Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 51: THẮNG BIỂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, biết đọc bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sức dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.

3. Thái độ: HS bảo vệ đê điều, biết đoàn kết.

Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh minh hoạ bài học.

HS: Đọc bài trước ở nhà.

 

doc 29 trang xuanhoa 06/08/2022 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 26
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 51: THẮNG BIỂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, biết đọc bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sức dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. 
3. Thái độ: HS bảo vệ đê điều, biết đoàn kết. 
Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh minh hoạ bài học. 
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
+ 2 HS HTL bài thơ “Bài tiểu đội xe không kính” và trả lời các câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Lòng dũng cảm của con người không chỉ bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù mà còn được bộc lộ trong chiến tranh chống thiên tai qua bài: Thắng biển” hôm nay các em sẽ hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
+ HS đọc lướt cả bài trả lời câu hỏi 1: Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
+ HS đọc đoạn 1 trả lời câu 2: Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
+ HS đọc đoạn 2 trả lời câu 3: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả thế nào? 
+ Ở đoạn 1; 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
+ HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 4 SGK trang 77. 
- HS nêu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh.
Cách tiến hành: 
- HS tiếp nối 3 đoạn - GV gợi ý để HS diễn cảm đúng nội dung. 
- GV cho HS diễn cảm đoạn 2 - HS thi diễn cảm đoạn 2 hay 3.
- Lớp nhận xét. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
Chúng ta cần làm gì để hạn chế nạn lụt lội xảy ra hàng năm? (Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.)
- GV nhận xét tiết học - dặn dò chuẩn bị tiết sau. 
TOÁN 
Tiết 126: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về thực hiện phép chia phân số.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép chia hai phân số. Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. 
3. Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ, thẻ số trò chơi thăm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
+ Trò chơi bốc thăm bài 4 em: 
a/ b/ c/ 
d/ Nêu cách chia 2 phân số cả lớp làm bài .
- GV + HS nhận xét sửa chữa.
- HS hát 1 bài. Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
Cách tiến hành: 
Bài 1: HS thực hiện phép chia phân số rồi rút gọn phân số. Thảo luận trong nhóm đôi bạn làm vào giấy nháp. 1 HS lên điều khiển gọi các nhóm báo cáo.
Vd: a/ b/ 
Bài 2: HS thảo luận nhóm đôi bạn, nhận thấy các qui tắc tìm x tương tự đối với số tự nhiên. HS làm bài vào giấy nháp. 1 học lên điều khiển.
a/ = b/ 
 : 	 
Bài 3: Làm bài bảng con trong nhóm đôi bạn.
Cho HS tính chẳng hạn: 
a/ b/ 
GV có thể nêu hướng dẫn cho HS nhận xét: 
+ Ở mỗi phép nhân hai phân số đó là hai phân số đảo ngược nhau. 
+ Nhân hai số đảo ngược nhau thì có kết quả bằng 1.
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng vào giải toán có lời văn
Cách tiến hành: 
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu đề bài. HS làm bài vào vở.
Cho HS nhắc lại cách tính độ dài đáy của hình bình hành.
Giải: 
Độ dài đáy của hình bình hành là:
 (m)
Đáp số: 1 m.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức. 
Cách tiến hành:
GV cho HS truyền điện cách thực hiện phép chia phân số: 
Tính nhanh a/ b/ 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài.
CHÍNH TẢ 
Tiết 26: THẮNG BIỂN (NGHEVIẾT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe và viết đúng chính tả trình bày đúng một đoạn trong bài “Thắng biển”. 
2. Kĩ năng: Tiếp tục viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả l/ n; in/ inh. 
3. Thái độ: Giữ gìn vở sạch, đẹp.
GD cho HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ viết bài 2b; bảng phụ HS viết.
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ đã luyện viết ở bài 2 tiết trước.
- HS hát. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nghe viết đúng và trình bày đúng một đoạn trong bài “Thắng biển”.
Cách tiến hành: 
- GV đọc cả lớp nghe và đọc thầm.
+ Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão được miêu tả như thế nào?
