Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm 2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm 2021

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Yêu cầu cần đạt:

 Năng lực

- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Phẩm chất

- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

 

doc 30 trang xuanhoa 10/08/2022 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4C TUẦN 140
( Từ ngày 6/12 đến ngày /12/2021)
Thứ ngày
Buổi
Tiết
TKB
Môn
Tiết
PPCT
Tên bài
Thứ hai
6/12
Sáng
1
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần.
2
Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
3
Toán
Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 3)
Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 4)
Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 5)
4
Khoa học
Bài 20: Nước có những tính chất gì?
Bài 21. Ba thể của nước
Chiều
1
Lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
2
LuyệnToán
Ôn luyện tuần 13
3
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Thứ ba
7/12
Sáng
1
Tin
GV CHUYÊN DẠY
2
Tin
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Kể chuyện
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
2
Toán
Luyện tập (tr. 7)
3
LTVC
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Thứ tư
8/12
Sáng
1
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
2
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Tập đọc
Tuổi Ngựa
2
Toán
Luyện tập (tr. 10)
3
TL Văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả
Thứ năm
9/12
Sáng
1
LTVC
Đồ chơi - Trò chơi
2
Toán
Triệu và lớp triệu (tiếp theo) (tr. 14) 
Luyện tập (tr. 16)
Luyện tập (tr. 17)
3
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
4
Mỹ thuật
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Chính tả
Kéo co
2
Địa lý
Bài 7. Bài 8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Bài 8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)
3
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
Thứ sáu
10/12
Sáng
1
SHTT
ATGT
2
Toán
Luyện tập (tr. 22)
3
TLV
Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả
4
Khoa học
Bài 22. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 
Bài 23. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Yêu cầu cần đạt:
 Năng lực
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Phẩm chất
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 	 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - Đọc bài Văn hay chữ tốt
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,.... 
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. 
Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của đến vì sao sớm. 
+ Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. 
- Hãy nêu nội dung của bài.
- 1 HS đọc
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. 
+ Tả vẻ đẹp của cánh diều.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. 
+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
+ Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
+ HS chọn một trong 3 ý. 
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. 
- HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng 
+ Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp...
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng và các thành viên:
+ Chọn đoạn đọc diễn cảm
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường.
- Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (trang 3)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (trang 4)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (trang 5)
I. Yêu cầu cần đạt:
Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Năng lực:
- Đọc, viết được các số đến 100 000. Biết phân tích cấu tạo số .
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số
Phẩm chất
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.
	*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4
Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
Năng lực:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
- Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên
Phẩm chất:
	* Hình thành cho học sinh năng lực nhận biết thứ tự các số trong dãy số tự nhiên và so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ số.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 3 (dòng 1, 2) bài 4a
Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp)
Năng lực:
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức 
- Củng cố kĩ năng tính toán
Phẩm chất:
 	- Tích cực, tự giác học bài. 
* BT cần làm: Bài 1, bài 2 b, bài 3a, b 
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV : Bảng phụ 
 	- HS: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Tổng kết trò chơi
- Dẫn vào bài mới
- Chơi trò chơi "Chuyền điện"
+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.
2. HĐ Luyện Tập
 Hoạt động thực hành
Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 3)
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 a, Hướng dẫn Hs tìm quy luật. 
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn
- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số 
Bài 3:
a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài, nhận xét. 
b, Viết theo mẫu:
M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 
Bài 4 : Tính chu vi các hình sau
+ Muốn tính chu vi một hình ta làm thế nào?
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách tính chu vi
- HS nêu yêu cầu của bài
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở KT
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
* Đáp án: 
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS phân tích mẫu.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)
b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) 
+ Ta tính độ dài các cạnh của hình đó.
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (4 + 8) 2 = 24 (cm)
 Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 4 = 20 (cm)
- Ghi nhớ nội dung bài học
Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 4)
Bài 1: Viết số. Cá nhân-Lớp
- Tổng kết trò chơi, chốt cách tính nhẩm
Bài 2a (HSNK làm cả bài): 
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- GV chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia
Bài 3 (dòng 1, 2) HSNK làm cả bài
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách so sánh các số nhiều chữ số
Bài 4a (HSNK làm cả bài)
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
- GV chốt cách so sánh và sắp thứ tự
- HS chơi trò chơi Truyền điện
* Đáp án:
7000 + 2000 = 9000 ;
9000 – 3000 = 6000 ; 8000 : 2 = 4000 
 8000 x 3 =24000 ; 16000:2 = 8000
11000 x 3 = 33000 ; 49000 :7 = 7000
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Chia sẻ kết quả
*Đáp án: 
 4637 7036
+ 8245 - 2316 (...)
 13882 4720
- Hs đọc đề bài.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả
VD: 4327 > 3742 vì hai số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742
- HS nêu yêu cầu
- HS làm cá nhân – Đổi chéo vở KT – Thống nhất đáp án:
a) 56731<65371 < 67351 < 75631
b) 92678 >82697 > 79862 > 62978
Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 4)
Bài 2b: (HSNK làm cả bài) Đặt tính rồi tính
- GV nhận xét, chốt cách thực hiện các phép tính
Bài 3a,b: (HSNK làm cả bài) Tính giá trị BT
- Gv chữa bài, nhận xét, chốt thứ tự thực hiện phép tính trong bài tính giá trị BT
Bài 4 + Bài 5 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra riêng từng HS
3.HĐ vận dụng 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Thống nhất và chia sẻ lớp
 56346 43000
+ 2854 - 21308 (...)
 59200 21692
- HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả
a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300
 = 6616
b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600
 = 3400
- HS trình bày bài giải vào vở Tự học - Báo cáo kết quả với GV
 - Ghi nhớ các KT trong tiết học
- Tìm các bài tập cùng dạng trogn sách buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
BA THỂ CỦA NƯỚC
I. Yêu cầu cần đạt: 
Bài: Nước có những tính chất gì
Năng lực:
 	- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
 	- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt,....
Phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước
.- HS biết được lợi ích của nước mang lại trong đời sống nên cần phải thực hành tiết kiệm
 	* GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. 
 Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (phục vụ sản xuất điện)
Bài: Ba thể của nước
Năng lực:
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
Phẩm chất:
- Yêu thích khoa học, thích tìm hiểu các loại vật chất xung quanh.
- Biết được sự tồn tại ba thể của nước và ứng dụng của nó trong dời sống 
II. Đồ dùng dạy – học
- GV: + Hình minh hoạ trong sgk tr- 42, 43.
 	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
Bài: Nước có những tính chất gì?
2. Khám phá
a. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
 - GV hỏi HS: Trên tay cô có một chiếc cốc. Đố các em biết trong cốc chứa gì?
- Hàng ngày các em đã được tiếp xúc với nước, vậy có em nào biết gì về tính chất của nước? 
b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết của mình về tính chất của nước vào vở ghi chép khoa học.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, ghi lại những hiểu biết về nước có những tính chất gì vào bảng nhóm.
- GV theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng đính kết quả rồi đọc kết quả của mình.
- Các nhóm quan sát để tìm ra điểm giống và khác nhau của nhóm mình với nhóm khác.
- GV gạch dưới các điểm giống nhau giữa các nhóm.
c. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi:
- YC HS đưa ra ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương án tìm tòi.
+ Để chứng minh cho những ý kiến nêu trên là đúng, em cần phải làm gì ?
+ Theo em, phương án nào là tối ưu nhất ?
-GV hướng cho HS đến phương án: làm TN
d. Thực hiện phương án tìm tòi:
-GV YC HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục: Câu hỏi; dự đoán; cách tiến hành; kết luận rút ra.
- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm và rút ra kết luận ghi vào bảng nhóm.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm
e. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu để khắc sâu kiến thức về các tính chất của nước.
- Ghi tên lên bảng.
Bài: Ba thể của nước
a. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
 + Theo em, trong tự nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào?
- GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các thể của nước .
+ Em biết gì về sự tồn tại của nước ở các thể mà em vừa nêu ? 
 b. Biểu tượng ban đầu của HS:
- Gv yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về sự tồn tại của nước ở các thể vừa nêu , sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bài vào bảng nhóm. 
c. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi 
- Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẩn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu sự tồn tại của nước ở ba thể lỏng, rắn và khí.
- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về sự tồn tại của nước ở ba thể : lỏng, khí, rắn).VD:
+ Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại ?
+ Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyễn thành thể khí và ngược lại ?
+ Nước ở ba thể lỏng, khí và rắn có những điểm nào giống và khác nhau?
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời 3 câu hỏi trên. 
d. Thực hiện phương án tìm tòi :
- GV yêu cầu học sinh viết dự đoán vào vở ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục : câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết luận rút ra. 
- GV nên gợi ý để các em làm các thí nghiệm như sau : 
*Để trả lời câu hỏi : khi nào thì nước ở thể rắn chuyển thành thể lỏng và ngược lại ? GV có thể sử dụng thí nghiệm : 
+ Bỏ một cục đá nhỏ ra ngoài không khí, một thời gian sau cục đá tan chảy thành nước (nên làm thí nghiệm này đầu tiên để có kết quả mong đợi) (quá trình nước chuyễn từ thể rắn sang thể lỏng). Nên yêu cầu học sinh sử dụng nhiệt kế để đo được nhiệt độ khi đá tan chảy thành nước. 
