Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

LỊCH SỬ

Tiết 17: Ôn tập

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; Hơn 1 nghìn năm đấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh: Đinh Bộ Lĩnh, lễ lên ngôi của Lê Hoàn, tranh Tượng A-di-đà , Chùa Một Cột, lược đồ trận chiến sông Như Nguyệt , tranh cảnh đắp đê thời Trần , Hội Nghị Diên Hồng .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 2550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17, Thứ 4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
LỊCH SỬ
Tiết 17: Ôn tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; Hơn 1 nghìn năm đấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh: Đinh Bộ Lĩnh, lễ lên ngôi của Lê Hoàn, tranh Tượng A-di-đà , Chùa Một Cột, lược đồ trận chiến sông Như Nguyệt , tranh cảnh đắp đê thời Trần , Hội Nghị Diên Hồng .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 42 
- Nhận xét và cho điểm HS 
- Em hãy nêu ghi nhớ của bài trước
- Nhận xét, ghi điểm 
* Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động cơ bản
- Đưa ra những bức tranh, y/c HS nêu tên bài học?
- Phát phiếu y/c nhóm ghi nội dung bài dựa vào tranh :
Nhóm 1 :Tranh Đinh Bộ Lĩnh chơi trò đánh trận giả 
Nhóm 2 : Tranh Tượng Phật A-di-đà + chùa Một Cột 
Nhóm 3 : Tranh Lê Hoàn lên ngôi 
Nhóm 4 : Tranh tượng Lý Thái Tổ + 1 số hiện vật của kinh đô Thăng Long 
Nhóm 5 :Lược đồ trân chiên sông Như Nguyệt
Nhóm 6 : tranh cảnh đắp đê , đền thờ các vị vua thời Trần , cảnh các bô lão trong hội nghị Diên Hồng 
- Cho HS trình bày .
* Nhận xét bài của từng nhóm – bổ sung – giảng giải thêm để HS khắc sâu hơn 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã học.
- 2 HS trả lời (Phúc Hiền, Hoàng Hiếu)
- 2 HS nêu.
- HS quan sát tranh , lần lượt từng HS nêu tên bài học. 
- HS khác bổ sung (nếu thiếu).
- Các nhóm nhận phiếu , thảo luận theo y/c phiếu. 
- Đại diện nhóm dán kết quả làm và trình bày .
- Ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 17 : Yêu lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Bước đầu biết được giá trị lao động.
- Tích cực tham gia các công viếc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
* Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng xác định các giá trị của lao động.
- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
** Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Thẻ học tập.	
- Phiếu điều tra theo mẫu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao phải yêu lao động?
- Các em cần làm gì để thể hiện tinh thần yêu lao động?
- Nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
 -Y/c HS kể về tấm gương lao động của Bác Hồ – các anh hùng lao động mà các em đã sưu tầm 
+ Theo em , những nhân vật trong các câu chuyện có yêu lao động không ?
+ Vậy những biểu hiện của yêu lao động là gì ?
+ Nêu những ví dụ vể biểu hiện yêu lao động ?
- Kết luận: Yêu lao động là tự làm lấy công việc của mình, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối.
* Trò chơi “ Nghe và đoán”
- Phổ biến luật chơi”
+ Lớp chia thành 2 đội , mỗi đội 5 người .sau mỗi lượt chơi có thể thay đổi người 
+ Lần lượt 2 đội đưa ra những ý nghĩa của các ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị để đọc, đội kia đoán là câu ca dao tục ngữ nào 
+ Mỗi đội được suy nghĩ 30 giây
+ Mỗi cậi trả lời đúng : 5 điểm 
+5 tổ trưởnmg 5 tổ làm Ban gáim kkhảo chấm điểm và nhận xét 
- Tổ chức chơi thử 
- Tổ chức cho đội chơi thật .
- Nhận xét khen ngơi đội thắng cuộc .
* Liên hệ bản thân .
- Y/c HS hãy vẽ – viết – kể về một công việc trong tương lai mà em yêu thích nhất ( trong 3 phút )
- Cho HS trình bày 
- Nhận xét , khen những bài viết , tranh vẽ tốt .
- Kết luận chung :
+ Lao động là vinh quang . Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân của gia đình và xã hội 
+ Trẻ em cũng cần tham gia các cộng việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân 
+ Mỗi em trong lớp đều có những ước mơ về những công việc của mình . Bằng tình yêu lao động -cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ / 25 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hành các nội dung bài.
- 3 HS trả lời (Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương)
- Vài em kể trước lớp 
- HS phát biểu 
- Lắng nghe 
- Cả lớp chú ý lắng nghe GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Tham gia chơi.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày , giới thiệu các bài viết , tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được. 
- Cả lớp thảo luận , nhận xét .
- Lắng nghe và nhớ .
- Đọc bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 83: Dấu hiệu chia hết cho 2
I. Mục tiêu
Giúp học sinh: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Biết số chẵn, số lẻ. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Dấu hiệu chia hết cho 2 
- Giao nhiệm vụ cho HS : Tự tìm vài số chia hết cho 2 , vài số không chia hết cho 2. 
- Gợi ý cho HS chú ý chữ số tận cùng ở mỗi số 
- Chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không,chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
+ Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 thì chia hết cho 2 
+ Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3, 5 , 7 , 9 thì không chia hết cho 2 
+ Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 là các số chẵn. 
+ Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3 , 5 , 7 , 9 là các số lẻ 
- Cho HS nêu ví dụ về số chẳn , số lẻ 
* Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Cho HS đọc bài làm và giải thích lí do vì sao chọn các số đó.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
- Cho HS kiểm tra chéo.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Đọc kết quả và tự sửa bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Tìm 10 số chia hết cho 2, 10 số không chia hết cho 2.
- 3 HS thực hiện (Kiến Minh, Yến Nhi, Nhật Hạ)
- Một số em lên bảng viết kết quả theo 2 cột : chia hết – không chia hết 
- Cả lớp bổ sung 
- Quan sát , đối chiếu , so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 . Trao đổi và dự đoán dấu hiệu. 
- Vài em nêu lại kết luận trong bài học 
- Tự nêu ví dụ về số chẵn .số lẻ 
- Một HS đọc. 
- HS làm vào vở.
- HS đọc. 
- HS làm bài và đổi vở sửa bài.
- Một HS đọc. 
- HS làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 34: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu ý nghĩa và từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: cách nghĩ của trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. các em nghĩ về đồ chơi như về các đồ vật có thật trong đời sông. Các em nhìn và giải thích thế giới xung quanh rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) 
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 .2
- Y/c lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua lo lắng về điều gì ?
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ?
- Vậy nội dung chính đoạn 1 là gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi :
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
+ Công chúa trả lời thế nào ?
- Cho HS đọc thầm câu hỏi 4 / 169.và nêu cách chọn câu đúng.
- Vậy nội dung đoạn 2 nói gì ?
- Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài.
- Chốt ý đúng và ghi bảng: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường khác người lớn. 
* Đọc diễn cảm 
- Chỉ định HS đọc nối tiếp theo cách phân vai..
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : 
 “ Làm sao mặt trăng Nàng đã ngủ ”.
+ Đọc mẫu đoạn văn 
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
* Nhận xét giong đọc và cho điểm HS .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 4 HS thực hiện ( Minh Tâm, Bảo Toàn, Khánh Vy, Ngân Ý)
- 1 HS thực hiện (Ngọc Trân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- Thống nhất cách chia đoạn:
 + Đoạn 1 :Nhà vua bó tay 
 + Đoạn 2 : Mặt trăng ..ở cổ 
 + Đoạn 3 : Phần còn lại 
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Lớp đọc thầm theo , trao đổi và trả lời câu hỏi 
- Ý chính đoạn 1 : Nỗi lo lắng của nhà vua 
- Đọc đoạn 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm, suy nghĩ và chọn câu đúng.
Ý chính đoạn 2: Cách suy nghĩ của công chúa 
- Phát biểu tự do 
- Nêu nội dung chính cả bài. 
- HS đọc truyện theo cách phân vai.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
+ 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 33 : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Một tờ phiếu khổ to viết BT 2 và 3 (Phần nhận xét).
- Một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Trả bài viết Tả một đồ chơi mà em thích . 
- Nêu nhận xét , công bố điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Phần nhận xét
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp BT 1, 2 , 3.
- Cả lớp đọc thầm bài Cái cối tân.
- Yêu cầu HS xác định các đoạn văn trong bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Giáo viên kết luận:
Bài văn có 4 đoạn:
Mở bài: 
 + Đoạn 1: Giới thiệu về cái cối.
Thân bài:
+ Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
 + Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối.
Kết bài:
+ Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối.
* Phần ghi nhớ
-Yêu cầu đọc phần ghi nhớ.
* Phần luyện tập:
 Bài tập 1:
- Yêu cầu đọc bài 1
- Đọc bài Cây bút máy. 
- Làm bài vào vở BTLT và câu.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý:
+ Viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em. (không tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài)
+ Quan sát kĩ về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của chiếc bút. 
+ Chú ý cách diễn đạt.
- GV yêu cầu HS đọc bài viết.
- GV nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết bài 3 chưa đạt về nhà viết lại. 
- Nhận bài, xem các lỗi.
-- Vài HS đọc nối tiếp.
- Đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS đọc và suy nghĩ để viết bài.
- HS làm bài.
- Từng em đọc nối tiếp. 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_thu_4_nam_hoc_2011_2012.doc