- Giáo dục lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
- GV: Cho HS đọc đoạn 1; 2 tìm từ khó viết. GV ghi bảng các từ HS tìm: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng 
- HS viết bảng con phân tích các từ khó.
- GV đọc lần hai và hỏi đoạn viết có mấy câu, khi viết ta trình bày như thế nào?
- HS gấp SGK, GV đọc đoạn sau đó đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi. GV thống kê lỗi.
- GV chấm một số bài nhận xét chung.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu: Viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả l/ n; in/ inh. 
Cách tiến hành: 
- GV cho HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài 2b ở từng chỗ trống dựa vào nghĩa của tiếng cho sẵn tìm tiếng có vần in hoặc inh sao cho tạo ra tiếng có nghĩa. GV chia nhóm thi đua. GV đưa bảng nhóm 5 em lên làm.
Tiếng có vần in hoặc inh: 
- Lung linh	 Thầm kín 
- Giữ gìn	 Lặng thinh
- Bình	 tĩnh Học sinh
- Nhường nhịn Gia đình
- Rung rinh	 Thông minh
GV nhận xét chấm một số bài.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
Thi đua: - Tìm các từ có chứa âm l/ n.
- Tìm các từ có chứa vần in/ inh.
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò về làm bài tập 1a sửa từ sai chuẩn bị bài mới.
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 26: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? 
- Lồng ghép : Bác Hồ và những bài học quí – Bài 8 : Bác Hồ thăm xóm núi.
2. Kĩ năng: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
3. Thái độ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp ở trường ở địa phương ở địa phương hợp với khả năng 
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Tấm bìa phiếu điều tra.
HS: Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động nhân đạo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
+ HS thảo luận và trả lời tại sao việc giữ gìn các công trình công cộng chính là bảo vệ lợi ích của mình?
+ Tại sao cho rằng phép lịch sự sẽ giúp mọi người gần gũi nhau hơn?
- GV + HS nhận xét.
- HS hát 1 bài. Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo.
Cách tiến hành: 
a. Làm việc theo nhóm đôi. 
1/ GV giao cho từng nhóm thảo luận bài tập.
2/ Các nhóm HS thảo luận.
3/ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
4/ GV kết luận: Tình huống a; c là đúng tình huống; b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông mong muốn chia sẻ.
b. Hoạt động cả lớp. 
1/ GV tiến hành như hoạt động trên.
2/ GV kết luận.
Ý kiến a là đúng, b là sai, c là sai.
- GV mời 1 - 2 em HS nêu ghi nhớ SGK trang 38. HS HTL ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS hiểu vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? 
Cách tiến hành: 
Thảo luận nhóm nhóm 4.
1/ GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu 1 - 2.
2/ Các nhóm HS thảo luận.
3/ Đại diện các nhóm trình bày cả lớp trao đổi.
4/ GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi, chúng ta cần phải thông cảm, chia sẻ với họ quyên góp tiền của để giúp đỡ họ đó là 1 hoạt động nhân đạo. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
Trắc nghiệm: Giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn là việc làm: 
a/ Nhân đạo mà mỗi người cần thực hiện.
b/ Không cần thiết.
c/ Người giàu thì làm. 
- HS đưa bảng chọn câu đúng. - GV cho HS đọc lại các câu thơ sưu tầm về việc làm nhân đạo. 
- GV + HS nhận xét.
- HS đọc bài Bác Hồ thăm xóm nú i- trong tài liệu Bác Hồ và những bài học quý.
- GV nhận xét tiết học dặn dò chuẩn bị tiết sau.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 51: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?, tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và nắm được tác dụng của mỗi câu xác định được bộ phận CN và VN trong các câu đó. 
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? ở bài tập 1. 
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
+ HS nêu 3 - 4 từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm. 
+ Đặt câu với từ ngữ đó.
- GV nhận xét.
- HS hát 1 bài. Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN và VN trong các câu đó.
Cách tiến hành: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tìm các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. HS nêu ý kiến.
GV nhận xét.
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng. 