+ Quá trình nước chuyễn thành thể lỏng thành thể rắn : GV sử dụng cách tạo ra đá từ nước bằng cách tạo ra hổn hợp 1/3 muối + 2/3 nước đá (đá đập nhỏ). Sau đó đổ 20 ml nước sạch vào ống nghiệm, cho ống nghiệm ấy vào hổn hợp đá và muối, lưu ý phải để yên một thời gian để nước ở thể lỏng chuyễn thành thể rắn. Lưu ý : trong quá trình tạo ra đá, GV nhắc nhở HS không để hổn hợp muối và đá rơi vào ống nghiệm. Yêu cầu học sinh sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong ống nghiệm để theo dõi được nhiệt độ khi nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn. 
*Để trả lời câu hỏi : khi nào thì nước ở thể lỏng chuyễn thành thể khí và ngược lại? GV có thể sử dụng các thí nghiệm : làm thí nghiệm như hình 3 trang 44/ SGK : đổ nước sôi vào cốc, đậy đĩa lên. HS quan sát sẽ thấy được nước bay hơi lên chính là quá trình nước chyễn từ thể lỏng sang thể khí.(quá trình nước từ thể khí sang thể lỏng). HS cũng có thể dùng khăn ướt lau bàn hoặc bảng, sau một thời gian ngắn mặt bàn và bảng sẽ khô)
- Trong quá trình học sinh làm các thí nghiệm trên, GV yêu cầu học sinh lưu ý đến tính chất của 3 thể của nước để trả lời cho câu hỏi còn lại. 
e. Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm. 
(Qua các thí nhiệm, học sinh có thể rút ra được kết luận : Khi nước ở 00c hoặc dưới 00c với một thời gian nhất định ta sẽ có nước ở thể rắn. Nước đá bắt đầu tan chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00c. khi nhiệt độ lên cao, nước bay hơi chuyển thành thể khí. Khi hơi nước gặp không khí lạnh hơn sẽ ngưng tụ lại thành nước. Nước ở ba thể điều trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.)
- GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước hai để khắc sâu kiến thức. 
3. Vận dụng, trải nghiệm
* GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Đó là những biện pháp gì?
* GV: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là tiết kiệm năng lượng (sản xuất điện)
- Trong thực tế, con người vận dụng các tính chất của nước vào những việc gì?
GDBVMT:Nước là vô cùng thiết yếu với cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay con người. Bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước
- Nếu ứng dụng 3 thể của nước trong thực tế?
+ chứa nước
- HS ghi lại những hiểu biết của mình.
- HS thảo luận trong nhóm rồi ghi vào bảng nhóm kết quả đã thảo luận.
 VD:
+ Nước trong suốt, không màu không mùi, không vị, 
+ Nước không có hình dạng nhất định.
+ Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, 
+ Nước thấm qua một số vật, không thấm qua vật và hòa tan một số chất
- HS đính kết quả lên bảng
- HS tìm các điểm giống và khác nhau.
- HS đặt các câu hỏi thắc mắc của mình.
 VD:
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
- HS đề xuất phương án, chọn phương án thích hợp nhất
VD: Đọc SGK, xem phim, làm thí nghiệm, tìm kiếm thông tin trên mạng, tham khảo ý kiến người lớn,..
- Các nhóm đề xuất TN, sau đó tập hợp ý kiến của nhóm vào bảng nhóm
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tiến hành làm TN
- Đại diện các nhóm lên trình bày.VD:
+ Nhìn, ngửi, nếm để biết nước không màu, không mùi, không vị.
+ Đổ nước vào các bình có hình dạng khác nhau, quan sát để biết nước không có hình dạng nhất định.
+ Để nghiêng một tấm kính và đổ nước ở phía trên, quan sát để biết nước chảy từ nơi cao đến nơi thấp.
+ Hoà một số chất (muối, đường, dầu ) vào nước để biết nước có thể/ không thể hoà tan một số chất.
+ Đổ nước vào một số vật (vải cốt tông, ni lông , ) để xem nước thấm/ không thấm qua một số vật.
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn (Chẳng hạn: vật bị ướt, có phải vật đó đã thấm nước?, )
- HS kết luận: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi . thấm qua một số vậ và hòa tan một số chất.
(Ghi kết luận vào vở TN)
+ dạng lỏng, dạng khói, dạng đông cục 
-HS nêu
-HS trình bày
*VD : các ý kiến khác nhau của học sinh về sự tồn tại của nước trong tự nhiên ở ba thể như : 
+ Nước tồn tại ở dạng đông cục rất cứng và lạnh 
+ Nước có thể chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và ngược lại.
+ Nước có thể từ dạng lỏng chuyển thành dạng hơi.
