Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẫm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ.

- Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

2. Kĩ năng:

- HS đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, tốc độ nhanh.

- Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau.

3. Thái độ: HS biết giữ an toàn khi học, sinh hoạt trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Tranh vẽ của HS về an toàn giao thông.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

HS: SGK, bảng nhóm.

 

doc 39 trang xuanhoa 06/08/2022 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 24
 Thứ hai, ngày 24 tháng 2 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẫm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ.
- Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. 
2. Kĩ năng:
- HS đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, tốc độ nhanh.
- Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau. 
3. Thái độ: HS biết giữ an toàn khi học, sinh hoạt trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Tranh vẽ của HS về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
HS: SGK, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Gọi 3 - 5 HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bài đọc và câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài: Vẽ về cuộc sống an toàn. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc lưu loát toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng. Hiểu nội dung bài
Cách tiến hành: 
- GV ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép.
- Giải thích: Đây là bài tập đọc dưới dạng bản tin, 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt nội dung đáng chú ý, chứa đựng những thông tin quan trọng của bản tin. Vì vậy, khi đọc bài, sau khi đọc tên bài, chúng ta phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin.
* Luyện đọc
- 1 HSđọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (5 đoạn).
+ Đoạn 1: 50 000 bức tranh khích lệ.
+ Đoạn 2: UNICEF Việt Nam sống an toàn.
+ Đoạn 3: Được phát động Kiên Giang.
+ Đoạn 4: Chỉ cần điểm qua giải ba. 
+ Đoạn 5: 60 bức tranh đến bất ngờ. 
- HS đọc bài trong nhóm 5 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Toàn bài đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, to, tốc độ hơi nhanh.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: nâng cao, hưởng ứng, đông đảo, 50 000, 4 tháng, phong phú, giải đặc biệt, giải nhất, giải ba, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, sâu sắc, trong sáng, sáng tạo đến bất ngờ, 
* Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? (Em muốn sống an toàn.)
+ Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì? 
(Tên của chủ điểm muốn nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.)
+ Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
(Cuộc thi vẽ tranh Em muốn sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.)
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
(Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức.)
+ Đọan 1, 2 nói lên điều gì? 
(Đoạn 1 và 2 nói lên ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.)
- GV nhận xét, chốt ý. 
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
(Chỉ cần điểm tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ, )
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
(Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.) 
+ Em hiểu “thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa” nghĩa là gì? 
(Thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.)
+ Đọan cuối bài cho ta biết điều gì? 
(Đoạn cuối bài cho thấy nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.)
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
(Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng:
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.) 
+ Bài đọc có nội dung chính là gì? 
Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, tốc độ nhanh.
Cách tiến hành: 
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS cách đọc đúng bản tin: nhanh, vui.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Được phát động từ tháng 4 Kiên Giang ).
- GV đọc mẫu. 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 – 5 HS thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành: 
+ Cho HS xem một số tranh theo chủ đề do HS vẽ và yêu cầu HS nói lên ý tưởng của bức tranh là gì?
- Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu nội dung tranh.
- Giáo dục HS biết giữ an toàn khi học, sinh hoạt trong cuộc sống.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em cần làm gì để cuộc sống được an toàn?
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn 
- Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá.
 . 
 . .. ...
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng các phân số, nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phân số, bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để giải toán.
3.Thái độ: HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ.	
HS: SGK, vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Gọi 2 HS lên bảng sửa bài nhà.
+ Yêu cầu HS dưới lớp làm tính vào bảng con.
- Nhận xét bài sửa trên bảng.
- Giới thiệu bài: Luyện tập.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu: Củng cố về phép cộng các phân số, nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV viết bài mẫu lên bảng, yêu cầu HS viết 3 thành phân số có mẫu số là 1 sau đó thực hiện quy đồng và cộng các phân số.
- GV giảng: Ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ hai trong phép cộng là 5, nhẩm 3= 15 : 5, vậy 3= nên có thể viết gọn bài toán như sau: 3 + .
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- GV, HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS tính và viết vào hai chỗ chấm đầu tiên của bài. 
- Yêu cầu HS so sánh.
+ Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm như thế nào?
- GV kết luận.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS nêu, nhận xét, sửa.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức.
Cách tiến hành: 
+ Tìm số tự nhiên x, biết:
a. 	b. 
- Chuẩn bị bài: Phép trừ phân số
- Nhận xét tiết học.
 . 
 .	
CHÍNH TẢ: 
Tiết 24: HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN (NGHE – VIẾT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe viết đúng chính tả, đẹp bài văn Họa sĩ Tô Ngọc Vân. 
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã.
2. Kĩ năng:
- Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
3. Thái độ: HS biết cố gắng học để góp sức xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ của BT2.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- GV đọc từng từ, yêu cầu cả lớp viết vào bảng con.
- HS viết vào bảng con: bán sỉ, nước Đức, lướt thướt, lang thang, lan man. 
- GV nhận xét về chữ viết của HS.
Giới thiệu bài: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nghe, viết đúng chính tả, đẹp bài văn Họa sĩ Tô Ngọc Vân. 
Cách tiến hành: 
Tìm hiểu nội dung bài viết.
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt.
+ Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh nào? 
- HS theo dõi trong SGK.
+ Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh: Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, 
+ Đoạn văn nói về điều gì? 
(Đọan văn ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của mình và đã ngã xuống trong kháng chiến.)
- HS biết cố gắng học để góp sức xây dựng đất nước.
Hướng dẫn viết từ khó.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. 
- GV viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con: nghệ sĩ, tài hoa, hội họa, hỏa tuyến,...
- Nhắc HS cần viết hoa các tên riêng: Tô Ngọc Vân, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Cách mạng tháng Tám, Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Điện Biên Phủ 
Viết chính tả.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết.
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm bài 1 số HS và yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã.
Cách tiến hành: 
Bài tập 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2a.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở. 
- GV dán bảng 3 tờ phiếu.
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
- GV giải thích với HS: viết là chuyện trong các cụm từ kể chuyện, câu chuyện; viết là truyện trong các cụm từ đọc truyện, quyển truyện, nhân vật trong truyện. Chuyện là chuỗi sự việc diễn ra có đầu có cuối, được kể bằng lời. Còn truyện là tác phẩm văn học thường được in hoặc viết ra thành chữ.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV phát giấy cho 1 số HS.
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp.
- GV chốt lại lời giải đúng.
a. nho – nhỏ – nhọ.
b. chi – chì – chỉ – chị.
- HS làm vào vở. 
- Những HS làm bài trên giấy dán nhanh kết quả làm bài trên bảng lớp, giải thích kết quả.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành: 
Điền chung / trung:
+ Trận đấu .. kết. (chung)	+ Phá cỗ .. Thu. (Trung)
+Tình bạn thuỷ ..(chung)	+ Cơ quan .. ương. (trung) 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học.
- Chuẩn bị bài: Nghe-viết: Khuất phục tên cướp biển. 
 . 
 . 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 24: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.
2. Kĩ năng: HS có những hành vi, việc làm tích cực nhằm bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng.
3. Thái độ: Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
* ĐCCT: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng: có thể cho HS kể về những việc làm của mình hoặc của các bạn, của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi sắm vai, các tấm thẻ.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng? 
+ Các em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng? 
- Nhận xét.
Giới thiệu bài: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2).
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS có những hành vi, việc làm tích cực nhằm bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. Biết bày tỏ ý kiến thể hiện giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: Kể những việc làm bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng. 
- HS kể trong nhóm.
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp.
- GV rút ra kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
- Đại diện từng nhóm kể.
Bài tập 3:
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng của địa phương sao cho thích hợp.
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
- Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
- Màu xanh: Biểu lộ thái độ không tán thành.
HS biểu lộ theo cách đã quy ước.
- Giải thích lí do. 
- Thảo luận chung cả lớp. 
=> Kết luận: 
+ Các ý kiến (a) là đúng.
+ Các ý kiến (b), (c) là sai.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành: 
- Đọc ghi nhớ trong SGK.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập.
 . 
 . 
 Thứ ba, ngày 25 tháng 2 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì?
- Tìm đúng câu kể Ai là gì? trong đoạn văn.
2. Kĩ năng:
- Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
- HS có kĩ năng giao tiếp.
3.Thái độ: HS tự giác, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng lớp chép sẵn đoạn văn ở BT1 phần nhận xét. Dùng phấn màu gạch chân dưới các câu in nghiêng.
- Giấy khổ to ghi từng phần a, b, c ở BT1 phần luyện tập.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu mỗi HS viết 1 câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Cái đẹp. 
+ Mỗi HS viết 1 câu tục ngữ vào nháp. 
+ Một số HS đọc câu tục ngữ viết được và nêu trường hợp có thể sử dụng câu tục ngữ đó.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
Giới thiệu bài: 
- Các em đã học một số kiểu câu kể nào? Cho ví dụ về từng loại?
- Khi mới gặp nhau, hay mới quen nhau, các em tự giới thiệu về mình như thế nào?
- Những câu giới thiệu hoặc tự giới thiệu này chính là câu kể Ai là gì?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì?.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của phần nhận xét.
Bài 1, 2: 
- Yêu cầu HS đọc 3 câu gạch chân trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu lên nhận định về bạn Diệu Chi? 
Câu giới thiệu về bạn Diệu Chi: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là HS cũ của trường Tiểu học Thành Công.
Câu nhận định về bạn Diệu Chi: Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng bằng cách dán lên bảng tờ giấy ghi lời giải.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? và Là gì?
- GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài
- Yêu cầu HS so sánh, xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với các kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? 
+ Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào?
Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận VN
+ Bộ phận VN khác nhau như thế nào?
Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
Kiểu câu Ai thế nào? VN trả lời cho câu hỏi thế nào?
Kiểu câu Ai là gì? VN trả lời cho câu hỏi là gì?
- Ghi nhớ kiến thức.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Tìm đúng câu kể Ai là gì? trong đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV nhắc HS: Trước hết, các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho. Sau đó, nêu tác dụng của câu vừa tìm được. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp.
- Gọi HS dán bài lên bảng. Cả lớp cùng nhận xét, sửa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Câu kể Ai là gì?
a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm... chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những... hiện đại
b) Lá là lịch của cây
Cây lại là lịch đất
Trăng lặn rồi mọc là lịch của bầu trời
Mười ngón tay là lịch
Lịch lại là trang sách
c) Sầu riêng là lọai trái rất quý của miền Nam
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- GV hướng dẫn: 
+ Chọn tình huống giới thiệu: giới thiệu với các bạn trong lớp (với vị khách hoặc với 1 bạn mới đến lớp); hoặc giới thiệu từng người thân của mình trong tấm ảnh chụp gia đình (để các bạn biết về gia đình mình).
+ Nhớ dùng các câu kể Ai là gì? trong khi giới thiệu.
- Gọi HS nói lời giới thiệu. GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có đoạn giới thiệu hay, sinh động, đúng ngữ pháp.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
Mục tiêu: Mở rộng kiến thức đã học.
Cách tiến hành: 
+ Câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận?
+ Câu kể Ai là gì được dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 117: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
2. Kĩ năng: Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
3. Thái độ: HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
- GV yêu cầu HS dưới lớp làm tính vào bảng con.
+ HS dưới lớp làm tính vào bảng con.
 + 2 = + = = 
5 + = + = 
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Phép trừ phân số. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số. Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK.
- Yêu cầu HS lấy 2 băng giấy, dùng thước chia mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần.
+ Em đã cắt lấy mấy phần của băng giấy?
Đã cắt 5 phần của băng giấy.
+ Đọc phân số biểu hiện số phần băng giấy đã bị cắt?
HS đọc băng giấy.
- Yêu cầu HS tiếp tục cắt tiếp 3 phần băng giấy từ 5 phần băng giấy đã bị cắt ra, rồi đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên.
+ Phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy?
Bằng băng giấy.
- Yêu cầu HS đọc phân số chỉ số phần băng giấy còn lại.
- GV kết luận: có băng giấy, cắt đi băng giấy còn băng giấy.
- Ghi bảng - 
- Gợi ý: Từ cách làm với băng giấy, các em hãy thực hiện phép trừ để được 
- HS tính vào nháp. Nêu kết quả.
 - = = 
+ Vậy muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta trừ hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
+ Muốn thử lại phép tính trừ hai phân số ta làm như thế nào?
- HS tính vào nháp. 
 + = 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
- HS nhắc lại quy tắt trừ hai phân số cùng mẫu số.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu: Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a) - = = 
b) - = = = 1
c) - = = 
d) - = = 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc đã áp dụng để làm bài. 
- GV nhận xét HS. 
Bài tập 2: 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
a) - = - = = 
c) - = - = = = 1
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
b) - = - = 
d) - = - = = 2 
- HS nhận xét.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được phép trừ hai phân số cùng mẫu số. 
Cách tiến hành: 
- Một đội công nhân phải sửa một đoạn đường. Trong tuần đầu đội đã sửa được quãng đường đó. Hỏi đội còn phải sửa bao nhiêu phần của quãng đường?
- Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
- Nhận xét.
- Chuẩn bị bài: Phép trừ phân số (tt).
- Nhận xét tiết học.
 . 
 . 
KHOA HỌC
Tiết 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
- Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Kĩ năng:
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu được ví dụ để chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau. 
3. Thái độ: 
- Ham học hỏi, thích khám phá khoa học.
- HS có ý thức chăm sóc cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình minh hoạ trang 94, 95 SGK. 
HS: HS mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
+ Bóng của một vật thay đổi khi nào?
- GV nhận xét. 
Giới thiệu bài: Ánh sáng cần cho sự sống. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật. 
Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Yêu cầu: các nhóm đổi cây cho nhau để đảm bảo nhóm nào cũng có cây gieo hạt 
(cây đậu) và cây trồng (1 cây non nào đó do HS trồng). HS quan sát các cây và trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu?
+ Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển như thế nào?
+ Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao?
+ Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm.
- Kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản, Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Mục tiêu: - Nêu được ví dụ để chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
Cách tiến hành:
b. Tìm hiểu nhu cầu ánh sáng của thực vật. 
- GV giới thiệu hoạt động: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mỗi loài cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng như nhau không? Các em cùng tìm hiểu.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS. 
- Gắn câu hỏi viết sẵn lên bảng: 
+ Tại sao một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên, được chiếu sáng nhiều, trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong rừng rậm, hang động? 
+ Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng? 
- Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người. Nhưng mỗi loài thực vật lại có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, ít nhiều khác nhau.
Hoạt động4 : Vận dụng
 Mục tiêu: - Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cách tiến hành:
c. Liên hệ thực tế 
- GV giảng: Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của các loài cây, người ta đã ứng dụng để tìm ra những biện pháp kĩ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả cao. Em hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao.
- Gọi HS trình bày. 
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành: 
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
+ Nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài thực vật như thế nào?
- HS có ý thức chăm sóc cây cối.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài: (tt)
- Nhận xét tiết học.
 . 
 . 
KỂ CHUYỆN
Tiết 24: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS kể được một câu chuyện về một hoạt động mình đã tham gia để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Các sự việc được sắp xếp hợp lí. 
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- HS tự tin trong giao tiếp và biết tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: Học tập những cái hay, cái đẹp, cái thiện của những nhân vật trong truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh (ảnh) về các phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Dàn ý kể chuyện viết sẵn vào bảng phụ.
HS: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. 
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Cả lớp chăm chú theo dõi.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài: Thế giới xung quanh ta rất đẹp nhưng đang bị ô nhiễm. Để làm cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, các em phải góp sức cùng người lớn. Tiết KC hôm nay giành cho mỗi em được kể một câu chuyện về hoạt động mà em (hoặc người xung quanh) đã tham gia để làm sạch đẹp môi trường. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu được yêu cầu của đề bài. 
Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc đề bài trang 58 SGK.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì đế góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Hãy kể lại câu chuyện đó. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- GV lưu ý HS: 
+ Ngoài những việc làm đã nêu trong gợi ý 1, có thể kể về buổi em làm trực nhật, em tham gia trang trí lớp học, em cùng bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón năm mới, em giúp đỡ các cô chú công nhân khi các cô chú làm cống thoát nước bẩn của thành phố 
+ Cần kể về những việc chính em (hoặc người xung quanh) đã làm, thể hiện ý thức làm đẹp môi trường. Trong trường hợp em HS có ấn tượng hơn với một câu chuyện em không tham gia mà chỉ là người được chứng kiến, GV vẫn chấp nhận HS kể chuyện theo hướng đó. 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện kể về công việc mình đã làm. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS kể được một câu chuyện đúng yêu cầu của đề bài.
Cách tiến hành:
a) Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm.
- GV mở bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện, nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. 
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
b) Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành: 
+ Qua các câu chuyện bạn kể, em học tập được điều gì? Em đã làm những gì để bảo vệ môi trường?
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia. 
- Nhận xét tiết học.
 . 
 . 
 Thứ tư, ngày 26 tháng 2 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 48: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa của từ khó trong bài: thoi. 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của lao động. 
2. Kĩ năng: 
- HS đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhịp nhàng, khẩn trương.
3. Thái độ: 
- HS biết yêu lao động, yêu quê hương. 
- HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về bài đọc. 
- GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Đoàn thuyền đánh cá. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giọng. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của lao động.
Cách tiến hành: 
* Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (5 khổ thơ).
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý giọng đọc như sau:
Toàn bài đọc với giọng nhịp nhàng, khẩn trương. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, ca ngợi tinh thần lao động sôi nổi, hào hứng của những người đánh cá: hòn lửa, sập cửa, căng buồm, gõ thuyền, xoăn tay, loé rạng đông, đội biển, huy hoàng 
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, trao đổi, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Bài thơ miêu tả cảnh gì?
Bài thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và trở về với cá nặng đầy khoang. 
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? 
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ Mặt trời xuống biển như hòn lửa cho biết điều đó. Mặt trời xuống biển là thời điểm mặt trời đang lặn.
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? 
Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng; Mặt trời đội biển nhô màu mới cho biết điều đó. Sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên là thời điểm bình minh, những ngôi sao đã mờ, ngắm mặt biển có cảm tưởng mặt trời đang nhô lên từ đáy biển. 
+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển? 
HS nêu các câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then, đêm sập cửa / Mặt trời đội biển nhô màu mới – Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
+ Hãy nêu ý chính của đọan 1: 
Ý 1: Vẻ đẹp huy hoàng của biển.
+ Tìm những hình ảnh nói lên công việc lao động của người đánh cá rất đẹp?
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng làn gió làm c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.doc