Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 11

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 11

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 19: CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu nhận biết được một số yếu tố của một truyện kể như người kể chuyện (xưng tôi). Biết đọc lời kể chuyện trong bài Chữ A và những người bạn với ngữ điệu phù hợp

- Hiểu nội dung bài: Nói về câu chuyện của chữ A và nhận thức về việc cần có bạn bè.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

docx 10 trang xuanhoa 05/08/2022 9450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 19: CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN 
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu nhận biết được một số yếu tố của một truyện kể như người kể chuyện (xưng tôi). Biết đọc lời kể chuyện trong bài Chữ A và những người bạn với ngữ điệu phù hợp
- Hiểu nội dung bài: Nói về câu chuyện của chữ A và nhận thức về việc cần có bạn bè.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Nói tên các chữ cái có trong bức tranh?
+ Hãy đoán xem các chữ cái đang làm gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến với tôi trước tiên.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nổi tiếng, vui sướng, sửng sốt, trân trọng 
- Luyện đọc câu dài: Một cuốn sách chỉ toàn chữ A/ không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc./
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.87.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.44.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.87.
- HDHS nói tiếp lời của chữ A để cảm ơn các bạn: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã ( )
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.87.
- HDHS tìm các từ ngữ chỉ cảm xúc.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm bốn.
C1: Trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ A đúng đầu.
C2: Chữ A mơ ước một mình nó làm ra một cuốn sách.
C3: Chữ A nhận ra rằng nếu chỉ có một mình, chữ A chẳng thể nói được vói ai điều gì.
C4: Chữ A muốn nhắn nhủ các bạn là cần chăm chỉ đọc sách.
- HS lần lượt đọc.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS hoạt động theo nhớm đôi, thực hiện nói lời cảm ơn.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- 1-2 HS đọc.
- HS suy nghĩ và nối tiếp nêu các từ chỉ cảm xúc.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA I, K
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa I, K.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa I, K.
+ Chữ hoa I, K gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa I, K.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa K đầu câu.
+ Cách nối từ K sang i.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa I, K và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Nói và nghe (Tiết 4)
NIỀM VUI CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh.
- Nói được niềm vui của mình và chia sẻ cùng bạn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Nói về niềm vui của các nhân vật trong mỗi bức tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai? 
+ Mọi người đang làm gì?
- Theo em, các tranh muốn nói về điều gì?
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp niềm vui của các nhân vật trong tranh.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Niềm vui của mình và điều làm mình không vui.
- YC HS nhớ lại những niềm vui của bản thân và điều là bản thân không vui.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS nói với người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình dựa vào sự gần gũi với mỗi người thân đó.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ khó, biết đọc lời nói, lời thoại của các nhân vật.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được ý nghĩa, giá trị của tình cảm bạn bè, hiểu vì sao nhím nâu có sự thay đổi từ nhút nhát, trở nên mạnh dạn, thích sống cùng bạn bè.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài Chữ A và những người bạn
- Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Kể lại một số điều em cảm thấy thú vị?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc tình cảm, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn sợ hãi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến cùng tôi nhé.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhút nhát, mạnh dạn, trú ngụ, trang trí .
- Luyện đọc câu dài: Chúng trải qua / những ngày vui vẻ, / ấm áp vì không phải sống một mình/ giữa mùa đông lạnh giá.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.90.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV /tr.45.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.90.
- Cho HS đọc lại đoạn 3 và quan sát tranh minh họa tình huống. 
- Từng cặp đóng vai thể hiện tình huống.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.90.
- HDHS đóng vai tình huống
- GV sửa cho HS cách cử chỉ, điệu bộ.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Chi tiết thấy bạn nhím nâu rất nhút nhát: nhím nâu lúng túng, nói lí nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người, sợ hãi, run run. 
C2: Nhím trắng và nhím nâu gặp nhau vào buổi sáng khi nhím nâu đí kiếm ăn và gặp nhau tránh mưa.
C3: Nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng vì nhím nâu nhận ra không có bạn thì rất buồn.
C4: Nhờ sống cùng nhau mà nhím nâu và nhím trắng đã có những ngày đông vui vẻ và ấp áp.
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS thể hiện.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: NHÍM NÂU KẾT BẠN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn viết có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn viết có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 3,4,5.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.46.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Luyện từ và câu (Tiết 8)
TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm.
- Đặt được câu về hoạt động theo mẫu.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ.
+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: hiền lành, chăm chỉ, tươi vui.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS nêu lại các từ chỉ hoạt động ở bài 1.
 - GV tổ chức HS trao đổi theo nhóm đôi, quan sát tranh để lựa chọn các từ ngữ cần điền.
- YC HS làm bài vào VBT bài 6/ tr.47.
- Đại điện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 2: Viết câu về hoạt động.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS đặt câu theo nội dung của từng bức tranh.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- YC HS làm bài vào VBT bài 7/ tr.47.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS làm.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS làm bài.
- HS đọc.
- HS đặt câu (Bạn Lan cho bạn Hải mượn bút).
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT GIỜ RA CHƠI
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 3-4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn về hoạt động của học sinh ở trường em yêu thích.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- HDHS làm việc theo nhóm bốn đựa vào tranh và liên hệ thực tế ở trường để kể tên một số hoạt động của hóc inh trong giờ ra chơi.
- GV gọi HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- HDHS viết đoạn văn.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài viết về hoạt động của học sinh ở trường.
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC 
- Gọi HS nhắc lại một số hoạt động của hóc inh ở trường.
- Cho HS quan sát tranh minh họa. Tranh vẽ gì?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về hoạt động yêu thích nhất.
- Nhận xét, đánh giá
- YC HS thực hành viết vào VBT bài 8 tr.47.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc bài viết ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- HS đọc.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_11.docx