+ Nước ở dạng lỏng và rắn thường trong suốt, không màu, không mùi, không vị;
+ Ở cả ba dạng thì tính chất của nước giống nhau 
+ Nước tồn tại ở dạng lạnh và dạng nóng, hoặc nước ở dạng hơi 
*VD về các câu hỏi liên quan đến sự tộn tại của nước ở 3 thể:
+ Nước có ở dạng khói không ?
+ Khi nào nước có dạng khói ? 
+ Vì sao nước đông thành cục ? 
+ Nước có tồn tại ở dạng bong bóng không?
+ Vì sao khi nước lạnh lại bốc hơi ?
+ Khi nào nước đông thành cục?
+ Tại sao nước sôi lại bốc khói?
+ Khi nào nước ở dạng lỏng? 
+ Vì sao nước lại có hình dạng khác nhau?
+ Tại sao nước đông thành đá gặp nóng thì tan chảy?
+ Nước ở ba dạng lỏng, đông cục và hơi có những điểm nào giống và khác nhau ? ...... 
- Học sinh thảo luậ nhóm để có thể đề xuất nhiều cách khác nhau.
-HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 6 để tìm câu cho các câu hỏi và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở ghi chép khoa học.
- HS trình bày 
- HS nêu
- HS nêu một số VD khác chứng tỏ được sự chuyển thể của nước. 
- HS nêu. VD:
+ Không xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối 
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước.
- HS nêu một vài ứng dụng. VD:
+ Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý che đậy bằng các vật không thấm nước 
+Nước không thấm qua một số vật nên người ta dùng để sản xuất chậu, chai, làm bằng nhôm, nhựa, ..để chứa nước; sản xuất áo mưa.
+Vận dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống Đđể tạo ra sức nước làm chạy máy phát điện, làm mái nhà dốc 
- HS nêu biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày con người biết ứng dụng vào cuộc sống như chạy máy hơi nước, chưng cất rựơu, làm đá nước
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU:
Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
I. Yêu cầu cần đạt: 
Năng lực
 - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà). 
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. 
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
 	- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. 
Phẩm chất
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng, phiếu học tập của HS. 
 	- HS: SGK, vở ghi, bút,..
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì khi đô hộ nước ta?
+ Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung
+ Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, xuống biển mò ngọc trai, .. 
+ Không chịu sự áp bức bóc lột của chúng, nhân dân ta liên tục nổi day, đánh đuổi quân đô hộ 
2.Bài mới: HĐ1: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: Thảo luận nhóm: 
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ I trả thù nhà”. 
- GV giải thích 
+ Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. 
+ Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. 
- GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN Hai Bà Trưng, có 2 ý kiến: 
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. 
+ Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. 
 Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc: việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc kn nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà. 
HĐ2: 2. Diễn biến: 
- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS cuộc kn Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc kn. 
- GV nhận xét tóm tắt lại diễn biến 
HĐ3: 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: 
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi: 
+ Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì 
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
- GV: Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
- 1 HS đọc
Thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp
- HS các nhóm thảo luận và nêu ý kiến của nhóm mình.
. 
 Nhóm 4 – Lớp
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
 Cá nhân – Lớp
+ Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi 
+Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập. 
+ Nhân dân ta rất yêu nước và truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. 
- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện kể, thơ, văn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T2)
I. Yêu cầu cần đat: 	
Năng lực:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
Phẩm chất:
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 	* KNS: - Lắng nghe lời dạy của thầy cô
 - Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: + Thẻ chữ A, B, C, D. Thẻ mặt cười, mặt mếu.
 + Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3
- HS: + Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 
 + SGK Đạo đức 4. 
III.Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- Lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học
+ Bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo ?
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
+ HS trả lời
2. HĐ thực hành 
HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: (Bài tập 4, 5- SGK/23): 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. 
- TBHT mời một số bạn chia sẻ và giới thiệu. 
- GV nhận xét chung, chuyển hoạt động 
HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. 
- GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. 
- GV theo dõi và hướng dẫn HS. 
- GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. 
* KL bài học:
 + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. 
 + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
 Cá nhân - Nhóm – Lớp 
- HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. 
- HS trình bày, giới thiệu theo cá nhân, nhóm 
- Lớp nhận xét, bình luận các tác tác hoặc tự liệu hay, có ý nghĩa về thầy cô và lòng biết ơn, kính trọng thầy cô.
Nhóm 6 – Lớp
- HS làm việc theo nhóm 6. 
- Làm và trưng bày thiệp trong nhóm, trưng bày trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn những tấm thiệp đẹp nhất.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV (gửi tặng những tấm bưu thiếp tới thầy cô giáo cũ). 
- Lắng nghe
- Thực hiện theo bài học 
- Kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_2021.doc