Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 40: Mở rộng vốn từ: Sức khỏe

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của học sinh.

- Cung cấp cho học sinh một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phân loại từ ở BT1 phiếu học tập.

- Từ điển, SGK TV4

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 3 trang xuanhoa 11/08/2022 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 5 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012
TOÁN
Tiết 99: Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số, đọc, viết phân số. Quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- Bước đầu biết so sánh độ dài 1 đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài 1 đoạn thẳng khác.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1 
- Ghi các số đo lên bảng .
- Y/c HS đọc các số đo đó .
- Nhắc lại cách đọc phân số.
Bài 2 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- Lớp làm vào vở .
- Gọi 2 HS lên bảng viết các phân số .
- Gọi HS dưới lớp nhận xét .
- Nhận xét – chữa bài cho điểm HS.
Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét bảng viết của HS.
Bài 4 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp làm vào SGK.
- Nhận xét bảng viết của HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh một phân số với 1.
Bài 5 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp làm vào SGK.
- Nhận xét bảng viết của HS.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
1/ Có 1 kg đường chia thành 5 phần bằng nhau, đã dùng hết 3 phần như thế. Vậy đã dùng kg và còn lại kg.
2/ Có 1 tạ muối chia thành 100 phần bằng nhau. Đã phát được 56 phần như thế. Vậy đã phát tạ và còn tạ.
- 3 HS thực hiện (Phương Tuyền, Thanh Tuyền, Bảo Uyên)
- Lần luợt từng HS đọc các số đo trên bảng.
- HS khác theo dõi nhận xét .
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc y/c bài .
- Cả lớp làm vào vở .
- 2 HS lên bảng viết các phân số :
- Nhận xét , kết luận .
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện vào bảng con.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào SGK.
- Sửa bài.
- Nhắc lại cách so sánh một phân số với 1.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào SGK.
- Sửa bài.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 40: Mở rộng vốn từ: Sức khỏe
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của học sinh.
- Cung cấp cho học sinh một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phân loại từ ở BT1 phiếu học tập.
- Từ điển, SGK TV4
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đoc đoạn văn kể về việc trực nhật của tổ mình 
- Nhận xét – cho điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập
+ Phát phiếu cho các nhóm làm bài .
- Gọi HS trình bày .
+ GV ghi nhanh lên bảng .
- Y/c HS đọc lại các từ tìm được trên bảng :
a/.Các từ chỉ HĐ có lợi cho sức khoẻ :
 Tập thể dục , đi bộ , chạy , chơi thể thao, bóng chuyền ,bóng bàn ,cầu lông , nhảy xa , nhảy cao ,
đấu vật , cầu trượt , ăn uống điều độ , nghỉ mát , giải rí , an dưỡng , 
b/. Các từ ngữ chỉ những đặc điểm của 1 cơ thể khoẻ mạnh :
 Vạm vỡ ,lực lưỡng, cân đối, rắn chắc, rắn rỏi , săn chắc , chắc nịch , cường tráng , dẻo dai, nhanh nhẹn.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
+ Dán ở bảng 3 tờ phiếu, phát bút dạ , mời các nhóm lên bảng thi đấu tiếp sức.
+ Nhóm nào ghi nhiều môn thể thao nhất nhóm đó thắng.
- Cho các nhóm lên thực hiện .
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- HS thảo luận theo nhóm đôi để hoàn chỉnh các thành ngữ.
- Cho HS trình bày .
- GV ghi nhanh lên bảng – gọi HS đọc thuộc .
+ Em hiểu câu “ Khoẻ như voi” “ nhanh như cắt” là như thế nào ?
+ Các em có thể đặt câu với 1 thành ngữ mà em thích ?
Bài 4 : 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gợi ý : 
+ Khi nào con người “Không ăn không ngủ” được?
+ “ Tiên” sống như thế nào ?
+ Người “Ăn được ngủ được” được là người như thế nào ?
- Vậy câu tục ngữ này nói lên điều gì ?
* Kết luận :
 Tiên nhân vật trong truyện cổ tích – sống rất sung sướng –thư thái trên thượng giới giữa nơi phong cảnh đẹp. Ăn được ngủ được là chúng ta có 1 sức khoẻ tốt , khi có sức khoẻ tốt thì sống sung sướng chẳng kém gì tiên – vì chúng ta có thể làm ra mọi của cải vật chất .
3. Hoạt động nối tiếp
- Tìm thêm các thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ điểm
- 2 HS thực hiện (Khánh Vy, Thanh Xuân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 em đọc nội dung BT .
- Các nhóm đọc thầm , trao đổi tìm từ và viết vào giấy
- Đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung những từ mà bạn chưa tìm được .
- 2 HS đọc to. Lớp viết vào vở.
+ Nêu yêu cầu BT .
- Trao đổi theo nhóm , tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao .
- Các nhóm lên thi viết tên môn thể thao .
- Lớp theo dõi nhận xét .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- HĐ nhóm đôi hoàn thành các thành ngữ .
- HS tiếp nối nhau đọc các thành ngữ .
- Đọc thuộc các thành ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh , viết vào vở lời giải đúng :
+ Khoẻ như voi ( trâu , hùm ).
+ Nhanh như cắt ( gió , chớp ,sóc , điện ).
+ “ Khoẻ như voi : rất khoẻ mạnh , sung sức , ví như sức voi . 
+ nhanh như cắt : rất nhanh , chỉ 1 thoáng – 1 khoảnh khắc ví như con chim cắt .
- HS tiếp nối đọc câu mình đặt .
- Đọc yêu cầu BT .
+ ốm , già cả , bệnh tật , lo lắng về tiền bạc , .
+ Tiên : Những nhân vật trong truyện cổ tích tượng trưng cho sự sung sướng, sống an nhàn , thư thái , muốn gì cũng được 
+ hoàn toàn khoẻ mạnh ,có sức khoẻ tốt.
- HS phát biểu theo ý hiểu .
- Lắng nghe và nhớ.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20_thu_5_nam_hoc_2012_2013.doc