Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, nức nở, mãi sau.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

- HS biết chú tâm hoàn thành công việc được giao.

3. Thái độ: HS phải có trách nhiệm với người thân.

 

docx 30 trang xuanhoa 06/08/2022 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 6
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, nức nở, mãi sau....
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- HS biết chú tâm hoàn thành công việc được giao.
3. Thái độ: HS phải có trách nhiệm với người thân.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo. 
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ.
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
1. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn câu dài Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn rồi mang về nhà.
- HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài: 
Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS biết chú tâm hoàn thành công việc được giao.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh lúc đó của gia đình em như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? HS đặt câu hỏi giao lưu.
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ An-đrây-ca dằn vặt chuyện gì? Nếu em là An-đrây-ca, em sẽ làm gì khi các bạn rủ chơi đá bóng?
- GV: Chúng ta phải biết chú tâm để hoàn thành công việc được giao.
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Giúp HS đọc bài văn với giọng trầm buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An- đrây – ca.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
Bước vào phòng ông nằm.... Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện. Nhận xét HS.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Khắc sâu ND bài.
Cách tiến hành:
+ Nói lời an ủi của em với An-Đrây-Ca. 
(Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn.)
+ Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. 
Cách tiến hành:
+ Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên là gì? 
- Nhận xét tiết học. – Dặn HS về nhà học bài.
TOÁN
Tiết 26 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: biểu đồ trong bài 3.
- HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Gọi HS lên bảng, yêu cầu HS làm bài tập 2 của tiết 25, đồng thời kiểm tra vở của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
Giới thiệu bài mới – GV ghi tựa đề lên bảng 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ, thực hành lập biểu đồ.
Cách tiến hành:
Bài 1: HS làm phiếu bài tập trong nhóm 4 các thành viên đọc kết quả cho cả nhóm nghe, 1 HS điều khiển.
Bài 2: GV yêu cầu quan sát biểu đồ trong SGK thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Biểu đồ biểu diễn gì?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- GV gọi HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ. HS làm vào vở, đổi vở kiểm tra nhau.
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
- GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được của tháng 2.
- GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
+ Nêu bề rộng của cột?
+ Nêu chiều cao của cột?
- GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
- GV chữa bài.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức được ôn tập
Cách tiến hành:
Ch o HS nhắc lại kiến thức ôn tập trong tiết.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
Tiết 6: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn Người viết truyện thật thà.
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Kĩ năng:
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ.
- Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s / x.
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đẹp.
3. Thái độ:
- Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. – Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu khổ to kẻ bảng ( như SGK ) phát cho vài HS sửa lỗi ở BT2.
- HS: Sổ tay chính tả. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- HS viết bảng con một số từ: truyền ngôi, ắp, luộc.
- HS kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
- Kiểm tra vở 1 số HS viết lại bài chính tả trước, nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
* GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt.
- GV mời 1 HS đọc lại truyện và yêu cầu cả lớp cho biết nội dung của mẩu truyện?
* HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài chấm.
- HS đổi vở, mở sgk dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS:
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/ x.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: (Tập phát hiện và sửa lỗi chính tả)
- HS đọc yêu cầu của Bài tập 2.
- GV nhắc HS:
+ Viết tên bài cần sửa lỗi: Người viết truyện thật thà.
+ Sửa tất cả các lỗi có trong bài.
- GV phát riêng phiếu cho 1 số HS viết bài mắc lỗi chính tả.
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS (có đối chiếu với vở viết).
Bài tập 3:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dung giải bài tập này.
- GV phát phiếu và từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: HS tìm và ghi lại các tiếng có âm s/ x, thanh hỏi/ thanh ngã.
Cách tiến hành:
- Thi đua: HS tìm và ghi lại các tiếng có âm s/ x, thanh hỏi/ thanh ngã. Mỗi dãy cử 3 HS thi tìm từ.
- Yêu cầu HS ghi nhớ hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai những từ đã học.
- Chuẩn bị bài: (Nhớ- viết) Gà Trống và Cáo.
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên khái niện về ý nghĩa khái quát của chúng.
2. Kĩ năng: Biết cách viết hoa danh từ riêng trong thực tế.
Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1 mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2). Biết cách viết hoa danh từ riêng trong thực tế. 
3. Thái độ: HS tích cực xây dựng bài.
II. Các hoạt động dạy học:
GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long).
- Giấy khổ to kẻ sẵn trên bảng lớp.
HS: Xem trước nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng đặt câu.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS lên bảng và trả lời câu hỏi:
+ Danh từ là gì? Cho ví dụ.
- Nhận xét.
Giới thiệu ghi bảng bài mới.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Nhận biết danh từ chung, danh từ riêng.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận đôi bạn và tìm từ đúng. 1 HS lên điều khiển.
- Nhận xét và giới thiệu bản đồ Việt Nam (vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông đặc biệt là sông Cửu Long) và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm 4 các thành viên trong nhóm đọc bài làm của mình cho các bạn cùng nghe nhóm trưởng báo cáo, 1 HS lên điều khiển, các HS khác nhận xét bổ sung.
- Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là cụm danh từ chung.
- Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
Bài 3:
- 1 HS điều khiển.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Danh từ riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
Ghi nhớ:
+ Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy VD?
+ Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Tìm được các danh từ riêng và vận dụng quy tắc viết hoa đó vào thực tế.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.
- Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1 HS lên điều khiền.
- Kết luận để có phiếu đúng.
+ Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung?
+ Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?
- Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài.
Bài 2:
HS đọc yêu cầu – Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm đôi bạn..
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học
Cách tiến hành:
- Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ.
- Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng.
10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh.
TOÁN
Tiết 27: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
2. Kĩ năng: HS làm được các BT trong SGK. Rèn kĩ năng đọc, viết số, đọc biểu đồ.
3. Thái độ: HS tích cực, chủ động, tính toán cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Biểu đồ bài 3. 
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ.
Cách tiến hành:
- HS sửa bài ở nhà.
- Muốn lập biểu đồ ta phải làm gì?
- So sánh ưu và khuyết của hai loại biểu đồ?
Giới thiệu bài mới ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
Mục tiêu: Viết đọc, so sánh các số tự nhiên, đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.	
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở trong nhóm đôi bạn. HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài và sau đó chữa bài.
Bài 4:
- HS làm miệng trong nhóm đôi bạn. 1 HS lện điều khiển.
?- Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
Bài 5: HS làm miệng.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS kể các số tròn trăm từ 500 đến 800.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học
Cách tiến hành:
+ 1 thế kỷ là bao nhiêu năm? 
+ Để so sánh các đơn vị đo em cần làm gì? (đổi về cùng đơn vị đo)
+ Nêu cách so sánh các số tự nhiên?
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, 
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
2. Kĩ năng: Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
3. Thái độ: HS biết tiết kiệm đúng cách.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: - Một vài loại rau thật như: rau muống, su hào, rau cải, cá khô.
- 10 tờ phiếu học tập khổ A2.
HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Kiểm tra về nội dung bài: Ăn nhiều rau quả chín, sử dụng thức ăn sạch và an toàn.
Cách tiến hành:
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
+ Vì sao hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín?
- GV nhận xét.
Giới thiệu bài ghi bảng.
Họat động 2: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn 
Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn. 
Cách tiến hành:
- GVchia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi. 1 HS lên điều khiển.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa trang 24, 25/ SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh họa?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận.
Họat động 3: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn 
Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn. 
- Có kĩ năng lựa chọn cách bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản phù hợp.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự. 
+ Nhóm: Phơi khô. + Ướp muối, + Nhóm ướp lạnh, + Nhóm: Đóng hộp, + Nhóm: Cô đặc với đường.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm? Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên nhóm? 1 HS lên điều khiển.
- GV kết luận.
Họat động 4: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà
Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
- HS biết tiết kiệm đúng cách.
Cách tiến hành:
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
- Yêu cầu mỗi tổ cử hai bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất? và 1 HS làm trọng tài.
- Trong 6 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ.
- GV nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp. 
Mục tiêu: Nhắc lại cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành:
+ Có những cách bảo quản thức ăn nào?
+ Khi mua thức ăn được bảo quản, ta cần xem điều gì?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, những nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên.
KỂ CHUYỆN
Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
2. Kĩ năng: Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách. Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
- Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
3. Thái độ: HS Có ý thức rèn luyện mình có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng kể chuyện của HS.
Cách tiến hành:
- Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa truyện.
- Nhận xét HS.
Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
Mục tiêu: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài. 
Cách tiến hành:
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS.
- Những đức tính: trung thực, tự trọng, không tham lam... của con người đều rất đáng quý. Hôm nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất.
Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- Hỏi: + Thế nào là lòng tự trọng?
+ Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
- GV: Những câu chuyện của các em vừa nên trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người. 
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề.
+ Câu chuyện ngoài SGK.
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp cử chỉ, điệu bộ.
+ Nêu đúng ý nghĩa của chuyện
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu: Nghe bạn kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Biết đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- HS kể chuyện trong nhóm 4. 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi:
+ Trong các câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
+ Cậu thấy nhân vật chính cáo đức tính gì đáng quý?
+ Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV dành nhiều thời gian cho HS kể chuyện.
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
+ Tuyên dương cho HS đoạt giải.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
Cách tiến hành:
- Khuyến khích HS nên tìm truyện đọc.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về lòng tự trọng mang đến lớp.
- Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 7. 
- Nhận xét tiết học.
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: BÀY TỎ Ý KIẾN ( TT)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Thái độ: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người .
 Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Bảng phụ ghi tình huống (HĐ 2).
+ Bìa 2 mặt xanh - đỏ (HĐ 1).
- HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Kiểm tra phần học thuộc ghi nhớ và trình bày ý kiến của mình về vấn đề liên quan đến trẻ em.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS lên trình bày những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó cho cả lớp nghe, trong đó có vấn đề về môi trường.
- Gọi 1 em đọc ghi nhớ - Nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài mới ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Rèn tính mạnh dạn, nêu ý kiến trước đám đông.
Cách tiến hành:
a.- Gọi HS lên đóng – trình diễn – lớp quan sát ( SGK )
HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? 
+ Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? 
- 1 HS lên điều khiển các bạn trình bày, có thể đặt câu hỏi giao lưu.
GV chốt: Mỗi gia đình có những vấn đề, có những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. 
b. Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tình huống trong số các tình huống sau:
1. Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới, tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa cách bạn bè cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
2. Bố mẹ em muốn em chỉ tập trung vào việc học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
3. Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc màu da cam. Em sẽ nói như thế nào?
4. Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với các tổ trưởng dân phố.
- GV tổ chức làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện.
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét.
+ Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
+ Hãy kể một tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình.
+ Khi nêu ý kiến đó, em có thái độ như thế nào?
- Chốt lại hoạt động 2.
* Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi.
- Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các chủ đề:
+ Tình hình vệ sinh lớp em, trường, nơi em ở? Em làm gì để bảo vệ môi trường?
+ Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường, lớp.
+ Những công việc mà em muốn làm ở trường.
+ Những nơi mà em muốn đi thăm.
+ Những ý định của em trong mùa hè này.
+ Ý kiến của em về việc sử dụng năng lượng? Em sẽ làm gì để thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng ở trường ,ở nhà và ở mọi nơi?
- Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn trả lời cho cả lớp theo dõi.
+ Việc nêu ý kiến của các em có cẩn thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
+ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất.
- HS đặt câu hỏi giao lưu.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến ghi nhớ của bài.
Cách tiến hành:
- Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
- Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.- Xem trước bài 4.
Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 12: CHỊ EM TÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tặc lưỡi, im như phỗng, yên vị, giả bộ, cuồng phong, ráng.
- Hiểu nội dung bài: Cô chị hay nói dối, đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tặc lưỡi, giận dữ, năn nỉ, giả bộ, sững sờ, thủng thẳng,...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật.
- HS biết được nói dối là một tính xấu, từ đó không nên nói dối.
3. Thái độ: HS luôn trung thực trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ.
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Rèn đọc đúng các từ, tiếng khó, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. Nói dối là một tính xấu, mất lòng tin, sự tín nhiệm lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.
- Hiểu một số từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành:
1. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn câu dài: Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện/ nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
- HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô bé có đi học thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
+ Đoạn 1 nói đến chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. 
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối? 
+ Thái độ của người ba lúc đó thế nào?
+ Đoạn 2 nói về chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV ghi ý chính của bài: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình.
Hoạt động 4: Luyện tập thực hành 
Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh phù hợp với tính cách cảm xúc của nhân vật.
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài để cả lớp đọc thầm theo.
- Gọi HS đọc bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: Nhắc lại nội dung bài đọc.
Cách tiến hành:
+ Vì sao chúng ta không nên nói dối?
- Em học được gì ở ở câu chuyện này?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật?
- Nhận xét tiết học, Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
TOÁN
Tiết 28: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Tìm được số trung bình cộng.
2. Kĩ năng: HS làm được các bài tập về so sánh được các số tự nhiên; Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian, tìm số trung bình cộng.
3. Thái độ: HS tính toán cẩn thận, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng về đổi đơn vị đo. 
Cách tiến hành:
- HS sửa bài tập ở nhà.
+ Để so sánh các đơn vị đo em cần làm gì? (đổi về cùng đơn vị đo)
+ Nêu cách so sánh các số tự nhiên?
- Giới thiệu bài mới – ghi đề lên bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết số, xác định giá trị của chữ số, đổi đơn vị đo khối lượng, đo thời gian. Giải toán về tìm số trung bình cộng.
Cách tiến hành:
Bài 1: Làm phiếu bài tập – cho HS khoanh vào ý đúng.
Bài 2: Thảo luận nhóm –1 HS điều khiển các nhóm trình bày.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. 
Nêu tóm tắt – GV hướng dẫn:
+ Muốn biết trung bình mỗi ngày cửa hàng đã bán bao nhiêu m vải ta làm thế nào?
+ Số m vải bán trong 3 ngày biết chưa? Ta tìm thế nào?
+ Số m vải bán được, ta đã biết bán được ngày nào, ngày nào chưa biết?
+ Tìm số m vải bán ngày 2, 3 như thế nào?
- HS lên làm bảng phụ – lớp làm vào vở - HS đổi vở kiểm tra bài nhau, báo cáo kết quả.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp.
Mục tiêu: Nhắc lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số. Nhận xét về thái độ học tập của HS.
Cách tiến hành:
+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Về coi bài: “Phép cộng”.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 11: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ. Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ).
2. Kĩ năng:
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những ý chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình. Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay của bạn.
3. Thái độ: HS có lòng say mê học TV, ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to viết các đề TLV.
- Phiếu học tập để thống kê các lỗi trong bài làm văn của mình theo từng loại và sửa lỗi (Phiếu phát cho từng HS).
Lỗi về bố cục / Sửa lỗi
Lỗi về ý / Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ / Sửa lỗi
Lỗi đặt câu / Sửa lỗi
Lỗi chính tả / Sửa lỗi
..................
.......................
..........................
...............................
.......................
 HS: Bài kiểm tra tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: - Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.docx