Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?

A. 01/7/2019

B. 20/11/2018

C. 04/12/2018

D. 23/11/2019.

Câu 2. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?

A. Phòng, chống tham những khu vực ngoài nhà nước

B. Kiểm soát xung đột lợi ích

C. Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

D. Cả 3 phương án trên.

 

docx 10 trang xuanhoa 06/08/2022 2670
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?
A. 01/7/2019
B. 20/11/2018
C. 04/12/2018
D. 23/11/2019.
Câu 2. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?
A. Phòng, chống tham những khu vực ngoài nhà nước
B. Kiểm soát xung đột lợi ích
C. Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
A. Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước
B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khu
vực ngoài nhà nước
C. Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
D. Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Câu 4. Có bao nhiêu hành ví tham nhũng trong khu vực nhà nước?
A. 03 hành vị
B. 05 hành vi
C. 07 hành vi
D. 12 hành vi
Câu 5. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?
A. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
B. Công chức lừa đảo chiếm đoạt tải sản
C. Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi
D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
Câu 6. Hành vi nhận tiền, sửa điểm thi là hành vi nào trong số các hành vi sau đây?
A. Gian lận trong thi cử
B. Nhận hối lộ
C. Tiêu cực
D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
Câu 7. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?
A. Tài sản do tham ô mà có
B. Tải sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng
C. Tài sản do nhận hồi lộ mà có
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 8. Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi gì?
A. Trộm cắp
B. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
C. Tham ô
D. Biển thủ.
Câu 9. Nội dung giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định
B. Thẩm quyền ban hành quyết định
C. Nội dung của quyết định
D. Cả ba phương án trên.
Câu 10. Người có chức vụ, quyền hạn không bị cấm việc nào sau đây?
A. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân
B. Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp tư
C. Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị
D. Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
Câu 11. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không bị cấm làm việc nào sau đây?
A. Tuyển dụng con, anh, chị, em ruột vào cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
B. Bổ nhiệm vợ (chồng), con giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự
C. Bố trí vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột làm kế toán trưởng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
D. Làm thủ quỹ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Câu 12. Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng nào dưới đây của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình?
A. Từ 5 trăm nghìn đồng trở lên
B. Từ 2 triệu đồng trở lên
C. Từ 10 triệu đồng trở lên
D. Không được nhận.
Câu 13. Người được giao thực hiện nhiệm vụ công vụ nếu biết nhiệm vụ công vụ được giao có xung đột lợi ích thì cần ứng xử như thế nào?
A. Phải tạm dừng việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó
B. Phải báo cáo người có thắm quyền để xem xét, xử lý
C. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và sau đó báo cáo người có thấm quyền
D. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và tránh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.
Câu 14. Công việc nào trong số những công việc sau đây có mục đích phòng ngừa tham nhũng?
A. Luân chuyển cán bộ
B. Điều động cán bộ
C. Chuyển đổi vị trí công tác
D. Biệt phái cán bộ.
Câu 15. Thời hạn chuyển đỗi vị trí công tác được quy định như thế nào?
A. 02 năm
8. 05 năm
C. 02 đến 05 năm theo đặc thù của từng lĩnh vực
D. 04 năm
Câu 16. Những vị trí nào sau đây phải được chuyển đồi vị trí công tác?
A. Làm việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ
B. Quản lý tài chính công, tài sản công
C. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khác
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 17. Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện chuyển đỗi vị trí công tác?
A. Người đang bị xem xét, xử lý kỷ luật
B. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử
C. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận
D. Cả ba phương án trên.
Câu 18. Việc thanh toán không dùng tiền mặt bắt buộc đối với các khoản thu chi nào sau đây?
A. Trên 2 triệu
B. Trên 5 triệu
C. Lương hàng tháng
D. Các khoản chỉ lương, thưởng và chỉ khác có tính chất thường xuyên.
Câu 19. Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?
A. 1995
B. 1998
C. 2005
D. 2012
Câu 20. Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập?
A. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ
B. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
C. Thanh tra Chính phủ
D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 21. Người nào sau đây không phải kê khai tài sản, thu nhập?
A. Thanh tra viên
B. Giáo viên
C. Thẩm phán
D. Giám đốc bệnh viện công.
Câu 22. Người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập không?
A. Có
B. Không
C. Chỉ những người đứng đầu tỏ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước mới phải kê khai.
D. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phải kê khai.
Câu 23. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản nào?
A. Tài sản của mình
B. Tài sản của mình và tải sản của cha, mẹ, vợ, con mình
C. Tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên
D. Tài sản của mình và tài sản chung với vợ, chồng, con chưa thành niên.
Câu 24. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập
B. Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm
C. Kiến nghị của người có thẩm quyên xử lý vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập
D. Cả ba phương án trên.
Câu 25. Cán bộ, công chức phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì phải xử lý như thế nào?
A. Tố cáo với cơ quan thanh tra nhà nước
B. Tố cáo với cơ quan điều tra
C. Báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
D. Cả ba phương án trên.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?
Bài làm
Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Những người có chức vụ, quyền hạn gồm: người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó; cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Ngay từ thời dựng Đảng, mở lời cho cuốn “Đường Kách mệnh” (1927), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề cao “Tư cách một người cách mạng”. Người nhấn mạnh “phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất”. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (tỉnh Nghệ An, ngày 17/9/1945), Bác viết: “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư ” .
Bác Hồ coi tham ô, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Người chỉ rõ bản chất của hành vi tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam, là trộm cướp. Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Hồ Chủ tịch nói rõ: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình ” “Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.
Theo Người, đặc trưng của hành vi tham ô là biến "của công" thành "của tư". Bất cứ hành vi lấy "của công" làm "của tư" nào cũng đều bị Hồ Chí Minh coi là hành vi tham ô. Hơn một tháng sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Báo Cứu quốc (ngày 17/10/1945) đăng bức thư của Người gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng. Trong thư, Người nhắc nhở các cấp chính quyền ở một số nơi “cậy thế, tham ô, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo”... Người căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”.
Ngày 17/3/1952, Người viết bài về chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Bài báo có đoạn: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc”. Chúng ta từng biết, năm 1950, vào ngày 5/9, tại Chiến khu Việt Bắc diễn ra một phiên tòa đặc biệt gây chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ. Đó là vụ án Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ và làm nhiều điều bỉ ổi. Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên phạt với mức án cao nhất - tử hình. Sự việc được báo cáo lên Hồ Chủ tịch. Người đã cân nhắc kỹ và quyết định bác đơn xin giảm tội của Trần Dụ Châu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Tác hại do tham nhũng gây ra cực kỳ to lớn về mọi mặt. Nó không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ; làm rối loạn kỷ cương pháp luật, hư hỏng cán bộ... Trong khi “chiến sỹ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp, mà những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian mật thám”. Người nhắc nhở, chống loại kẻ địch này (tức nạn tham ô) khó khăn, phức tạp hơn ngay cả so với đánh giặc ngoại xâm. Điều này phải được xem là một đặc thù, chi phối toàn bộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Người căn dặn: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Nói chuyện với cán bộ và nhân dân Hà Bắc ngày 17/10/1963, Người kêu gọi: "... Phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Phải chấm dứt những tệ nạn xấu xa do xã hội cũ để lại, như lười biếng, cờ bạc, buôn gian bán lậu, tiêu sài xa xỉ, gả bán, cưỡng ép... Để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đồng bào các dân tộc phải nâng cao ý thức làm chủ và tinh thần cần kiệm xây dựng nước nhà.
Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/1969), Bác viết bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Bác chỉ rõ: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Bác căn dặn: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” “Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt”.
 	 Sau hơn 30 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta cũng phải đối mặt, thậm chí đã mắc phải một số yếu kém, khuyết điểm, trong đó, nạn tham nhũng có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, nặng nề hơn.
Để khắc phục tình trạng này, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, bộ Luật cho công tác PCTN. Từ sau Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN năm 2014, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn về PCTN.
Bộ Chính trị (khóa X) ra Chỉ thị 50-CT/TW ngày 7/12/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) xác định “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
Từ năm 2014 đến nay, Quốc hội đã xây dựng, bổ sung, sửa đổi và thông qua 94 luật, pháp lệnh, 88 Nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và PCTN. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Quốc hội đã thông qua 36 luật, pháp lệnh, 45 Nghị quyết, nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2015; Luật báo chí (sửa đổi); Luật tiếp cận thông tin; Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật đấu giá tài sản; Luật tố cáo (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp...; đang tích cực hoàn thiện các dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật Bảo vệ bí mật nhà nước...
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 694 Nghị định, 518 Nghị quyết, 281 quyết định; riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã ban hành 429 Nghị định, 327 Nghị quyết, 134 quyết định tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng. Cũng từ năm 2014, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức Đảng và 58.120 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 2.720 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. 
Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện 4 dự án lớn; rà soát việc thanh tra 7 dự án gây thất thoát, thua lỗ nặng, kéo dài, được dư luận xã hội quan tâm. Từ năm 2014 đến nay, đã triển khai 29.429 cuộc thanh tra hành chính, 872.941 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; qua đó, đã kiến nghị thu hồi 188.476 tỷ đồng, 9.221 ha đất, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 338 vụ/436 đối tượng.
Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán 829 đơn vị đầu mối; kiến nghị thu hồi cho ngân sách nhà nước 74.897 tỷ đồng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 522 văn bản của các cơ quan nhà nước; chuyển 8 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2014 đến nay, cơ quan điều tra trong cả nước đã khởi tố mới 971 vụ án/2.010 bị can, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 1.060 vụ án/2.444 bị can, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 968 vụ án/2.297 bị cáo về các tội tham nhũng. Nổi lên trong số đó là các vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; Đinh La Thăng và đồng phạm; Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm; Phạm Công Danh và đồng phạm; Hà Văn Thắm và đồng phạm; Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm; vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc nghiêm trọng xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương; Vụ án Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm...
Riêng trong 2 năm 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 đã chỉ đạo xử lý 52 vụ án, 33 vụ việc, đã xét xử sơ thẩm 21 vụ/ 263 bị cáo (tuyên phạt: 3 bị cáo án tử hình; 9 bị cáo tù chung thân; 4 bị cáo tù 30 năm; 240 bị cáo tù từ 12 tháng đến dưới 30 năm).
Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém, công việc tới đây của chúng ta còn rất to lớn và nhiều khó khăn. Cần quán triệt và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, giải pháp về PCTN theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) và Kết luận số 10 của Bộ Chính trị (khóa XII), gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước về PCTN; làm cho mọi người thấy rõ việc đẩy mạnh PCTN, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm không làm hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết, vì sự nghiệp đổi mới của Đảng, với động cơ trong sáng, lành mạnh; không “làm chậm” sự phát triển của đất nước, mà ngược lại, làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân; tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải xác định PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, cần tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo; gắn công tác PCTN với đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN trong nội bộ Đảng, đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ; hình thành hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, liêm chính, trong sạch, gương mẫu đi đầu trong PCTN. Xây dựng cơ chế để bảo vệ, khuyến khích mạnh mẽ người đứng đầu cơ quan, đơn vị tự kiểm tra phát hiện, xử lý tham nhũng, cũng như bảo vệ, khuyến khích người tố cáo, tích cực đấu tranh với tham nhũng.
Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thu, chi ngân sách; đầu tư xây dựng (bao gồm cả đầu tư công và đầu tư theo hình thức BT, BOT); tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan; các chế độ, định mức, tiêu chuẩn...; các giải pháp về PCTN còn hình thức, hiệu quả thấp. Có cơ chế để kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách. Hệ thống thể chế của Đảng và Nhà nước phải tạo ra được “một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để không dám tham nhũng; một cơ chế đảm bảo để không cần tham nhũng”.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, công chức, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ để PCTN; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới
Rà soát, hoàn thiện quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai, làm nghiêm từ trên xuống dưới.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực để PCTN.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn thực sự có hiệu lực, hiệu quả để ngăn ngừa tham nhũng theo nguyên tắc: Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực phảỉ truy cứu trách nhiệm và xử lý vỉ phạm.
Phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để đảm bảo quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, để quyền lực không bị “tha hóa”. Cùng với hoàn thiện hệ thống thể chế về kinh tế - xã hội và PCTN để “nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế”, phải tăng cường giám sát việc thực thi thể chế thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; thanh tra, kiểm toán của Nhà nước; giám sát của các cơ quan và đại biểu dân cử; giám sát của các cơ quan tư pháp; giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân và của toàn xã hội.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý tham nhũng của các cơ quan, đơn vị chức năng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, nhằm ngăn ngừa tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Đưa công tác kiểm tra, giám sát về PCTN nói chung, công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, xử lý vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng vào chương trình công tác hàng năm của cấp uỷ và Ủy ban kiểm tra các cấp.
Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong PCTN.
Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hoàn thiện quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phạm vi đối tượng phải kê khai; các nội dung về công khai, quản lý, kiểm tra, giám sát, xác minh bản kê khai; trách nhiệm giải trình, chế tài xử lý vi phạm trong kê khai và xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không kê khai, biến động tăng thêm mà không giải trình được một cách hợp lý. Hoàn thiện quy định và hệ thống cơ sở hạ tầng để chuyển mạnh và tiến tới thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Khi đã xảy ra tham nhũng thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN; từng bước mở rộng hoạt động PCTN ra ngoài khu vực nhà nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về PCTN.
Người dự thi 
Lã Thị Nguyên 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_du_thi_tim_hieu_phap_luat_ve_phong_chong_tham_nhung.docx