Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11, Thứ 5 - Năm học 2012-2013
TOÁN
Tiết 54: Đề - xi – mét vuông
(trang 62 - 64)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hình thành được biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông
2. Kĩ năng:
- HS biết đọc và viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại .
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng đề - xi – mét vuông.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11, Thứ 5 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012 TOÁN Tiết 54: Đề - xi – mét vuông (trang 62 - 64) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hình thành được biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông 2. Kĩ năng: - HS biết đọc và viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. - Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại . 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập . II. Đồ dùng dạy học - Bảng đề - xi – mét vuông. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Trò chơi:Tìm số * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Giới thiệu đê-xi-met vuông MT: HS biết đơn vị đo diện tích đê-xi-met vuông PP : trực quan, đàm thoại, giảng giải - GV giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông . - Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm . + GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu đê-xi-met vuông: dm2 + GV cho HS xem hình vuông có diện tích 1 dm2 => nêu các hình ảnh thường gặp: lòng bàn tay, túi áo .. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1 dm2 gồm bao nhiêu hình vuông 1cm2 GV nêu bài toán: tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10cm? GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 dm2 = 100 cm2 Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ mối quan hệ này. 2.2. Thực hành MT : giúp HS làm các bài tập. PP : động não, đàm thoại, thực hành . Bài tập 1: + Yêu cầu HS tự đọc thầm các số đo của bài 1, sau đó gọi một số HS đọc trước lớp. Bài tập 2: - Cho HS đọc đề bài và sửa bài. Bài tập 3: + HS tự làm và chữa bài. Bài tập 4: + Lưu ý HS đổi về cùng đơn vị trước khi so sánh. Bài tập 5: - Yêu cầu HS làm vào SGK 3. Hoạt động nối tiếp BTLT: Một hình chữ nhật có chiều dài là 72dm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. - 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Phú Quý), lớp chú ý sửa bài. - Nhận xét. HT: cá nhân, lớp - HS quan sát hình vuông có cạnh 1 dm, đo cạnh. Hình vuông 1 dm2 bao gồm 100 hình vuông 1 cm2 (100 cm2) HS tự nêu 10 x 10 = 100 cm2 HS nhắc lại HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS làm miệng. - HS làm bài - HS sửa bài - HS làm bài - HS sửa bài - HS quan sát để phát hiện mối quan hệ diện tích giữa hai hình - HS so sánh , viết Đ hoặc S . - Làm bài vào vở nháp. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 22: Tính từ ( trang 110 - 112) I. Mục tiêu 1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là tính từ? 2. Kĩ năng: Nhận biết được tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu với tính từ 3. Thái độ: HS biết dùng tính từ để viết văn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Trò chơi: Tìm từ * Kiểm tra bài cũ. + Các từ, sắp, đã, đang bổ sung ý nghĩa gì cho động từ? Cho VD + Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Nhận xét MT: giúp HS nhận biết tính từ trong câu PP : động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 1, 2: + Yêu cầu HS đọc đoạn văn: Cậu học sinh ở Ác-boa + Thảo luận nhóm đôi tìm các từ miêu tả các đặc điểm của người và vật. - Chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu - i? - Chỉ màu sắc của sự vật ? - Chỉ hình dáng, kích thước của sự vật ? - Chỉ các đặc điểm khác của sự vật ? GV chốt đáp án đúng, giới thiệu tên gọi tính từ. Bài tập 3: GV chốt: Trong cụm từ “đi lại nhanh nhẹn”, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ “đi lại”. Ghi nhớ MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Động não, đàm thoại, giảng giải . + Yêu cầu HS nêu thêm VD * Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Động não, đàm thoại, thực hành . Bài tập 1: + Thảo luận nhóm 4, viết bảng phụ các tính từ GV chốt đáp án: - Gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. - Quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. Bài tập 2: + Lưu ý HS đặt câu theo đúng yêu cầu của đề + HS làm bài cá nhân => GV nhận xét 3. Hoạt động nối tiếp + Yêu cầu HS tìm 5 tính từ và đặt câu với mỗi tính từ đó. - Nối tiếp nhau tìm từ. - 2 HS trả lời (Hải Đăng, Đặng Quý) - Lắng nghe. HT: nhóm, lớp. - Đọc bài - Chăm chỉ, giỏi - Trắng phau, xám - Nhỏ, con con, già - Nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo - HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ. - HS gạch dưới từ “nhanh nhẹn” - HS nêu ý kiến HT: cá nhân, lớp. - 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả. - Nhận xét - HS nêu miệng. - Tham gia chơi. LƯỢNG GIÁ ..& ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_thu_5_nam_hoc_2012_2013.doc