Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 37: BỐN ANH TÀI (Phần đầu)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Chú ý từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

 

docx 34 trang xuanhoa 06/08/2022 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 19
	Thứ hai, ngày 18 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 37: BỐN ANH TÀI (Phần đầu)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. 
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. 
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Chú ý từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. 
3. Thái độ: 
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ. Yêu quê hương đất nước, yêu mọi người xung quanh, biết bảo vệ lẽ phải. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Giới thiệu chủ điểm. Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4. 
- Giới thiệu chủ điểm đầu tiên “Người ta là hoa đất” – HS xem tranh minh họa: những bạn nhỏ tượng trưng cho hoa của đất đang nhảy múa, hát ca. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 	
- Chia đoạn (5 đoạn). Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- HS đọc bài trong nhóm 5 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài, thể hiện cách ngắt nghỉ, nhấn từ. HS luyện đọc. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. 
b. Tìm hiểu bài:
HS đọc thành tiếng, đọc thầm - Suy nghĩ cá nhân, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi:
Đoạn 1: Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
Đoạn 2: Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
 Trước cảnh quê hương như vậy, Cẩu Khây đã làm thế nào 
Đoạn 3: Cẩu Khây đã gặp ai đầu tiên? Người đó như thế nào?
Đoạn 4: Người thứ hai Cẩu Khây gặp là ai? Người đó có tài năng gì?
Đoạn 5: Cuối cùng Cẩu Khẩy gặp là ai? Người ấy thế nào?
 Cẩu Khẩy đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
- HS thảo luận rút ra nội dung của bài.
- Ghi nội dung chính của bài. 
Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: diệt ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
Mục tiêu: Đọc với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, lòng nhiệt thành. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng. 
Cách tiến hành:
- HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm. 
- Giọng đọc chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. 
- HS trao đổi, thảo luận về cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đoạn 1, 2. 
- GV, HS nhận xét giọng đọc. 
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Truyện ca ngợi điều gì?
+ Em đã làm gì để rèn luyện sức khỏe cho bản thân?
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm – Học tập cách rèn luyện sức khỏe của bạn bè. 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em tự nhận thấy mình có khả năng gì đặc biệt? 
+ Với khả năng đó em sẽ làm gì cho đất nước? 
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài. Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị: Chuyện cổ tích về loài người. 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 91: KI LÔ MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng về km2.
- Diện tích Thủ đô Hà Nội (theo số liệu năm 2009) là 3. 32492m2.
2. Kĩ năng: Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích & đơn vị đo kilômet vuông. 
- 	Biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích trong mối quan hệ với km2 và vận dụng để giải các bài tập có liên quan. 
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi làm toán. Biết hợp tác, trao đổi với bạn. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ Việt Nam & thế giới, tranh mặt hồ, cánh đồng, thẻ số, Bảng phụ, phiếu bài tập cho bài tập 1.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhận xét bài kiểm tra định kì.
Cách tiến hành:
- 	GV nêu những tồn tại, những hạn chế còn mắc phải ở bài kiểm tra. 
- 	GV yêu cầu HS nêu cách khắc phục những hạn chế đó. 
- Tuyên dương một số em làm bài đúng, sạch đẹp. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về kilômet vuông. Giúp HS biết đọc, viết các số đo diện tích.
Cách tiến hành:
- 	HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học & mối quan hệ giữa chúng. 
- 	GV đưa ra các ví dụ về đo diện tích lớn để giới thiệu km2, cách đọc & viết km2, m2.
- GVdẫn dắt để HS biết: Để đo diện tích lớn như thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là km2.
- GV dựa vào đồ dùng dạy học có hình ảnh hình vuông dài 1 km để HS quan sát hình dung về diện tích khu rừng, cánh đồng. 
Từ đó HS nhận ra km2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km vuông, viết tắt là km2.
- HS rút ra được: 1 km2 = 1 000 000 m2 - HS đọc.
Ví dụ: - Diện tích Thủ đô Hà Nội (theo số liệu năm 2009) là 3. 32492 m2.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
Mục tiêu: - Biết đọc, viết, đổi đúng các số đo diện tích & đơn vị đo kilômet vuông. 
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học, quan hệ giữa km2 và m2.
- Áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình chữ nhật. 
- HS bước đầu biết ước lượng về số đo diện tích. 
Cách tiến hành:
Bài tập 1: Đọc viết đúng các số đo diện tích 
- HS làm bài vào phiếu bài tập – 2 HS làm bảng phụ.
- Đổi phiếu để chữa bài cho nhau, nói cho nhau nghe cách viết, cách đọc. 
- Lớp sửa bài trên bảng phụ.
Bài tập 2: - 1 HS lên điều khiển.
- 6 HS lần lượt lên bảng – dưới lớp thực hiện bảng con (cá nhân, đổi bảng, sửa bài cho nhau).
- Sửa bài trên bảng.
Bài tập 3: 
- 1 HS lên điều khiển cho lớp phân tích bài toán. 
- Lớp làm vở - 1 HS giải bảng phụ.
- Trao đổi vở, nêu cách làm, thống nhất kết quả. 
- Sửa bài trên bảng phụ.
Bài tập 4: 
- Suy nghĩ cá nhân - trao đổi trong nhóm bàn, thống nhất kết quả. Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. 
- Trắc nghiệm: Câu a: câu đúng là 40 m2
 Câu b: 330991 km2
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được đơn vị đo độ dài. 
Cách tiến hành:
1 km2 = m2
Thi đua các dãy: 
5 km2 = m2 7000000 m2 = km2 23 km2 = . m2 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
 . 
 . 
CHÍNH TẢ
Tiết 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP (nghe- viết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x, iếc/ iết. 
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
Có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hai tờ phiếu nội dung BT2, BT3 viết sẵn trên bảng lớp.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhận xét bài kiểm tra định kì, dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 	GV nêu những tồn tại, những hạn chế còn mắc phải ở bài kiểm tra. 
- 	GV yêu cầu HS nêu cách khắc phục những hạn chế đó. 
- Tuyên dương một số em viết bài đúng, sạch đẹp. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Kim Tự Tháp Ai Cập.
Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- HS Đọc đoạn văn - Lớp đọc thầm: chú ý những từ cần viết hoa, từ mình dễ viết sai.
+ Kim Tự Tháp Ai Cập là lăng mộ của ai? Được xây dựng như thế nào?
+ Vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật đất nước bạn ntn?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
(có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.) 
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó trong bài. 
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
c. Viết chính tả:
GV đọc cho HS viết bài.
d. Soát lỗi và chấm bài:
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Tổ chức cho HS tự nhận xét về chữ viết và phát hiện lỗi, sửa lỗi chính tả trong bài. 
- Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x, iếc/ iết.
Cách tiến hành:
Bài 2: - HS đọc yêu cầu.
- 	Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn.
- 	Dán 2 tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng, phát bút dạ mời 2 nhóm HS thi tiếp sức: gạch những chữ viết sai, viết lại những chữ đúng. 
- 	HS nhận xét, chữa bài trên bảng. 
- 	HS đọc đọan văn hoàn chỉnh.
- 	Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3a: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên bảng làm.
- 	Chia bảng làm 4 cột đại diện 4 nhóm lên bảng làm. 
- HS, GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- Cho HS phát âm lại và viết lại một số từ sai. 
- Tổ chức cho HS thi đua: Lần 1: Tìm và viết ra 5 từ có âm s/ x.
 Lần 2: Tìm và viết ra 5 từ có vần iêc/ iêt.
- 	Nhận xét tiết học - Dặn dò. 
 . 
 . 
	Thứ ba, ngày 19 tháng 1 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu vai trò và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu “Ai, làm gì?”. 
2. Kĩ năng: Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với các từ ngữ đã cho đóng vai trò làm chủ ngữ.
3. Thái độ: Tích cực trong học tập, hợp tác tốt với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy khổ to và bút dạ, một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập 1 (phần luyện tập). Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.
- HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- HS đặt câu với câu kể Ai làm gì?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó. 
- HS - GV nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu vai trò và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu “Ai, làm gì?”.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm đọc đoạn văn - trao đổi, thảo luận - Nói cho nhau nghe câu trả lời 1, 2, 3, 4. 
- HS, GV nhận xét.
- HS, GV chốt: Bộ phận chủ ngữ. 
1. 	Một đàn ngỗng (chỉ con vật, cụm danh từ).
2. 	Hùng (chỉ người, danh từ).
3. 	Thắng (chỉ người, danh từ).
5. Em (chỉ người, danh từ).
6. 	Đàn ngỗng (chỉ con vật, cụm danh từ).
- Chủ ngữ nêu tên người, con vật. 
- Chủ ngữ do danh từ, cụm danh từ tạo thành. 
+ HS rút ra ghi nhớ – 3 HS – HS đọc thầm thuộc ghi nhớ. 
+ HS nêu ví dụ minh họa - phân tích.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Mục tiêu: Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với các từ ngữ đã cho đóng vai trò làm chủ ngữ. 
Cách tiến hành:
1. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân tự tìm, trao đổi với bạn bên cạnh, thảo luận trong nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp câu a và câu b.
- HS, GV chốt ý. 
a. (Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8)
b. Bộ phận chủ ngữ. 
Câu 3: Chim chóc. 
Câu 4: Thanh niên. 
Câu 5: Phụ nữ. 
Câu 6: Em nhỏ. 
Câu 7: Các cụ già. 
Câu 8: Các bà, các chị. 
2. Bài tập 2: 
- Mỗi em tự đặt câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ vào vở nháp. 
- Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau. 
- Chia sẻ, trao đổi câu của mình vừa đặt trong nhóm.
- Trình bày trước lớp. 
- HS, GV nhận xét. 
3. Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu – Suy nghĩ tự đặt câu nói về hoạt động của người và vật trong tranh được miêu tả. 
- HS làm vở - đổi vở để kiểm tra chéo nhau, sửa câu cho nhau.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Nhận xét, bình chọn đoạn văn hay.
- Lớp, GV nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- HS nói cho nghe về câu kể Ai làm gì? HS khác tìm chủ ngữ trong câu kể bạn vừa nêu và ngược lại.
- HS nói trước lớp - Nhận xét. 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
Chọn chủ ngữ ở cột A ghép với vị ngữ ở cột b để tạo câu đúng
 A B
1. Mẹ em a. hướng dẫn chúng tôi trồng cây. 
2. Lớp 4A b. chuẩn bị nấu cơm trưa. 
3. Tôi và Huy c. nhổ cỏ, chăm sóc hoa ở sân trường. 
4. Thầy giáo d. đạp xe đến nhà thầy giáo chơi. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: “Sức khỏe”. 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 92: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về cách đọc, viết km2 & các số đo diện tích có liên quan đến km2.
- Diện tích Thủ đô Hà Nội (theo số liệu năm 2009) là 3. 32492m2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về đổi đơn vị đo diện tích có liên quan đến km2.
- 	Luyện tập tổng hợp giải toán diện tích liên quan đến km2.
3. Thái độ: HS yêu môn học. Tích cực, tự giác học bài. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- HS nối tiếp nhau trả lời 1 km2 =... m2.
- 1 HS lên bảng làm BT2/ 100.
- HS, GV nhận xét, sửa bài.
- 1 HS điều khiển lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng về đổi đơn vị đo diện tích có liên quan đến km2.
- Củng cố công thức tính diện tích hình chữ nhật. 
Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
- 3 HS lên bảng làm.
- Lớp bảng con – trao đổi bảng, nhận xét sửa bài cho nhau.
- Nhận xét, sửa bài trên bảng.
Bài tập 2: 
- HS suy nghĩ rồi làm ra giấy - Trao đổi với người ngồi bên cạnh: nêu cách làm, đọc kết quả cho nhau nghe.
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
Bài tập 3: 
- Diện tích Thủ đô Hà Nội (theo số liệu năm 2009) là 3. 32492m2.
- 1 em hỏi - 1em trả lời và ngược lại.
- Thống nhất câu trả lời - trình bày trước lớp.
Bài tập 4: 
- 1 HS lên điều khiển.
- HS phân tích bài toán - Tự trình bày bài giải vào vở.
- Đổi vở chữa bài cho nhau - Nói cho nhau nghe cách làm.
- 1HS làm bảng phụ - sửa bài.
Bài tập 5: 
- HS đọc quan sát và dựa vào biểu đồ. 1em nêu câu hỏi - 1 em trả lời và ngược lại.
- Cùng thống nhất câu trả lời - chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được các đơn vị đo diện tích. 
Cách tiến hành:
- Cho HS nhắc lại cách đổi các số đo
- Củng cố kĩ năng làm câu hỏi trắc nghiệm loại nhiều lựa chọn. 
1. 32 km2 = m2
a. 3200 b. 320000 c. 32000000 d. 320
2. 530 dm2 = cm2
3. 10 km2 = m2
4. 3000dm2 =. . m2
- 	Chuẩn bị bài: Hình bình hành. 
- Dặn dò. 
 . 
 . 
KHOA HỌC
Tiết 37: TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên: Ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thở ra biển là do sự chênh lệch về nhiệt độ. 
2. Kĩ năng: Biết làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió.
3. Thái độ: HS yêu khoa học. Nhắc nhở HS cẩn thận khi làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- 	HS: chuẩn bị chong chóng.
- GV: Đồ dùng thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương (nếu không có mùi thì dùng hình minh họa để mô tả). 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành: 
- HS hái hoa trả lời câu hỏi:
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xi?
+ Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. 
+ Xác định vai trò của khí ô- xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. 
- 	HS, GVnhận xét câu trả lời. 
- 1 HS điều khiển lớp hát.
- GV liên hệ và giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Cách tiến hành:
1. Trò chơi: Chơi chong chóng: 
- 	Gọi HS báo cáo việc chuẩn bị chong chóng.
- 	HS dùng tay quay cánh xem chong chóng có quay không (HS thực hiện trong nhóm 4).
- 	GV tổ chức cho HS ra sân chơi chong chóng, nếu không có gió cho HS chạy để chong chóng quay nhanh.
- 	Tìm hiểu xem:
+ Lúc nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quanh nhanh, quay chậm?
+ Khi nào chong chóng không quay?
- Nói cho nhau nghe về kết quả.
- 	Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Hoạt động3 : Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: - HS biết giải thích tại sao có gió. 
Cách tiến hành:
2. Nguyên nhân gây ra gió
* HS thi hỏi đáp:
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chạy nhanh thì chong chóng quay nhanh.
+ Nếu trời không có gió thì làm sao để chong chóng quay nhanh?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- 	HS rút ra kết luận: Khi gió thổi làm chong chóng quay, không khí có ở xung quanh ta nên khi chạy không khí chuyển động tạo ra gió. 
- GD: Ứng dụng thực tế: HS nhận biết quạt máy, quạt điện không tạo ra gió mà do sự chuyển động không khí mà có gió. 
- 	GV giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm. 
- 	Yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng của mình. 
- 	HS làm thí nghiệm – nói cho nhau nghe kết quả.
- 1 HS lên điều khiển: 
+ Phần nào của hộp có không khí nóng?
+ Phần nào của hộp có không khí lạnh?
+ Khói bay qua ống nào?
- 	Đại diện các nhóm trình bày. 
- 	Các nhóm khác bổ sung.
+ Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động?
+ Vì sao có sự chuyển động của không khí?
+ Không khí chuyển động theo chiều như thế nào?
+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
- Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng, sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động không khí tạo thành gió. 
Hoạt động4: vận dụng
Mục tiêu: - Giải thích được tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
Cách tiến hành:
3. Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. 
- 	Treo tranh minh họa - Nêu câu hỏi:
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển
- Trả lời cho nhau nghe. 
- 	Thảo luận trong nhóm, thống nhất câu trả lời - chia sẻ trước lớp.
- 	Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận:
- 	Trong tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. 
- 	Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển. 
- 	Gọi 2 HS lên bảng và giải thích chiều gió thổi. 
- 	Nhận xét và khen ngợi HS hiểu bài.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ không khí chuyển động tạo ra gió. 
Cách tiến hành:
+ Vì sao có sự chuyển động của không khí?
+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
TN: Không khí chuyển động theo chiều như thế nào?
chuyển động bình thường.
chuyển động từ nơi nóng đến nơi lạnh.
chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
chuyển động từ đất liền ra biển. 
+ Trong cuộc sống con người đã dùng sức gió để làm gì? HS thảo luận, trả lời.
- 	Tuyên dương – nhận xét tiết học.
- 	Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 71 SGK.
- 	Sưu tầm tranh ảnh về tác hại cho bão gây ra. 
 . 
 . .. ...
KỂ CHUYỆN
Tiết 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh họa truyện: Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý. 
- HS kể lại được câu chuyện. Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. 
3. Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhóm, chăm chú lắng nghe và dũng cảm biết tự bảo vệ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:	
- HS: Tìm hiểu câu chuyện trước ở nhà.
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
1 em điều khiển cả lớp hát.
3 HS kể một đoạn truyện mình thích.
Nêu nội dung truyện. 
Cho HS nhắc lại một số truyện đã học ở HK1. 
GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Biết chăm chú nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung truyện. 
Cách tiến hành:
- Giáo viên kể lần 1 – giải nghĩa từ khó.
- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh. 
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Bác đánh cá quăng mẻ lưới trong tâm trạng nào? 
+ Cầm chiếc bình trong tay bác nghĩ gì?
+ Bác đánh cá làm gì với chiếc bình? 
+ Con quỷ trả ơn bác như thế nào? 
+ Bác đã làm gì để thoát nạn?
Họat động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS kể lại được câu chuyện một cách tự nhiên. Biết theo dõi đánh giá lời kể của bạn. 
Cách tiến hành:
- GV treo tranh minh họa.
- Cho HS trao đổi theo cặp để tìm lời kể cho từng tranh – mỗi nhóm 1 tranh.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Thi kể từng đọan trước lớp. 
- Kể toàn bộ câu chuyện, HS bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Rút ra ý nghĩa câu chuyện. (gợi ý: Nhờ đâu bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan để lừa con quỷ? Vì sao con quỷ lại chịu trả lại nguyên hình?)
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Khi kể chuyện em cần chú ý điều gì?
+ Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
+ Trong cuộc sống em cần làm gì để mình khỏi bị lừa?
- GD: Cần thông minh, nhanh trí, cảnh giác trước những kẻ vô ơn, bạc ác trong xã hội. 
- Dặn HS về tìm một câu chuyện em đã được nghe được đọc. 
 . 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất. 
2. Kĩ năng: Biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. 
3. Thái độ: HS chăm chỉ học tập. Tôn trọng giá trị sức lao động. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Giấy viết vẽ của HS. 
HS: bút màu.
GV+ HS: Một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
 Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
+ Thế nào là yêu lao động? 
+ Vì sao cần phải yêu lao động?
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết vai trò của người lao động.
Cách tiến hành:
- Kể chuyện - Thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi/ SGK (truyện Buổi học đầu tiên SGK) .
1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
=> Kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
Mục tiêu: HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. Lợi ích của người lao động đối với xã hội. 
Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Suy nghĩ cá nhân - Thảo luận nhóm - Đại diện trình bày. 
- Lớp trao đổi, tranh luận. 
=> Kết luận: 
- Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay).
- Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. 
Bài tập 2: Hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đã đem lại lợi ích gì cho xã hội. 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh. 
- Ghi lại trên bảng theo 3 cột: STT, Người lao động, ích lợi mang lại cho xã hội. 
=> Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 
Bài tập 5: 
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Làm việc cá nhân – Nói cho nhau nghe – trao đổi trong nhóm - thống nhất câu trả lời
- Kết luận: 
+ Các việc làm (a), (c), (d), (e), (g) là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. 
+ Các việc (b), (h) là thiếu kính trọng người lao động. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ, kính trọng và biết ơn người lao động. 
Cách tiến hành:
- HS suy nghĩ, trao đổi trong nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao phải kính trọng, biết ơn người lao động?
+ Tại sao phải giúp đỡ cha mẹ công việc nhà?
- Một số HS nêu lại ghi nhớ
TN: Em phải kính trọng người lao động vì:
Họ là người giàu có.
Họ là người làm ra của cải, vật chất tinh thần.
Họ là người nhiều tình cảm.
Họ làm những việc có ích cho xã hội.
- Chuẩn bị bài tập 6 SGK. 
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
 . 
 . 
	Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiểu biết, loài người và hiểu được sự quan tâm chăm sóc của mọi người đối với trẻ em.
2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, biết ngắt nhịp đúng. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Biết yêu quý mọi người vì mọi người đều sống vì các em. 
Thể hiện thái độ, hành vi để đền đáp công ơn của cha mẹ. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
- HS: Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Bốn anh tài và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. 
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Bài tập đọc gồm mấy khổ thơ? (7)
- HS đọc bài trong nhóm 7 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài, thể hiện cách ngắt nghỉ, nhấn từ. HS luyện đọc. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. 
b. Tìm hiểu bài:
HS đọc thành tiếng, đọc thầm - trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi:
Khổ 1: + Trong câu chuyện ai là người được sinh ra đầu tiên?
Khổ 2: + Sau khi trẻ sinh ra thì cái gì xuất hiện? Tại sao lại như thế?
Khổ 3: + Sau khi sinh trẻ ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
Khổ 4: Bố giúp trẻ em những gì?
Các khổ thơ còn lại:
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì? Dạy điều gì đầu tiên?
- Cho HS đọc thầm lại cả bài thơ. 
- HS trao đổi tìm ý nghĩa của truyện. 
- Ghi nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể chậm, dịu dàng; đọc đúng nhịp thơ và học thuộc lòng. 
Cách tiến hành:
- Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. 
- Giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc khổ 4 và 5.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ. 
- Các nhóm cử đại diện thi đọc – HS nhận xét. 
- Nhận xét. 
- Tổ chức cho HS thi đọc nhẩm và học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng. 
- Nhận xét. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Qua câu chuyện em thấy tất cả những gì tốt đẹp nhất trên thế giới đều dành cho ai?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Bản thân em đã trân trọng tất cả những gì mà mọi người dành cho mình chưa?
+ Em đã làm gì để thể hiện điều đó?
- GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị: Bốn anh em (tt). 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 93: HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng về hình bình hành. 
2. Kĩ năng: Phân biệt hình bình hành với một số hình đã học. 
- 	Nhận biết được hình bình hành dựa trên một số đặc điểm của hình. 
3. Thái độ: HS thêm hứng thú trong học toán. Tích cực hoạt động nhóm, hợp tác tốt với bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: bảng phụ có vẽ sẵn một số hình bình hành. Bảng phụ vẽ sẵn bài tập 3.
- 	HS: chuẩn bị giấy màu có kẻ ô vuông 1 cm x 1 cm. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 	HS nhắc lại cách đổi các số đo.
Bảng con: 84600cm2 = dm2 12 dm2 240 cm2 = cm2 7000000m2 = km2
- 	GV yêu cầu HS sửa bài 4 tiết trước, củng cố công thức tính diện tích hình chữ nhật. 
- 	GV, HS nhận xét.
- 1 HS điều khiển lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
Cách tiến hành:
- 	GV đưa bảng phụ & giới thiệu hình có trên bảng phụ.
- 	Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình dạng của hình vẽ trên bảng phụ? (có phải là tứ giác, hình chữ nhật hay hình vuông không?) 
- Giới thiệu tên gọi của hình vẽ là hình bình hành.
+ Hình bình hành có các đặc điểm gì? – HS thảo luận nhóm.
- 	Yêu cầu HS tự mô tả cho nhau nghe khái niệm hình bình hành. 
+ HS quan sát và phát hiện các đặc điểm của hình bình

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.docx