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Giới thiệu 
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
Giới thiệu 
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Giới thiệu
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Nhận định
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài xác định bộ phân CN và VN trong mỗi câu. HS phát biểu ý kiến. GV kết luận bằng cách dán 4 băng giấy viết 4 cân văn lên bảng, mời 4 HS có lời giải đúng lên bảng làm bài.
CN
VN
Nguyễn Tri Phương 
là người Thừa Thiên.
Ông Năm 
là dân ngụ cư của làng này.
Cần trục 
là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập. GV gợi ý mỗi em cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu.
- Giới thiệu thật tự nhiên một HS làm mẫu: Khi chúng tôi đến nhà Hà trong nhà bố mẹ Hà mở của đón chúng tôi, chúng tôi lễ phép chào hai bác thay mặt cả nhóm tôi nói với hai bác: 
Thưa hai bác hôm nay nghe tin bạn Hà ốm chúng cháu đến thăm Hà.
- HS viết đoạn giới thiệu vào vở hoặc làm giấy từng cặp đôi bạn, đổi bài sửa lỗi cho nhau. HS nối tiếp đọc đoạn văn chỉ ra các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn. 1 HS lên điều khiển.
- GV + HS nhận xét.
Chú ý tính liên kết sự chân thực sinh động của đoạn văn. 
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
Trắc nghiệm: 
GV: Muốn xác định VN trong câu kể Ai là gì? ta chọn ý nào sau đây: 
a) Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? là nêu lên hoạt động của người con vật hoặc đồ vật cây cối được nhân hoá.
b) Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành, vị ngữ nối với chủ ngữ bằng từ là, được dùng để nhận định hoặc giới thiệu về người hay một vật nào đó, trả lời cho câu hỏi Ai là gì? con gì cái gì?.
c) Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Ai là gì là chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ cụm động từ) tạo thành.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn giới thiệu các thành viên trong tổ của mình.
- HS lần lượt đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học - yêu cầu những HS viết đoạn giới thiệu chưa đạt, chưa dùng đúng các kiểu câu Ai là gì? về viết lại vào vở. 
TOÁN
Tiết 126: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS rèn kĩ năng thực hành phép chia phân số, biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ, thẻ số, thăm trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
+ HS làm bài 4 trên bảng.
+ Cả lớp: 
+ 2 HS làm trên bảng: ; ; ; d) 
- GV nhận xét.
- HS hát 1 bài. GV giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hành phép chia phân số, biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số. 
Cách tiến hành: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu 4 em lên bảng, 4 tổ mỗi tổ 1 bài cả lớp nhận xét. 
Cách 1: 
Cách 2: .
Bài 2: HS đọc mẫu - 3 em lên bảng - 3 dãy 3 bài.
a/ hay 
b/ 	c/ 
- GV + HS nhận xét.
Hoạt động 3 : Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc đã học.
Bài 3: HS đọc yêu cầu. HS nêu tính chất Tổng nhân với một số, một hiệu nhân với 1 trong nhóm đôi bạn. 1 HS lên điều khiển.
- GV + HS nhận xét sửa chữa.
Bài 4: HS đọc đề - HS làm bảng con - 3 bài 3 dãy. 1 HS lên điều khiển.
GV + HS nhận xét. GV cho nêu cách tìm. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức. 
Cách tiến hành:
+ Cho HS nêu lại cách chia 2 phân số.
+ Tính: 
- GV nhận xét tiết học dặn dò về làm bài 3 ở nhà.
 KHOA HỌC
Tiết 51: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
2. Kĩ năng: nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi về sự truyền nhiệt.
HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. 
3. Thái độ: Tích cực làm việc trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: nước sôi, nước đá, chuẩn bị theo nhóm, 2 chiếc chậu, 1 cốc ống thủy tinh. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
HS bốc thăm:
1/ Người ta dùng vật gì để đo nhiệt độ? Kể tên một số nhiệt kế?
2/ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi và của nước đá đang tan là bao nhiêu?
3/ Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh là bao nhiêu? Khi nhiệt độ của cơ thể người cao hơn hay thấp hơn là dấu hiệu cho biết cơ thể người đó thế nào? Cần phải làm gì?
- GV+ HS nhận xét.
