Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 8: Hàng và lớp

(trang 11 - 12)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Biết được lớp đơn vị gồm ba hàng là: đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm ba hàng là: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

- Nhận biết được vị trí từng chữ số theo hàng và lớp.

- Nhận biết đựơc giá trị của từng chữ số theo thứ tự của nó.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK.

- GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột)

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 1200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 10 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 8: Hàng và lớp
(trang 11 - 12)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết được lớp đơn vị gồm ba hàng là: đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm ba hàng là: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Nhận biết được vị trí từng chữ số theo hàng và lớp.
- Nhận biết đựơc giá trị của từng chữ số theo thứ tự của nó.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK.
- GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
- GV giới thiệu: các hàng này được xếp vàp các lớp. Lớp đơn vị gồm các hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. 
- Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? 
- Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? 
- GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc.
- GV viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.
- GV làm tương tự với các số 654 000, 654 321.
Nêu các chữ số ở các hàng của số 321; 654 000; 654 321.
* Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu các cột trong bảng số của bài tập.
- Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mưới hai.
- Nêu các chữ số ở các hàng của số 54 312.
- Yêu cầu HS viết các chữ số của số 54 312 vào cột thích hợp trong bảng.
 Số 54 312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn?
 Các chữ số còn lại thuộc lớp gì? ( lớp đơn vị).
- GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
+ Lớp nghìn của số 45 213 gồm những chữ số nào? 
+ Lớp đơn vị của số 654 300 gồm những chữ số nào 
Bài 2 a
- GV gọi 1 HS lên bảng và đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi:
+ Trong số 46 307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? 
+ Trong số 56 032 chữ số 3 thuộc hàng nào, lớp nào ? 
+ GV hỏi tương tự với các số còn lại.
Bài 2b
GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê trong bài tập 2b và hỏi: Dòng thứ nhất cho biết gì ?
- GV viết lên bảng số 38 753 và yêu cầu HS đọc số.
 Trong số 38 753, chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào 
Vậy giá trị của chữ số 7 trong số 38 753 là bao nhiêu
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại củ a bài.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 3 
- GV viết lên bảng số52 314 và hỏi :
Số 52 314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? 
- Hãy viết số 52 314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- GV nhận xét cách viết đúng sau đó yêu cầu HS cả lớp làm các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 4
- GV lần lượt đọc từng số trong bài, cho HS viết số.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 5
- GV viết lên bảng số 823 573 và yêu cầu HS đọc số.
- GV hỏi: lớp nghìn của số 832 573 gồm những chữ số nào.
- GV nhận xét và yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm cho HS 
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Xác định các lớp, hang trong các số sau:
274 667; 976 763; 572 970; 467 757; 65 874.
- 3 HS thực hiện (Hải Triều, Phương Trinh, Bảo Trường)
- HS nêu.
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS đọc.
-HS làm phiếu, 1 HS lên bảng,
- HS nêu.
- HS nêu.
-1 HS lên bảng viết 
- HS nêu.
-1 HS lên bảng viết lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc cho 1 HS khác viết các số
- HS trả lời.
-HS đọc. HS trả lời.
-HS đọc.
- 1 HS lên làm bai lớp làm vào vở.
- HS trả lời.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra .
-HS đọc
-HS trả lời
-HS làm vào vở, sau đó vài HS đọc bài làm trước lớp.
 LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 4: Truyện cổ nước mình
(trang 19 - 20)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tự hào, trầm lắng
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. 
- GD HS biết tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19, SGK 
- Các tập truyện cổ VN hoặc các truyện tranh: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp nghe hát bài: Vườn cổ tích
* Kiểm tra bài cũ.
-Gọi HS tiếp nối đọc đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi:
-Em thích nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao? 
- Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Theo em Dế Mèn là người như thế nào ? 
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a) Luyện đọc 
- GV hướng dẫn HS chia đọan: 5 đọan.
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc bài (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi và phát âm, ngắt giọng cho HS, giải nghĩa từ khó.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi 1 HS đọc.
-GV đọc mẫu lần 1: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trầm lắng, pha lẫn niềm tự hào.
b) Tìm hiểu bài 
- Gọi 2 HS đọc từ đầu đến .đa mang.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Em hiểu câu thơ: "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa" như thế nào?
+ Từ “ nhận mặt ” ở đây có nghĩa như thế nào ?
+ Đoạn thơ này nói lên điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi : Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? 
- Nêu ý nghĩa của 2 truyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường?
+ Em biết truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó .
- Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
- Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì?
- Bài thơ truyện cổ nước mình nói lên điều gì?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài, yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay.
 - Nêu đoạn thơ cần luyện đọc. Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
-GV đọc mẫu. HS luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tìm thêm những truyện cổ thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta. Nêu ý nghĩa của truyện.
-2 HS đọc nối tiếp và trả lời (Tường Vy, Thiên An)
-1 HS đọc toàn bài và trả lời (Nhật Khang)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
-5 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-Đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS lắng nghe.
-2HS đọc.
-HS đọc thầm và trả lời. 
-Nhận xét, bổ sung.
-1 số HS nêu.
-HS đọc thầm và trả lời. 
- HS nêu.
- HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
- 2HS đọc. Cả lớp theo dõi.
- HS nghe và luyện đọc.
- HS đọc thầm và học thuộc lòng.
- 1 số HS thi đọc thuộc lòng.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3: Kể lại hành động của nhân vật
( trang 20 - 22) 
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
-Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật .
-Biết xây dựng nhân vật với các hành động tiêu biểu .
-Biết cách sắp xếp các hành động của nhân vật theo trình tự thời gian
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi 9 câu văn ở phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Ong tìm mật
* Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Thế nào là kể chuyện? 
- Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện? 
- Gọi 2 HS đọc bài tập làm thêm 
- Nhận xét cho điểm từng HS
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a. Nhận xét.
- Gọi HS đọc truyện." Bài văn bị điểm không".
- GV đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc y/cầu bài 2,3
- 1HS khá làm thử 1 ý trong bài tập 2: Ghi lại vắn tắt 1 hành động của cậu bé trong bài.
- GV nhận xét.
- Thảo luận nhóm.( 4 nhóm). Ghi lại vắn tắt các hành động của cậu bé trong bài.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
=> GV chốt ý đúng.
Ý2: Mỗi hành động của cậu bé đều nói lên tính trung thực.
Ý3: Thứ tự kể các hành động: a-b-c (hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể trước sau.
b. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
- Em hãy lấy VD chứng tỏ khi kể chuyện chỉ kể lại những hành động tiêu biểu và các hành động nào xảy ra trước thì kể trước , xảy ra sau thì kể sau
c. Luyện tập 
- Gọi HS đọc bài tập 
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thi gắn tên nhân vật phù hợp với hành động 
- Có thể gợi ý cho HS hỏi lại bạn : Tại sao bạn lại ghép tên Sẻ vào câu 1? 
- Nhận xét, tuyên dương HS ghép đúng tên và trả lời đúng, rõ ràng câu hỏi của các bạn 
- Yêu cầu HS thảo luận và sắp xếp các hành động thành một câu chuyện 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn và đưa ra kết luận đúng 
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp 3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà học viết lại câu truyện chim Sẻ và chim Chích.
- HS chơi.
-2 HS lên bảng (Quỳnh Sương, Lan Hương)
-HS đọc.
- Lắng nghe.
-1HS đọc.
-HS nghe.
-2 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1HS lên bảng. HS khác nhận xét.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện trình bày. nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 2HS lên bảng.Nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- Thảo luận nhóm đôi.
- 2HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc