Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 22 - Bài: Trường học thời Hậu Lê

Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 22 - Bài: Trường học thời Hậu Lê

LỊCH SỬ (CT HIỆN HÀNH)

TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biêt được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):

+ Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,.

+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.

 

docx 4 trang xuanhoa 12/08/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 22 - Bài: Trường học thời Hậu Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ (CT HIỆN HÀNH)
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biêt được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,...
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. 
2. Kĩ năng
- Mô tả được tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nền nếp thi cử)
3. Phẩm chất
- Có ý thức tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu học tập cho HS.
 + Tranh minh hoạ như SGK (nếu có)
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
+ Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của vua Lê
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHTđiều hành lớp trả lời, nhận xét:
+Vua có uy quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua quân đội.
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu:
 - Biêt được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học)
- Mô tả được tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nền nếp thi cử)
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
a. Giới thiệu bài: 
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng học bài hôm nay Trường học thời Hậu Lê.
- Ghi tựa.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Tổ chức giáo dục dưới thời Lê: 
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận: 
+ Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào?
+ Chế độ thi cử thời Lê thế nào?
* GV: Giáo dục thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
 HĐ2: Thời Lê việc học rất được quan tâm: 
+ Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
* GV: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.
- Em hãy mô tả tổ chức giáo dục thời Hậu Lê?
- Giới thiệu cho HS hiểu về thi Hương, thi Hội, thi Đình
- GV chốt nội dung bài học
3. Hoạt động ứng dụng (1p).
- Giáo dục tự hào truyền thống hiếu học của cha ông
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp: 
+ Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
+ Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại.
- Trả lời cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
- HS xem tranh, ảnh.
- HS lắng nghe
+ Tổ chức trường học: Nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường học, có chỗ ở cho cả HS và kho sách
+ Người được đi học: co cháu vua, quan và con em thường dân học giỏi.
+ Nội dung học: Nho giáo.
+ Nền nếp thi cử: 3 năm có 1 kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kin thành. Những người đỗ thi Hội được thi Đình để chọn tiến sĩ.
- HS đọc Bài học cuối sách
- Giới thiệu những điều em biết về Văn Miếu và Quốc Tử Giám.
- Tìm hiểu thêm về văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng – Hải Dương)
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_4_tuan_22_bai_truong_hoc_thoi_hau_le.docx