ý cách xưng hô, cử chỉ trò chuyện, ( KN thương lượng)
+ Nêu nội dung chính của toàn bài?
a. Ước mơ của Cương:
- Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
- Giúp đỡ mẹ, muốn tự mình kiếm sống.
- Là tìm cách làm việc để tự kiếm sống, tự nuôi bản thân mình.
b. Cương thuyết phục mẹ:
- Ngạc nhiên và phản đối.
- Mẹ cho là có ai xui. Nhà thuộc dòng dõi quan sang. Bố không cho vì làm mất thể diện của gia đình.
- Nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.
+ Cách xưng hô đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: Thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lý do phản đối.
+ Quan hệ tình cảm của mẹ con Cương trong gia đình rất thân ái.
- Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài 
 *Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, HS cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc hay toàn bài.
- GV đưa đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Một Hs đọc và HS khác nêu giọng đọc hay của đoạn.
- Một HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí 
- Giọng đọc toàn bài: : Toàn bài đọc với giọng trao đổi trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
- Đoạn 2
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
 * Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
*Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Nếu em là Cương em sẽ làm gì để giúp đỡ mẹ?
+Lớn lên em mơ ước làm nghề gì? để đạt được mơ ước đó em phải làm gì?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Mỗi người đều có ước mơ về nghề nghiệp của mình. Nghề nào cũng đáng được trân trọng. (KNS: tôn trong giá trị nghề nghiệp)
- Em sẽ làm việc nhà giúp đỡ mẹ 
- Lớn lên em ước mơ trở thành thầy giáo, để đạt được mơ ước đó em phải chăm chỉ học tập 
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Biết cách kiểm tra được hai đường thẳng song song.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
- Sử dụng thước thẳng và ê-ke để vẽ 2 đường thẳng song song
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
2. Phẩm chất: 
- GD HS tính chính xác, độc lập, cẩn thận trong toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút, ê - ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- Học sinh chơi trò yêu thích
- Giáo viên đánh giá phần chơi của học sinh 
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành
- GV vẽ bảng hình chữ nhật ABCD
 - HS đọc. 
+Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
- GV kéo dài 2 cạnh AB và CD về hai phía và giới thiệu: Đây là 2 đường thẳng song song
+ 2 đường thẳng song song có đặc điểm gì?
- HS lấy ví dụ về 2 đường thẳng song song trong thực tế.
- GV hướng dẫn vẽ 2 đường thẳng song song.
*Kết luận: 2 đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.
1. Giới thiệu 2 đường thẳng song song:
 A B
 D C 
+ Có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ Hai đường thẳng song song là 2 đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Nhận biết được hai đường thẳng song song. 
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở.
- Chữa bài: + Nhận xét, 
+ chữa bài, 
+ giải thích
+ Đổi chéo bài kiểm tra.
+ cách nhận biết 2 đường thẳng song song?
*Kết luận: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.
- Chữa bài: + Nhận xét, 
+ chữa bài, 
+ giải thích 
+ Thống nhất bài làm đúng.
+ Hai đường thẳng như thế nào thì song song với nhau?
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài
- Chữa bài: + Nhận xét, 
+ chữa bài, 
+ giải thích 
+ Đổi chéo bài kiểm tra.
*Kết luận: Trong hình chữ nhật có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau
Bài 1/51: Viết tên các cặp cạnh song song. 
a.A B AB song song với 
 CD
 AD song song với 
 BC 
 D C
b. M N MN song song với 
 PQ
 MQ song song với 
 NP
 Q P
Bài 2/51: Cạnh BE song song với những cạnh nào?
 BE song song với: AG và CD.
Bài 3/51: Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau trong mỗi hình :
a. - Hình MNPQ có cạnh MN song song với QP.
- Hình EDIHG có cạnh DI song song với HG, cạnh DG song song với IH.
vuông góc với nhau
b. Hình MNPQ có cạnh MN vuông góc với cạnh MQ, cạnh QM vuông góc với QP.
- Hình EDIHG có cạnh ID vuông góc với IH; cạnh HI vuông góc với HG. 
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế các đường thẳng song song
 *Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Trong thực tế có rất nhiều các đường thẳng song song
+ Thi kể về các đường thẳng song song trong thực tế
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- HS nhắc lại cách nhận biết 2 đường thẳng song song. 
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn 
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: con dao, giao hàng, đắt rẻ, hạt dẻ, cái giẻ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 7 chữ.
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Nghề thợ rèn vất vả như thế nào?
+ Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn?
- HS nêu cách trình bày bài thơ:
+ Nêu một số từ khó
+ Em hãy nêu cách trình bày bài thơ?
*Kết luận: Bài thơ cho biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động. Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
- Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, ..thở qua tai.
- Nghề thợ rèn rất vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
- Từ khó: bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch 
- Viết thể thơ 7 tiếng
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức thơ 7 chữ, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
 * Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình .
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng " l/n
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, động não 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm VBT, 
- Chữa bài: + Nhận xét, 
+ chữa bài, 
+ giải thích 
+ đổi vở kiểm tra.
+ Nhận xét, bổ sung.	
+ Đây là cảnh vật ở đâu? vào thời gian nào?
GV: Bài thơ “Thu ấm” nằm trong chùm thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến,...
Bài 2: Điền l/n:
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
- Cảnh nông thôn vào đêm trăng.
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ 
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử:
Học xong bài này HS biết:
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi day chia cắt đất nước. 
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
- HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt và tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan
c. Vận dụng lịch sử: 
Hiểu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đối với lịch sử. Biết danh nhân Đinh Bộ Lĩnh
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Tổ chức kể về Ngô Quyền, kể về chiến thắng sông Bạch Đằng
- Giới thiệu bài 
- GV chiếu H1 trong SGK
+ Quan sát bức tranh trên màn hình em liên tưởng tới điều gì?
- Giới thiệu bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu:- Hiểu biết đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh
 - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- HS hoà nhập: Nhớ tên Đinh Bộ Lĩnh
*Phương pháp: động não, quan sát
*Thời gian: 17 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc nội dung SGK
+ Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
GV: Sau khi Ngô Quyền mất,đất nước loạn 12 sứ quân,...
* Hoạt động cả lớp:
- HS đọc nội dung SGK
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
+Sau khi thống nhất Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
+ Kể lại chiến công dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ lĩnh
GV: Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại có công lớn dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước,...
1. Tình hình đất nước sau khi Ngô quyền mất:
- Triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân giặc lăm le ngoài bờ cõi.
2. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện “Cờ lau tập trận” nói lên từ nhỏ Đinh Bộ lĩnh đã tỏ ra có chí lớn.
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc. Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình 
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - So sánh được những đổi thay của đất nước sau khi dẹp loạn 12 sứ quân.
*Phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên giao việc:
+ So sánh được những đổi thay của đất nước sau khi dẹp loạn 12 sứ quân.
- Học sinh thảo luận nhóm 
- Học sinh trình bày trước lớp
- Học sinh, Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Việc thống nhất đất nước giúp cuộc sống của nhân dân ổn định và phát triển đất nước
Thời gian
Các mặt
Trước khi TN
Sau khi thống nhất
- Đất nước
- Triều đình
- Đời sống của nhân dân
- Bị chia thành 12 vùng. 
- Lục đục. 
- Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích. 
- Đất nước quy về một mối
- Được tổ chức lại quy củ
- Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng về ý nghĩa của sự kiện và truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
*Phương pháp: trình bày 1 phút 
*Thời gian: 8 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Việc đất nước thống nhất có ý nghĩa như thế nào? 
+ Đất nước ta hiện nay đang thống nhất, cuộc sống của nhân dân và sự phát triển đất nước như thế nào? 
- Học sinh trình bày 1 phút trước lớp
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 3 tháng 11năm 2020 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ; - Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); 
- Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4); 
- Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.
b. Năng lực văn học: 
- Dùng từ ngữ hình ảnh hay để đặt câu 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Tích cực hóa việc sử dụng các từ ngữ được học vào học tập và giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, từ điển 
- Học sinh: Từ điển, vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- TBVN điều hành chơi trò chơi yêu thích
- Giới thiệu bài 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: 	- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), 
 *Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn, trò chơi 
*Thời gian: 20 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu đề bài, đọc thầm bài Trung thu độc lập, 
+Bài yêu cầu gì?
+Hiểu thế nào là từ cùng nghĩa?
+Em hiểu thế nào là ước mơ
- HS tự làm bài/VBT
- Chữa bài: 
+ đọc bài làm, 
+ nhận xét.
+ Giải nghĩa từ “mơ tưởng” và “mong ước”?
- Đặt câu với từ mong ước?
*Kết luận: Có nhiều từ cùng nghĩa chỉ ước mơ
*Hoạt động nhóm 4:
- HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và tìm từ bắt đầu bằng tiếng: ước. Bắt đầu bằng tiếng: mơ.
- Tổ chức cho Hs chơi trò: Tiếp sức.
- Nhận xét đội thắng.
- HS bổ sung từ mới, phân tích nghĩa
- 1 HS đọc toàn bộ các từ tìm được.
*Kết luận: Nhớ các từ cùng nghĩa để viết văn thêm phong phú, sinh động
*Hoạt động nhóm đôi:
- HS nêu yêu cầu của bài, thảo luận cặp đôi.
- Ước mơ được đánh giá cao là ước mơ như thế nào?
- Ước mơ được đánh giá không cao là những ước mơ như thế nào?
- Ước mơ như thế nào là ước mơ bị đánh giá thấp?
- HS trả lời câu hỏi, 
- Học sinh làm baì bằng kĩ thuật khăn trải bàn
- nhận xét, bổ sung, 
- chốt lại lời giải đúng.
*Kết luận : Ước mơ cần thực tế, có thể thực hiện được, các ước mơ vì hạnh phúc của con người là các ước mơ có ý nghĩa.
 Bài 1: Đọc bài Trung thu độc lập và tìm những từ đồng nghĩa với ước mơ?
+ Tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ có trong bài tập đọc Trung thu độc lập.
+ Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Ước mơ: Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- Các từ: Mơ tưởng; mong ước.
+ Mơ tưởng: Là mong mỏi và tưởng tượng điều mình sẽ đạt được trong tương lai.
+ Mong ước: Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- Em mong ước sẽ học giỏi hơn để bố mẹ vui .
Bài 2: Tìm từ cùng nghĩa với ‘ước mơ”:
Bắt đầu bằng tiếng ước
Bắt đầu bằng tiếng 
mơ
ước mơ,
ước muốn, ước ao, ước mon
, ước vọng
mơ ước, mơ tưởng
, mơ mộng, mơ hão
Bài 3: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá:
+ Những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người.
+ Ước mơ bình thường, dễ dàng đạt được
+ Những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
- Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.
- Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kể về ước mơ
 *Phương pháp: trình bày 1 phút 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu, tự làm VBT
- Thảo luận nhóm bàn tìm những ước mơ minh hoạ.
- Chữa bài: đọc bài làm, nhận xét, thống nhất kết quả.
- 1 học sinh kể về ước mơ của mình
*Kết luận: Ước mơ của các em đều đáng quý. Các em cố gắng để ước mơ có thể trở thành sự thật
Bài 4: Ghi một ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên:
- Đánh giá cao: ước mơ học giỏi, trở thành bác sĩ, kĩ sư 
- Đánh giá không cao: ước muốn có truyện đọc, có xe đạp, có đồng hồ 
- Đánh giá thấp: ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước không phải học bài mà điểm vẫn cao.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Biết cách vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học:
- Có kĩ năng sử dụng thước kẻ và ê ke vẽ hai đường thẳng vuông góc.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 -HS: SGK, vở viết, thước thẳng, ê - ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (5 phút )
- Tổ chức trò chơi yêu thích
- Giới thiệu bài 
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
*Phương pháp: động não, vấn đáp, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp:
- GV hướng dẫn HS dùng êke vẽ 2 đường thẳng vuông góc qua 1 điểm nằm trên đường thẳng hoặc nằm ngoài đường thẳng (như SGK).