- Giới thiệu bài: GV hỏi: Khi đổ ly nước nóng vào ly nước lạnh bình thường nước trong ly nước lạnh sẽ như thế nào? HS trả lời GV kết luận: Đó là sự truyền nhiệt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn qua bài “Nóng lạnh và nhiệt độ”. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS nêu được ví dụ về vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp các vật thu sẽ nóng lên, các vật tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
Cách tiến hành: 
a. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. 
Bước 1: HS làm thí nghiệm trang 102 SGK yêu cầu HS dự đoán trước sau đó so sánh kết quả thí nghiệm và dự đoán.
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. HS giải thích như SGK. HS đưa một số ví dụ về các vật nóng lên hay lạnh đi.
+ Trong các ví dụ trên vật nào nhận nhiệt vật nào tỏa nhiệt? HS nêu.
- GV + HS nhận xét.
Bước 3: GV giúp HS rút ra kết luận: 
+ Các vật ở gần vật nóng hơn thì như thế nào? Các vật ở gần vật lạnh thì sẽ như thế nào?
* Chú ý nhầm lẫn: Vật nóng lên vì thu nhiệt lạnh đi vì tỏa nhiệt. 
Hoạt động3: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: - Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng, giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
 Cách tiến hành: 
b.Tìm hiểu sự co giản của nước khi lạnh và nóng lên. 
Bước 1: HS tiến hành thí nghiệm trang 103 SGK theo nhóm để trình bày trước lớp.
Bước 2: HS quan sát nhiệt kế theo nhóm. GV hướng dẫn HS quan sát cột chất lỏng trong ống nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên sau đó HS trả lời câu hỏi SGK.
Bước 3: GV khuyến khích HS vận dụng sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi: Tại sao khi đun nước không nên đổ nước đầy vào ấm?
- GV kết luận: Vậy các vật và các chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào? HS nêu. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
Chọn điền vào cho đúng với các từ sau: Thu nhiệt; thu nhiệt nóng; tỏa nhiệt; thu nhiệt lạnh.
a/ Các vật ở gần vật nóng hơn thì ..sẽ nóng lên.
b/ Các vật ở gần vật lạnh hơn thì . sẽ lạnh đi.
- GV + HS nhận xét tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học dặn dò về nhà chuẩn bị đồng hồ cho tiết sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu truyện trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
2. Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. 
3. Thái độ: Có ý thức trong hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số truyện báo nhi đồng về người có lòng dũng cảm 
Giấy khổ to viết dàn ý KC, tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- HS: Chuẩn bị chuyện ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
+ 2 em kể chuyện “Những chú bé không chết” trả lời câu hỏi SGK.
+ HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV + HS nhận xét.
- Giới thiệu bài: Ngoài những truyện đọc trong SGK các em còn được đọc, được nghe nhiều truyện ca ngợi những người có lòng dũng cảm. Tiết hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những chuyện đó. GV kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
Cách tiến hành: 
- HS đọc đề. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Bốn HS nối tiếp các gợi ý 1; 2; 3; 4.
- GV gợi ý những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý. HS nối tiếp nhau giới thiệu tên truyện của mình.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành: 
- Kể chuyện trong nhóm HS kể chuyện theo cặp.
- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể xong nói về ý nghĩa câu chuyện. 
- Chọn bạn kể hay nhất kể cho cả lớp nghe.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành: 
+ Điều gì các em hiểu ra nhờ câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn dò đọc trước nội dung tiết tuần 27.
`	Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 52: GA –VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài lưu loát các tên riêng nước ngoài lời đối đáp giữa các nhận vật, giọng đọc phù hợp với các lời nói của từng nhân vật với lời dẫn truyện; thể hiện tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
3. Thái độ: Nhớ ơn những người đã chiến đấu vì hòa bình cho đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh minh họa truyện “Những người khốn khổ”. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- GV kiểm tra 2 HS đọc nối tiếp bài “Thắng biển” trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- HS hát 1 bài. Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn). 
Đ1: 6 dòng đầu. 
Đ2: Tiếp đến Ga-vrốt nói.
Đ3: Còn lại.
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
-.HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa) Ang-giôn –ra; Ga-vrốt; Cuốc-phây-rắc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm cả bài 1 HS đọc to đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK. 
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK.
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3 SGK.
- HS nêu nội dung bài.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Đọc giọng thể hiện tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vốt ngoài chiến lũy.
Cách tiến hành: 
- 4 HS nối tiếp đọc phân vai. GV hướng dẫn đọc đoạn “Ga-vốt ghê rợn”.
- Thi đua 4 em - GV + HS nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành: 
+ Qua câu chuyện em học tập ở cậu bé Ga-vrốt điều gì? 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Trong cuộc sống, em đã được nghe hoặc chứng kiến những câu chuyện nói về lòng dũng cảm.Hãy kể cho các bạn nghe những câu chuyện đó.
- GV giáo dục HS.
- GV nhận xét tiết học yêu cầu HS tiếp tục đọc theo cách phân vai ở nhà.
 TOÁN
Tiết 127: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép chia phân số biết cách tính và viết gọn phép chia phân số cho một số tự nhiên. 
2. Kĩ năng: Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên. Biết tìm phân số của một số.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ, thẻ số, bảng trò chơi.
HS: Xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
HS 3 em làm bài 2a; b; c - cả lớp bảng con .
- GV + HS nhận xét.
- Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số, biết cách tính và viết gọn phép chia phân số cho một số tự nhiên.
Cách tiến hành: 
Bài 1: Cho HS làm bài vào giấy nháp trong nhóm 4, HS đọc bài cho các bạn nghe trong nhóm. 1 HS lện điểu khiển, nhóm khác bổ xung nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. HS làm bài mẫu. HS nhận xét mẫu trong nhóm đôi bạn. 1 HS lên điều khiển.
HS nêu nhận xét một phân số chia cho 1 số tự nhiên ta làm thế nào?- HS nêu.
- 3 em làm bài 2a; b; c - 3 dãy làm 3 bài so sánh nhận xét.
Bài 3: 2 em làm bảng, cả lớp làm vào vở trong nhóm đôi bạn. 1 HS lên điều khiển.
GV chấm nhận xét.
Hoạt động3: Vận dụng
Mục tiêu: HS biết vận dụng vào giải toán có lời văn.
Cách tiến hành: 
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. HS tóm tắt bài toán.
- HS lên bảng tóm tắt, HS vào vở trong nhóm đôi bạn. Làm bài xong đổi chéo vở. 1 HS lên điều khiển HS đọc bài.
 giải:
a/ Chiều rộng của mảnh vườn là: 
 60 x = 36 (m) 
b/ Chu vi của mảnh vườn là:
 (60 + 36) x 2 = 192 (m)
 Diện tích mảnh vườn là: 
 60 x 36 = 2160 (m2)
 Đáp số: Chu vi: 192 m; Diện tích: 2160 m2
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức. 
Cách tiến hành:
HS làm toán nhanh: 
a/ b/ 
+ Muốn chia phân số cho 1 số ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về làm bài 2.
- Chuẩn bị bài mới. ...
TẬP LÀM VĂN
Tiết 51: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. 
2. Kĩ năng: Luyện tập viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng. 
3. Thái độ: HS biết chăm sóc cây cối, bảo vệ cây xanh trong nhà trường
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh ảnh 1 số cây na; ổi; mít, bảng phụ viết dàn ý quan sát bài 2.
HS: Xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- GV kiểm tra 2 - 3 HS đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả bài tập 4.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Các em đã học về hai cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Tiết hôm nay sẽ giúp các em luyện tập về 2 cách kết bài đó trong bài văn miêu tả cây cối. 
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Nắm được hai kiểu kết bài và viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.
Cách tiến hành: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi trong nhóm đôi bạn cùng bạn trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. 1 HS lên điều khiển.
- GV chốt lại lời giải có thể dùng các câu ở đoạn a; b để kết bài.
Kết bài ở đoạn a: Nói được tình cảm của người tả đối với cây.
Kết bài ở đoạn b: Nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
Bài 2: GV kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà để học tốt bài tập này như thế nào.
- HS nêu yêu cầu của bài thảo luận nhóm đôi bạn, từng câu hỏi SGK để hình thành các ý cho 1 kết bài mở rộng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu. GV nhận xét góp ý. 
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài nhắc HS chú ý:
Viết kết bài theo kiểu mở rộng dựa trên dàn ý trả lời câu hỏi của bài tập 2 (sau khi tả cái cây, bình luận thân cây về cái cây ấy: lợi ích cái cây tình cảm, cảm nghĩ của người tả với cây). 
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn kết bài của mình trước lớp. 1 HS lên điều khiển.
- GV + HS nhận xét khen ngợi những HS viết hay.
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu :Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
Bài 4: HS đọc yêu cầu.
- GV: Mỗi em cần lựa chọn viết 1 kết bài mở rộng cho 1 trong 3 loại cây, loại cây nào gần gũi quen thuộc với em, có nhiều ở địa phương em, em đã có dịp quan sát. Sau đó tham khảo các bước làm như bài tập 2.
- HS viết đoạn văn xong cùng bạn đổi bài góp ý cho nhau.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- GV + HS nhận xét đoạn hay.
Hoạt động4 : Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức ở mức độ cao
Cách tiến hành:
+ Khi nghe các bạn đọc em thấy kiểu kết bài nào hay hơn? Vì sao?
- GV cho HS đọc nối tiếp cách kết bài mở rộng; không mở rộng.
- GV nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh viết lại đoạn kết bài theo yêu cầu bài tập 4.
- Về nhà đọc nội dung tiết TLV luyện tập miêu tả cây. 
ĐỊA LÍ
Tiết 26: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về các đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
2. Kĩ năng: Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ lược đồ Việt Nam. Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này. 
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. 
3. Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, bản đồ Việt Nam và bản đồ câm. Tranh ảnh về thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. 
HS: Tranh ảnh về thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
Trò chơi đoán chữ có 8 chữ cái. 
+ Đây là vùng có điạ hình bằng phẳng được hình thành do phù sa các sông lớn bồi đắp. (Đồng bằng)
- GV chọn đội chơi 4 em sau đó cho HS trả lời câu hỏi. 
+ Em hãy kể tên những đồng bằng lớn đã học?
+ Em biết gì về hai đồng bằng đó?
- GV nhận xét. 
- HS hát một bài. GV giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS biết chỉ đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ Việt Nam. 
- HS biết chỉ vị trí Thủ đô Hà Nội TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu vài đặc điểm tiêu biểu của TP này. 
Cách tiến hành:
a. Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn. 
- GV treo bản đồ Việt Nam. 
Bước 1: Yêu cầu HS làm việc theo cặp chỉ trên bảng để kể hai vùng ĐBBB, ĐBNB chỉ nêu tên các sông lớn tạo nên hai đồng bằng này. 
Bước 2: GV phát cho HS bản đồ câm để HS điền vào theo yêu cầu. 
Bước 3: HS lên trình bày.
- GV và HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS chỉ 9 cửa đổ ra biển của sông Cửu Long. 
- GV kết luận. 
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành 
Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB. 
Làm việc theo nhóm 4:
Bước 1: HS các nhóm thảo luận bảng so sánh về thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB vào phiếu học tập. 
Bước 2: HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp GV và HS cùng nhận xét kết quả các nhóm. 
- GV kết luận. GV đưa câu hỏi SGK.
Bước 1: Nhóm đôi suy nghĩ .
Bước2: Cả lớp bảng con chọn câu đúng. 
- GV và HS nhận xét. 
+ Vì sao cho là câu đúng, câu sai? 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
- Trò chơi nối đoạn thẳng. 
Hãy cho biết ĐBBB hay ĐBNB bằng cách nối đặc điểm đó với đồng bằng tương ứng. 
Đồng bằng Bắc Bộ
1. Sản xuất nhiều lúa gạo nhất. 
Đồngbằng Nam Bộ
2. Có trung tâm văn hoá chính trị lớn nhất. 
3. Có dòng sông lớn nhất cung cấp phù sa màu mỡ.
4. Có trung tâm công nghiệp lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.doc