Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 27: Luyện tập về câu hỏi

( trang 137)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn

2. Kĩ năng: Vận dụng, bước đầu nhận biết một số dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào giao tiếp .

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 25 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 67: Chia cho số có một chữ số
(trang 77 )
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số
2. Kĩ năng: Áp dụng phép chia cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật
* Kiểm tra bài cũ.
- Mời 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Trường hợp chia hết
MT: HS biết cách đặt tính và tính
 PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính 128 472 : 6 = ?
+ Yêu cầu HS nêu lại từng bước chia 
=> Lưu ý HS mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm. 
* Trường hợp chia có dư
MT : HS biết cách đặt tính và tính
PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính 230 859 : 5 = ?
+ Yêu cầu HS nêu lại từng bước chia
=> Tiến hành như trường hợp chia hết
+ Gợi ý HS rút ra nhận xét: Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
* Thực hành
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ HS tự làm bài
+ Sửa bài => yêu cầu 3 HS lần lượt nêu cách chia 
Bài tập 2:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
+ Cho HS tự tóm tắt bài toán và làm. 
 Tóm tắt
 6 bể : 128610 l xăng
 1 bể : .? lxăng
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT : Đặt tính rồi tính: 5633758: 6; 2633466 : 9; 74446798 : 5
- 2 HS lên bảng làm bài (Danny, An)
HT: cá nhân, lớp
- Đặt tính 
- Tính từ trái sang phải .
 128472 6
21412
 24
 07
 12
 0
 230859 5
46171
 08
 35
 09
 4
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
a) Chia hết b) Chia có dư
Bài giải
Số lít xăng có trong mỗi bể là
128610 : 6 = 21435 ( l)
Đáp số : 21435 l
- Làm vào vở nháp. 
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 27: Luyện tập về câu hỏi
( trang 137)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn 
2. Kĩ năng: Vận dụng, bước đầu nhận biết một số dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. 
3. Thái độ: HS biết vận dụng vào giao tiếp .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
* KTBC:
+ Đặt câu với các từ miêu tả mức độ khác nhau của tính từ đỏ, cao, vui
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn làm bài tập
MT: giúp HS làm được các bài tập
PP: trực quan, giảng giải, thực hành
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho phần in đậm.
 => GV chốt và dán phần bài tập 1 lên bảng
Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
Trước giờ học, các em thường làm gì?
Bến cảng như thế nào?
Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
Bài tập 3:
+ Yêu cầu 2, 3 HS làm trong bảng phụ gạch dưới từ nghi vấn trong mỗi câu
 => GV nhận xét và chốt
Có phải – không? - phải không ? - à?
Bài tập 4:
+ HS đối đáp thi đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ở bài tập 3 => GV chỉnh sửa nội dung câu hỏi cho hợp lý
Bài tập 5:
- Ôn tập: thế nào là câu hỏi?
+ Lưu ý HS: Câu không phải là câu hỏi là câu không dùng để hỏi mặc dù có từ nghi vấn.
=> GV nhận xét và chốt: 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi là câu b, c, e.
 + Câu b: nêu ý kiến người nói
 + Câu c, e: nêu đề nghị
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS viết lại 3 câu trong bài Người tìm đường lên các vì sao và đặt câu hỏi cho những câu đó.
- Thi đua tìm từ.
- 2 HS nối tiếp trả lời (Khánh Hà, Quỳnh Anh)
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài => trình bày kết qủa
- HS sửa bổ sung vào VBT.
- HS đọc yêu cầu bài và tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi.
- HS nhận xét
- HS thi đặt câu => nhận xét
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
 => nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 14: Búp bê của ai?
(trang 138)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nhớ được câu chuyện Búp bê của ai.
- Nói đúng lời thuyết minh phù hợp với từng tranh minh họa trong SGK. Không hỏi câu 3
2. Kĩ năng: Kể lại được truyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 - Biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết.
3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi 
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
+ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện về tinh thần vượt khó.
+ NX, cho điểm
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
GV kể chuyện
MT: Giúp HS nắm nội dung truyện kể .
PP: Làm mẫu, đàm thoại, trực quan
+ GV kể lần 1 + giới thiệu lật đật (búp bê bằng nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy)
+ GV kể lần 2.( kết hợp giới thiệu tranh minh họa )
+ GV kể lần 3 (nếu cần).
* Hướng dẫn KC và trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
MT: Giúp HS kể đựơc truyện, nêu được ý nghĩa 
PP: Động não, đàm thoại, thực hành
Bài tập 1: Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
+ Lưu ý HS tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh ngắn gọn, bằng 1 câu.
Bài tập 2: Kể lại chuyện bằng lời của búp bê
+ Lưu ý:
- Khi kể nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện, nói ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
- HS phải dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tớ, mình, em)
+ Bình chọn nhóm, cá nhân KC hay nhất.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chơi trò chơi.
- 2 HS kể ( Tường Vy, Bảo Trường)
HT: cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và đọc thầm yêu cầu
- HS nghe và quan sát tranh minh họa.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS làm việc nhóm 2
1. BB bị bỏ quên trên nóc tủ
2. Mùa đông không có váy áo, BB bị lạnh cóng, còn cô chủ thì ngủ trong chăn ấm.
3. Đêm tối, BB quyết bỏ cô chủ ra đi
4. Một cô bé tốt bụng xót thương BB nằm trong đống lá 
5.Cô bé may váy áo mới cho BB
6. BB sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc