Giáo án Địa lí 4 - Tuần 16, Tiết 16, Bài 15: Thủ đô Hà Nội - Đào Thị Huệ

Giáo án Địa lí 4 - Tuần 16, Tiết 16, Bài 15: Thủ đô Hà Nội - Đào Thị Huệ

Địa lí

THỦ ĐÔ HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:

+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.

- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).

* Học sinh khá, giỏi:

 Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố, ).

2. Kĩ năng:

- Quan sát lược đồ

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- HS thêm yêu Hà Nội, thêm yêu quê hương.

- HS tích cực xây dựng bài.

 

docx 4 trang xuanhoa 12/08/2022 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Tuần 16, Tiết 16, Bài 15: Thủ đô Hà Nội - Đào Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG CHÂU B
Giáo viên: Đào Thị Huệ
Lớp: 4C
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Địa lí 4
Tuần 16 - Bài 15 - Tiết 16
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2021
Địa lí
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh khá, giỏi:
 Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố, ).
2. Kĩ năng:
- Quan sát lược đồ
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- HS thêm yêu Hà Nội, thêm yêu quê hương.
- HS tích cực xây dựng bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1: Giáo viên
- Các bản đồ, Lược đồ giao thông Việt Nam.
- Bản đồ Hà Nội , máy tính..
- Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
2. Học sinh: Sách giáo khoa, trah ảnh sưu tầm về Hà Nội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Trò chơi: Lật ô số
?1: Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ mấy của cả nước?
?2: Đồng bằng Bắc Bộ là vùng trồng nhiều rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. ( Đúng – Sai)
?3: Kể tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
?4: Chợ phiên ở Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Sau khi lật hết các ô số, bức tranh hiện ra
? GV hỏi bức tranh vẽ nơi nào?
-Nhận xét, bổ sung
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
Vậy các con có biết lăng BH đặt ở đâu không?
- lăng chủ tịch HCM được đặt tại Thủ đô Hà Nội
- Vậy thủ đô HN ngoài việc được đặt lăng BH ra thì còn có đặc điểm gì nổi bật, vị trí của nó ở đâu thì trong bài hôm nay, 
- Cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài: Thủ đô Hà Nội
- Các con ghi nhanh tên bài vào vở giúp cô nào?
 b. Tìm hiểu bài:
1. Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
*Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc.
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó yêu cầu HS:
- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội.
Ÿ Hà Nội giáp với những tỉnh nào?
Ÿ Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào?
Ÿ Cho biết từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
 GV nhận xét, kết luận.
=> Kết luận: 
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.
- Chuyển ý : Các em ạ, HN là 1 thành phố cổ với nhiều kiến trúc độc đáo. Đến nay vẫn giữ được nét đặc trưng đó. Vậy để biết thành phố đến nay phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua phần 2 của bài
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
- HS dựa vào tranh, ảnh và SGK và trả lời câu hỏi trên phần mềm classkick
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Hà Nội được chọn làm kinh đô năm nào? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
- Cho HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu học tập:
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? 
(Nhà cửa, đường phố )
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
- GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
- Kết luận : 
Chúng ta vừa được tìm hiểu sự phát triển của TĐHN
 - HN là trung tâm chính trị, VH-KH, Kinh tế lớn của cả nước để hiểu rõ hơn về bước chuyển biến mạnh mẽ của HN trong thời kì CNH -HĐH đất nước, chúng ta cùng chuyển tiếp sang tìm hiểu phần 3
3. Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
- Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
 - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị.
+ Trung tâm kinh tế lớn.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học.
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
- GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ).
- Liên hệ : Chúng ta là học sinh thì cần làm gì để thể hiện tình cảm của mình với Thủ đô HN
3. Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố : chơi trò chơi trên phần mềm Quizzi
+ Nhận xét
4. Định hướng học tập tiếp theo.
- Chuẩn bị bài sau : Thành phố Hải Phòng
- HS tham gia chơi
- HS trả lời câu hỏi. ( lăng Bác )
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- ghi bài
- HS chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội.
+Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
+ Đường sắt, đường ô tô 
+ Đường ô tô, đường hàng không, 
- HS nhận xét.
- Đọc
- HS trình bày kết quả của mình: 
+ Thăng Long, Đông Kinh, Đông Quan, Đông Đô, Đại La, Tống Bình, Long Đỗ, Bắc Thành, Bắc Hà...
- Hà Nội được chọn làm kinh đô năm 1010 có tên là Thăng Long. Tới nay Hà Nội thiếu một năm nữa tròn 1000 năm. (Năm 2010 nhà nuớc tổ chức 1000 năm Thăng Long – Hà Nội)
+ Khu phố cổ chuyên làm nghề thủ công và buôn bán, gần hồ Hoàn Kiếm, tên phố gắn với hoạt động sản xuất buôn bán trước đây....
+ Nhà cửa cao tầng, đường phố rộng và sạch đẹp..
+ Hồ Hoàn Kiếm, Khu phố cổ,...
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- HS quan sát bản đồ, hình 5,6,7,8.
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước...
+ Có nhiều nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu...
+ Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,...
+ Trường Đại học SP Hà Nội, trường Đại học y Hà Nội, trường Đại học luật,...
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Trả lời
- HS tham gia chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_tuan_16_tiet_16_bai_15_thu_do_ha_noi_dao_th.docx