Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 57: Nhân một số với một hiệu

(trang 67- 68)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số .

2. Kĩ năng: Áp dụng nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh .

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 18 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 57: Nhân một số với một hiệu
(trang 67- 68)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số .
2. Kĩ năng: Áp dụng nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh .
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật
* Kiểm tra bài cũ.
- Mời 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu tính chất nhân một số với một hiệu
MT: giúp HS nắm được tính chất
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
+ Yêu cầu HS tính giá trị 2 biểu thức 3 x ( 7 – 5 )
 3 x 7 - 3 x 5
=> So sánh các giá trị
=> Gợi ý giúp HS rút ra kết luận 
GV kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
+ GV viết dưới dạng biểu thức
 a x ( b - c) = a x b - a x c
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
- GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và điền vào bảng.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS nêu những cách làm khác nhau 
=> chọn cách thuận tiện nhất.
+ Gợi ý giúp HS NX: khi nhân hai số trong đó có số chẵn chục thì dễ nhân hơn.
Bài tập 3:
+ Khuyến khích HS áp dụng tính chất vừa học để giải bài toán .
Bài tập 4:
- GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để rút ra quy tắc nhân một hiệu với một số: Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả với nhau.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT : Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính nhanh :
123 x 99 ; 456 x 999, 53 x 89
- 2 HS lên bảng làm bài (Trinh, Sương)
HT: cá nhân, lớp
- HS thực hiện
- HS so sánh 
 3 x ( 7 – 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5
- Vài HS nhắc lại
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát mẫu
- HS làm bài
- HS làm bài
- HS sửa
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS tính kết quả và nêu cách nhân một hiệu với một số.
- Làm bài vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 23: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
( trang 106 - 107)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được 1 số từ, 1 số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.
3. Thái độ: HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
* KTBC:
+ Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm tính từ, cho VD
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn làm bài tập
MT: giúp HS làm được các bài tập
PP: trực quan, giảng giải, thực hành
Bài tập 1:
GV chốt ý:
- Chí có ý nghĩa là rất, hết sức: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
- Chí: có nghĩa là ý muốn: bền chí, ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Bài tập 2:
=> Dòng b nêu đúng ý nghĩa từ nghị lực.
+ GV giúp HS hiểu thêm các nghĩa khác.
là nghĩa của từ kiên trì
là nghĩa của từ kiên cố
là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa.
Bài tập 3:
+ Điền 6 từ đã cho vào 6 ô trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa
GV chốt lời giải đúng: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
+ 1 HS đọc lại đoạn văn.
Bài tập 4:
+ GV giúp HS hiểu nghĩa đen từng câu tục ngữ.
+ GV nhận xét và chốt
Khuyên đừng sợ vất vả, gian nan.
Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng.
Khuyên phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS viết vào sổ các từ ngữ ở bài tập 1.
- Thi đua tìm từ.
- 2 HS nối tiếp trả lời (Khánh Hà, Quỳnh Anh)
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- HS đọc yêu cầu bài
- Hoạt động nhóm 4 + từ điển
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân và phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS hoạt động nhóm 4 ghi vào phiếu.
- HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu lời khuyên của từng câu tục ngữ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 12: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
(trang 119 – 120)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS kể lại được câu chuyện đã đọc hay đã nghe nói về một người có nghị lực
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
2. Kĩ năng: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện, có ý chí vượt khó
II. Đồ dùng dạy học
- Một số truyện sưu tầm về người có nghị lực
- CNTT (trình chiếu) sẵn nội dung cần trao đổi qua câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
+ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Bàn chân kỳ diệu
+ NX, cho điểm
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
MT: Giúp HS nắm và thực hiện đúng yêu cầu đề bài
PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
+ Yêu cầu HS gạch dưới những từ quan trọng của đề bài 
 Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
+ Gợi ý các nhân vật đã học: Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Kí, Ngu Công ..
+ Khuyến khích HS kể các câu chuyện đã sưu tầm được ngoài SGK.
+ GV gợi ý cách kể chuyện:
 - Giới thiệu câu chuyện: nêu tên, cho biết đã nghe hoặc đọc ở đâu.
 - Kể chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc (với chuyện dài có thể kể một, hai đoạn chính có sự kiện, ý nghĩa )
 - Rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
* HS thực hành kể chuyện.
MT: HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện
PP: Động não , đàm thoại , thực hành
+ Kể chuyện nhóm đôi
+ Thi kể trước lớp
+ GV theo dõi HS kể chuyện, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng 
+ Viết tên những HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chơi trò chơi.
- 2 HS kể ( Tường Vy, Bảo Trường)
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc đề bài
- Gạch dưới từ quan trọng
- Đọc gợi ý 1
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện của mình, nêu rõ nhân vật có nghị lực vượt khó
- HS lắng nghe.
- Theo dõi hướng dẫn của GV.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc