Bài dự thi Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Năm 2023 - Nguyễn Thị Lành

pdf 4 trang Thanh Duy 24/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Năm 2023 - Nguyễn Thị Lành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Họ và tên: NGUYỄN THỊ LÀNH 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Thành 
Địa chỉ: Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định 
SĐT: 0919946866 
 BÀI DỰ THI 
 Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Năm 2023 
 Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh anh dũng để dựng 
nước và giữ nước. Ôn lại lịch sử và truyền thống vẻ vang của dân tộc mỗi chúng ta 
vô cùng biết ơn và tự hào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” Dân tộc ta phải biết sử ta. 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 
 Nằm ở Đông Nam lục địa Châu á, có bờ biển dài 3.260 km với hàng nghìn 
hòn đảo, Việt Nam không chỉ có vị trí địa lý chính trị quan trọng với khu vực và thế 
giới mà còn có tài nguyên phong phú đa dạng. 
 Qua Các bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước 
Việt Nam ta khẳng định có sự tồn tại thời kỳ nguyên thủy. Dân tộc Việt Nam có 
nguồn gốc bản địa. Đất nước Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người. 
 Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây 
đắp lên nhiều truyền thống quý báu. Lòng yêu nước của mỗi người, mỗi thành phần 
dân tộc là một bộ phận của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước 
là truyền thống bao trùm và nổi bật nhất đã trở thành sức mạnh, động lực để chiến 
thắng mọi kẻ thù xâm lược. Yêu nước là cơ sở và biểu hiện thành các truyền thống 
đoàn kết, lao động cần cù, thông minh sáng tạo, tự lực tự cường, kiên cường bất 
khuất, đánh giặc giữ nước, truyền thống kính trọng tổ tiên, ông bà cha mẹ; truyền 
thống hiếu học, kính thầy yêu bạn, quý trọng hiền tài, trọng nghĩa tình, thủy chung, 
hiếu khách .... và nhiều truyền thống tốt đẹp khác. Cụ thể: 
 - Truyền thống lao động cần cù và sáng tạo: Cần cù vốn là bản chất của 
người lao động, là một trong những truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam, có 
sắc thái riêng. Sinh ra trên một địa bàn đất đai nhỏ hẹp, tài nguyên không giàu có, sản xuất nông nghiệp khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, lại luôn bị ngoại xâm đe 
dọa nên nhân dân Việt Nam sớm có bản năng và ý thức cần cù, kiên nhẫn, chăm chỉ 
lao động, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống. Trong quá trình lao động, nhân dân 
ta có tinh thần sáng tạo rất cao, luôn sáng tạo kỹ thuật canh tác, dẫn nước, trị thủy, 
sớm nhất nghệ thuật luyện đồng, có nhiều nghề thủ công cổ truyền, nghệ thuật kiến 
trúc tinh xảo, các công trình đê sông Hồng, kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa 
Tây Phương ... là thành quả lao động cần cù trí, tuệ thông minh sáng tạo và ý thức 
tự lực tự cường của con người Việt Nam. Tính lạc quan yêu đời là một nét đặc sắc, 
thể hiện bản lĩnh của tâm hồn Việt Nam. Người Việt Nam tin tưởng vững chắc và 
sức lực và trí tuệ của mình, vào sức mạnh chính nghĩa trong đấu tranh chống ngoại 
xâm. Đây là động lực quan trọng để tổ tiên ta chịu đựng gian khổ, hi sinh, bền bỉ 
phấn đấu. Ngày nay biết phát huy truyền thống cần cù lao động sáng tạo, thông minh 
hiếu học, có đầy đủ cơ sở tiếp thu kỹ thuật hiện đại, người Việt Nam chắc chắn sẽ 
không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Đảng cộng sản Việt Nam luôn giáo 
dục và động viên mọi người phát huy truyền thống lao động cần cù, trí thông minh, 
sáng tạo để tạo ra nhiều của cải vật chất làm giàu cho mình và cho đất nước 
 - Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa: là truyền thống quý báu của dân tộc 
được hình thành và phát triển trên cơ sở luôn phải chế ngự thiên nhiên và chống trả 
các thế lực ngoại xâm mạnh hơn mình để tồn tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất 
cao truyền thống đoàn kết dân tộc. Người coi đó là một yếu tố quyết định đến sự 
sống còn của cả dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Người chỉ rõ nguồn 
gốc sức mạnh đoàn kết là phải quan tâm chăm lo đến dân. “Yêu nước thì việc gì có 
lợi cho dân, dù có mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho dân, 
dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết” Người khái quát thành chân lý về sức 
mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” 
 - Truyền thống độc lập tự chủ, tự cường : độc lập tự do là nội dung cơ bản 
của chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam. Đã nhiều thế kỷ dưới ách thống trị của 
nước ngoài, hơn ai hết, nhân dân ta ý thức rất sâu sắc lòng mất nước thì sẽ mất tất 
cả, mất cả quyền sống và đạo lý làm người, mất tất cả bản sắc văn hóa của dân tộc. 
Vì vậy đã từ lâu trong tình cảm của nhân dân ta, tình yêu tổ quốc gắn chặt với tình yêu gia đình. Yêu nước thương nhà gắn kết và hòa với nhau làm một. Nước mất thì 
nhà tan nên cứu nước, cứu nhà là nghĩa vụ thiêng liêng đối với tất cả mọi người. Sự 
gắn bó làng xóm, tình làng nghĩa nước, nước nhà hòa quyện với tình yêu quê hương 
bắt đầu từ một nền văn minh nông nghiệp hình thành sớm, gắn với làng xóm, mái 
đình, cây đa, bến nước là cốt lõi văn hóa dân tộc đã trở thành triết lý “trung với nước, 
hiếu với dân ” - cốt cách của con người Việt Nam. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí 
độc lập, tự cường đã trở thành một sức mạnh, một động lực tạo nên lợi thế về chính 
trị, tinh thần và chiến lược chiến tranh để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chân lý 
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã kết 
tinh truyền thống độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. Nó như sợi chỉ đỏ xuyên 
suốt lịch sử tư tưởng và tình cảm của dân tộc Việt Nam. Yêu nước phải xây dựng 
đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh 
tế so với các nước, đó là giá trị lớn của bài học phát huy truyền thống yêu nước. 
 - Truyền thống đánh giặc giữ nước: là một trong những truyền thống tiêu 
biểu của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, lịch sử đất 
nước còn ghi lại hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, thể hiện tinh thần đấu tranh anh 
dũng bất khuất kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Những trang sử 
đánh giặc giữ nước của dân tộc ta đậm khí phách anh hùng. Trong điều kiện đất đai 
không rộng, người không đông, lại phải luôn đứng trước các đội quân xâm lược lớn 
mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc ta đã có sự nỗ lực phi thường và có mưu trí 
sáng tạo rất cao. Biết dựa vào sức mạnh của toàn dân đánh giặc chứ không phải chỉ 
có quân đội. Nghệ thuật đánh giặc hết sức độc đáo là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng 
mạnh, kết hợp khéo léo quân sự với ngoại giao ... tài thao lược ngoại giao của ông 
cha ta đã hạn chế mọi cái mạnh, khoét sâu mọi chủ yếu của địch để chiến thắng. 
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc được nâng lên tầm cao khi từ giai cấp 
công nhân Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đã được tô thêm những trang vàng rực rỡ. 
 Ngoài những truyền thống tiêu biểu nêu trên dân tộc ta có những truyền 
thống tốt đẹp khác. Mỗi địa phương, mỗi dòng họ còn có nhiều truyền thống tốt đẹp 
khác. Hiện nay, cả nước đang thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng 
đời sống văn hóa" nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên 
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điển hình của phong trào xây dựng đời sống văn hoá 
tại cơ sở đó là chương trình xây dựng nông thôn mới đã được các địa phương và các 
tầng lớp nhân dân trong cả nước tích cực tham gia.. Bản thân tôi luôn phấn đấu hoàn 
thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người gương mẫu xứng 
đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo 
trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững 
lập trường. 
 Lịch sử Việt Nam là lịch sử của dân tộc anh hùng những truyền thống tốt đẹp 
mà tổ tiên ta đã để lại, là tài sản quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc. Ôn cũ để 
biết mới, uống nước nhớ nguồn, hiểu biết về lịch sử dân tộc, chúng ta càng tự hào 
về dân tộc. Quý trọng, giữ gìn, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó là động lực 
để chúng ta quyết tâm xây dựng, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, khắc 
phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc 
Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn. 
 HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_du_thi_tim_hieu_truyen_thong_yeu_nuoc_cua_dan_toc_viet_n.pdf