- HS thực hành vẽ nháp.
- GV nhận xét và giúp đỡ HS còn chưa vx được hình.
* Hoạt động cả lớp:
- GV hướng dẫn và làm mẫu cách vẽ đường cao của tam giác ABC như phần bài học SGK.
- HS đọc tên hình tam giác.
- HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
 + Thế nào là đường cao của hình tam giác?
- HS thực hành vẽ 3 đường cao của tam giác từ 3 đỉnh khác nhau (Hướng dẫn HS xác định cạnh đối diện)
+ Một hình tam giác có mấy đường cao?
*Kết luận: Luôn sử dụng e-ke để vẽ đường vuông góc
1. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước
2. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác:
 A A A 
 E
 K
C H B C B C B
- Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
- Đường cao của tam giác là đường thằng hạ từ đỉnh của tam giác xuống vuông góc với cạnh đối diện
- 3
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: - Vẽ được đt đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đt cho trước
 - Vẽ được đường cao của tam giác
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân:
- Nêu yêu cầu bài tập?
- 3 HS làm bảng, lớp vẽ vào vở.
- Chữa bài: 
+ Nêu cách vẽ, 
+ nhận xét đúng/ sai, 
+ đối chiếu kết quả.
+ HS nhắc lại cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
*Kết luận: Luôn sử dụng e-ke để vẽ đường vuông góc
* Hoạt động cá nhân:
- Nêu yêu cầu bài?
- 3 HS lên bảng, lớp vẽ vào vở.
- Chữa bài: 
+ Nêu cách vẽ, 
+ nhận xét đúng/ sai. 
+ Đổi chéo bài kiểm tra.
+ Nêu lại cách vẽ đường cao của một hình tam giác.
*Kết luận: vẽ đường cao hình tam giác cũng chính là vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
* Hoạt động cá nhân:
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng.
- Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình
+ Những cạnh nào vuông góc với EG?
+ Các cạnh AB và DC như thế nào với nhau?
+ Các cạnh AD, EG, BC như thế nào với nhau?
- HS nhắc lại khái niệm hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song và các yếu tố của hình chữ nhật.
*Kết luận: Hình chữ nhật có 4 cặp đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
3. Luyện tập:
Bài 1: Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD : 
 C D
 E E
C E D C
 D 
Bài 2: Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC: 
 A B C
B H C C A A B
Bài 3: Ghi tên các hình chữ nhật có trong hình bên:
 A E B
 D G C
- Các hình chữ nhật có trong hình bên là: ABCD; AEGD; EBCG
4. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kĩ năng vẽ đường cao tam giác
*Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức 
- Học sinh thi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Thi vẽ đường cao của tam giác
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Tôn trọng bạn, chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (5 phút )
- HS hát bài Ước mơ 
- Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động khám phá: 1. Tìm hiểu đề:
* Mục tiêu: HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
 *Phương pháp: động não, vấn đáp 
*Thời gian: 7 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu đề, phân tích đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng.
+ Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
- HS nối tiếp đọc gợi ý SGK.
- Gv treo bảng phụ.
+ Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào?
- HS nối tiếp nhau nói đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình mình định kể.
- 1 HS đọc gợi ý 3
- HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình, tiếp nối nhau nêu ý kiến.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý, nhắc HS cách mở đầu khi KC.
Đề bài: Kể chuyện về 1 ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
- Đây là ước mơ có thật.
- Là em hoặc bạn bè, người thân.
a. Các hướng xây dựng cốt truyện:
- Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
- Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.
- Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được .
b. Đặt tên cho câu chuyện:
VD: Một ước 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_th.doc