Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm 2021 (Bản mới)
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV : Bảng phụ
- HS: sách, vở.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
TUẦN 1 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 Tiết 1 TOÁN Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Đọc, viết được các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số . 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số 3. Phẩm chất - HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... *Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV : Bảng phụ - HS: sách, vở. 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - Tổng kết trò chơi - Dẫn vào bài mới - Chơi trò chơi "Chuyền điện" + Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10. 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Đọc, viết được các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số . * Cách tiến hành: Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu. a, Hướng dẫn Hs tìm quy luật. b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm : - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn - Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số Bài 3: a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu) M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3 - Chữa bài, nhận xét. b, Viết theo mẫu: M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 Bài 4 : Tính chu vi các hình sau + Muốn tính chu vi một hình ta làm thế nào? - Chữa bài, nhận xét, chốt cách tính chu vi 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - HS nêu yêu cầu của bài + Vận với mỗi vạch là các số tròn nghìn. - HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở KT - HS tự tìm quy luật và viết tiếp. * Đáp án: 36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000 Cá nhân – Lớp - 2 HS phân tích mẫu. - HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp Cá nhân – Lớp - HS phân tích mẫu. - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....) b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) Nhóm 2 – Lớp + Ta tính độ dài các cạnh của hình đó. - HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả: Chu vi hình tứ giác ABCD là: 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm) Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: (4 + 8) 2 = 24 (cm) Chu vi hình vuông GHIK là: 5 4 = 20 (cm) - Ghi nhớ nội dung bài học - VN luyện tập tính chu vi và diện tích của các hình phức hợp ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiét 2: TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,... - Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. 3. Phẩm chất: yêu quý các con vật.Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,... * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân. * ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh họa SGK. - HS: SGK, vở,.. 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết - GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học - HS cùng hát - Quan sát tranh và lắng nghe 2. Khám phá: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài có 4 đoạn: + Đoạn 1: Hai dòng đầu + Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo. + Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo. + Đoạn 4: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),... - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Thực hành: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài. - GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp trả lời + Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? =>Nội dung đoạn 1? + Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? + Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò? => Đoạn 2 nói lên điều gì? +Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp? + Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì? + Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì? + Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? => Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào? * Nêu nội dung bài - GV tổng kết, nêu nội dung bài - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - Nhóm điều hành nhóm trả lời. TBHT điều hành hoạt động chia sẻ: + Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội. 1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò + Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . + Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. + Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò. 2. Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò + Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt. + Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp. + Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. + Cử chỉ: Phản vận mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi. 3. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp. * Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công - HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét chung 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn? - 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2 + Luyện đọc trong nhóm + Thi đọc trước lớp. - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...) ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4: CHÍNH TẢ Tiết 5: SINH HOẠT DƯỚI CỜ Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: TOÁN Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. 2. Kĩ năng - Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài. 4. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * BT cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 3 (dòng 1, 2) bài 4a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ. - HS: VBT, PBT, bảng con. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Trò chơi: Sắp thứ tự - GV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC sẵn các tấm thẻ có ghi các số, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn (lớn đến bé) - TK trò chơi, nêu lại cách sắp thứ tự - HS chơi theo tổ - HS lên bảng bốc các thẻ và thảo luận - HS cầm thẻ đvận theo thứ tự quy định - Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng thì thắng cuộc. 2. Hoạt động thực hành (28p) * Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng ,phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số . - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. * Cách tiến hành Bài 1: Viết số. Cá nhân-Lớp - Tổng kết trò chơi, chốt cách tính nhẩm Bài 2a (HSNK làm cả bài): Cá nhân- Lớp - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - GV chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia Bài 3 (dòng 1, 2) HSNK làm cả bài Cá nhân- Cả lớp - Chữa bài, nhận xét, chốt cách so sánh các số nhiều chữ số Bài 4a (HSNK làm cả bài) Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - GV chốt cách so sánh và sắp thứ tự Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm): - GV kiểm tra riêng từng HS 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS chơi trò chơi Truyền điện * Đáp án: 7000 + 2000 = 9000 ; 9000 – 3000 = 6000 ; 8000 : 2 = 4000 8000 x 3 =24000 ; 16000:2 = 8000 11000 x 3 = 33000 ; 49000 :7 = 7000 - HS làm bài cá nhân vào vở - Chia sẻ kết quả *Đáp án: 4637 7036 + 8245 - 2316 (...) 13882 4720 - Hs đọc đề bài. - HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả VD: 4327 > 3742 vì hai số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742 - HS nêu yêu cầu - HS làm cá nhân – Đổi chéo vở KT – Thống nhất đáp án: a) 56731<65371 < 67351 < 75631 b) 92678 >82697 > 79862 > 62978 - HS làm cá nhân vào vở Tự học và báo cáo kết quả - Nắm lại kiến thức của tiết học - VN lập bảng thống kê về số sách em có, giá tiền mỗi quyển và tổng số tiền mua sách ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết :2 ĐỊA LÍ LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - HS nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ bản đồ - Nắm được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. 2. Kĩ năng - Bước đầu có kĩ năng sử dụng bản đồ 3. Phẩm chất - HS tích cực tham gia các hoạt động học tập 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ * GDQPAN: Giới thiệu bản đồ hành chính VN và khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ hành chính - HS: Vở, sách GK,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (3p) + Nêu cách để học tốt môn Lịch sử - Địa lí? - GV chốt ý và giới thiệu bài TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - HS nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ bản đồ - Nắm được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. - Bước đầu có kĩ năng sử dụng bản đồ * Cách tiến hành HĐ 1: Tìm hiểu về bản đồ. - GV treo một số bản đồ đã chuẩn bị, trong đó có bản đồ hành chính VN và khẳng định chủ quyền 2 quần đảo HS và TS - Yêu cầu đọc thông tin SGK và cho biết: + Bản đồ là gì? + Các bước vẽ bản đồ? à GV kết luận lại nội dung các câu hỏi - HD quan sát H1 và H2 (SGK). HĐ 2: Một số yếu tố của bản đồ. - Yêu cầu làm việc nhóm 4, tìm hiểu về các yếu tố của bản đồ, nêu ý nghĩa của từng yếu tố. - Yêu cầu thực hành trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN - GV kết luận, chốt kiến thức. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 2 – Lớp - Quan sát và nêu tên bản đồ - HS làm việc nhóm 2 – chia sẻ lớp + Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. + Chụp ảnh bằng máy bay hay vệ tinh – Nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện – Tính toán khoảng cách thự tế, thu nhỏ lại chính xác theo tỉ lệ - Lựa chọn kí hiệu và thể hiện trên bản đồ - HS quan sát chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. Nhóm 4 – Lớp - HS thực hành và chia sẻ lớp: + Tên bản đồ + Phương hướng + Tỉ lệ + Kí hiệu - HS thực hành nêu các yếu tố của bản đồ trên bản đồ này - HS lắng nghe - VN thực hành xác định các yếu tố của bản đồ - Tìm hiểu thêm về lược đồ và so sánh xem bản đồ và lược đồ có gì giống và khác nhau ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. Giải được câu đố trong SGK 2. Kĩ năng - Rèn KN xác định cấu tạo của tiếng 3. Phẩm chất - Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ viết săn sơ đồ cấu tạo của tiếng, phiếu học tập, VBT,.. - HS: vở BT, bút, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3p) - GV kết nối bài học - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức mới:(13p) * Mục tiêu: Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2-Cả lớp a. Phần nhận xét. - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu làm việc nhóm 2 với các nhiệm vụ sau: * Yêu cầu 1: Câu tục ngữ dưới đây gồm bao nhiêu tiếng? Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.. *Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. * Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu. * Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại, rút ra nhận xét. + Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu? + Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu? => Vậy tiếng có cấu tạo gồm mấy phần? + Bộ phận nào bắt buộc phải có trong tiếng, bộ phận nào có thế khuyết? * GV KL, chốt kiến thức b. Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ - Yêu cầu lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo - HS nối tiếp đọc các yêu cầu. - HS làm việc nhóm 2 với các câu hỏi phần nhận xét – Chia sẻ trước lớp + Câu tục ngữ có 14 tiếng + B-âu-bâu-huyền-bầu + Tiếng bầu gồm: âm đầu: b, vần: âu, thanh: huyền + HS phân tích theo bảng trong VBT + Các tiếng: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn + Tiếng: ơi - HS trả lời - 2 hs đọc ghi nhớ. - HS lấy VD 3. Hoạt động thực hành:(17p) * Mục tiêu: HS thực hành phân tích được cấu tạo của tiếng. Giải được câu đố trong SGK * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp - Cả lớp. Bài 1: Phân tích các bộ phận của tiếng..... * Nhận xét phiếu học tập của HS, chốt lại cấu tạo của tiếng Bài 2: Giảỉ câu đố sau: Để nguyên lấp lánh trên trời Bỏ đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày - GV ra hiệu lệnh cho hs đồng loạt giơ bảng kết quả câu đố. 4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS: Nêu yêu cầu bài tập, làm cá nhân – đổi vở kiểm tra chéo -ghi vào phiếu học tập. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Nhiễu Điều Phủ Nh ... ... iêu ... ... ngã ... ... - HS trình bày phiếu học tập. - HS chơi trò chơi giải câu đố bằng cách viết vào bảng con để bí mật kết quả. Để nguyên là sao Bớt âm đầu thành ao Đó là chữ sao - Ghi nhớ cấu tạo của tiếng - Tìm các câu đố chữ và viết lời giải đố ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4: KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quan những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. 2. Kĩ năng - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. 3. Phẩm chất - Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL làm việc nhóm, .... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Một số sản phẩm cắt, khâu, thêu - HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2.khám phá: (30p) * Mục tiêu: - Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quan những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. * Cách tiến hành: HĐ 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải: Cho học sinh đọc nội dung (a) và quan sát màu sắc, độ dày của một số mẫu vải.. b) Chỉ: Cho HS đọc nội dung b, kết hợp quan sát, nêu đặc điểm của chỉ - GV kết luận, lưu ý HS khi khâu chúng ta nên chọn chỉ giống với màu vải để đường khâu không bị lộ HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. - Cho học sinh so sánh sự giống và khác nhau của kéo cắt vải và cắt chỉ - Hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải - GV chốt ý, chuyển hoạt động HĐ 3: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác. - GV yêu cầu nêu một số dụng cụ khâu, thêu khác 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 2 – Lớp - HS đọc, quan sát mẫu vải - Thảo luận nhóm 2, đưa ra nhận xét về màu sắc, độ dày của các loại vải khác nhau, các loại chỉ khác nhau - HS lắng nghe - HS quan sát 2 loại kéo, thảo luận nhóm phát hiện ra điềm giống và khác nhau, chia sẻ trước lớp - HS quan sát hướng dẫn, thực hành ngay tại lớp Cá nhân – Lớp - HS nối tiếp nêu - VN thực hành thao tác cắt vải - Sưu tầm một số mẫu vải hay dùng trong may mặc ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 5: THỂ DỤC GV BỘ MÔN DẠY Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: TOÁN Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức 2. Kĩ năng - Củng cố kĩ năng tính toán 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài. 4. Góp phần phát triển các kĩ năng - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * BT cần làm: Bài 1, bài 2 b, bài 3a, b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: Bút, SGK, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi - đáp, thực hiện bảng con, bảng nhóm. - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5p) - GV chốt cách tính nhẩm - Trò chơi: Truyền điện + TBHT điều hành + Nội dung: Tính nhẩm (BT1-SGK) 2. Hoạt động thực hành:(28p) * Mục tiêu: HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức * Cách tiến hành: Bài 2b: (HSNK làm cả bài) Đặt tính rồi tính - GV nhận xét, chốt cách thực hiện các phép tính Bài 3a,b: (HSNK làm cả bài) Tính giá trị BT - Gv chữa bài, nhận xét, chốt thứ tự thực hiện phép tính trong bài tính giá trị BT Bài 4 + Bài 5 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV kiểm tra riêng từng HS 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân- Nhóm 2 - Cả lớp - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Thống nhất và chia sẻ lớp 56346 43000 + 2854 - 21308 (...) 59200 21692 Cá nhân- Cả lớp - HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300 = 6616 b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600 = 3400 - HS trình bày bài giải vào vở Tự học - Báo cáo kết quả với GV - Ghi nhớ các KT trong tiết học - Tìm các bài tập cùng dạng trogn sách buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 2: TẬP ĐỌC MẸ ỐM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài). 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm, nhẹ nhàng. 3. Phẩm chất - Giáo dục tình cảm hiếu thảo với mẹ 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,... * GDKNS : Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, làm việc nhóm, động não,... - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, đặt câu hỏi,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(3p) + Đọc bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu + Nêu nội dung bài - GV chuyển ý vào bài mới. - 2 HS đọc - HS nêu nội dung 2. Hướng dẫn luyện đọc:(10p) * Mục tiêu: HS đọc rành mạch, trôi chảy thể hiện đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Cặp * Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm - GV chốt vị trí các đoạn (7 đoạn như SGK) - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4) - Cá nhân (M1) - Lớp đọc (cơi trầu, khép lỏng, nóng ran, quản, sắm, nếp nhăn,...). - Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó: (đọc chú giải) - Báo cáo việc đọc trong nhóm - 1 HS đọc toàn bài (M4) 3. Tìm hiểu bài:(15p) * Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung bài thơ, từ đó có Phẩm chất, tình cảm hiểu thảo với ông bà, cha mẹ * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi- Cả lớp - GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhom - TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV + Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? - GV: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa còn nhỏ. + Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì : Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - Giải thích: Truyện Kiều: truyện thơ nổi tiếng của nhà thi hào nổi tiếng Nguyễn Du kể về thân phận một người con gái là Thuý Kiều + Em hiểu thế nào là : lặn trong đời mẹ ? + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hện như thế nào ? + Những việc làm đó cho em biết điều gì? + Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? + Bạn nhỏ mong mẹ thế nào? + Bạn nhỏ đã làm gì để mẹ vui? +Bạn thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình? + Qua bài thơ trên muốn nói với chúng ta điều gì? * KL: Giáo dục các em biết tình yêu của mẹ rất cao cả và là người có ý nghĩa rất lớn đối với các em . - GV ghi nội dung lên bảng. - 1HS đọc to các câu hỏi - Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn + Bài thơ cho biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm. Mọi người rất quan tâm lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ. - Lắng nghe + Những câu thơ trên muốn nói rằng: mẹ chú Khoa ốm nên lá trầu để khô không ăn được. Truyện Kiều khép lại vì mẹ mệt không đọc được, ruộng vườn không ai cuốc cày sớm trưa. - HS lắng nghe + Lặn trong đời mẹ: những vát vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ, bây giờ đã làm mẹ ốm. + Mọi người đến thăm hỏi, người cho trvận, người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào tiêm cho mẹ + Những việc làm đó cho biết tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy lòng nhân ái. + Chi tiết: Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả đó còn in hằn trên khuôn mặt, dáng người của mẹ. + Bạn nhỏ mong mẹ khoẻ dần dần. + Bạn không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con * Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ. - HS nghe - HS ghi vào vở – nhắc lại 4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện đúng nhịp điệu của thơ. Học thuộc long bài thơ * Cách tiến hành: - Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài - Yêu cầu luyện đọc diễn cảm 2 đoạn của bài - Yêu cầu HTL bài thơ tại lớp - Nhận xét, đánh giá chung 5. HĐ vận dụng (1p) 6. HĐ sáng tạo (1p) - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm 2 đoạn bất kì - Cử đại diện đọc trước lớp - Nhận xét, bình chọn - Thi học thuộc lòng ngay tại lớp - VN tiếp tục HTL bài thơ - Tìm đọc các bài thơ khác của nhà thơ Trần Đăng Khoa ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể) - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông 3. Phẩm chất - Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người 4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,... * GD BVMT: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh họa truyện trang 8 phóng to. + Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ. - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, khăn trải bàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(3p) - GV dẫn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_01_nam_2021_ban_moi.doc