Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1 , bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Bạn hãy nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Vẽ sơ đồ

+ Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau

+ Tìm số lớn, số bé

2. Hoạt động thực hành (30p)

* Mục tiêu: Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp

Bài 1: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chốt đáp án.

KL: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, cách tính giá trị biểu thức

- Lưu ý HS rút gọn kết quả cuối cùng tới PS tối giản

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

- Chốt đáp án.

*KL: Củng cố cách tính diện tích hình bình hành, cách tìm phân số của một số.

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi:

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

+ Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS, củng cố cách giải bài toán . tổng – tỉ.

Bài 4 + bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Củng cố cách giải bài toán Hiệu – Tỉ

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p) - Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

a)

 b)

c) d)

e)

Cá nhân – Lớp

- 1 HS đọc

+ Ta lấy chiều cao nhân với độ dài đáy (cùng một đơn vị đo)

Bài giải

Chiều cao của hình bình hành là:

18  = 10 (cm)

Diện tích của hình bình hành là:

18  10 = 180 (cm2)

 Đáp số: 180 cm2

 Cá nhân – Chia sẻ lớp

+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

 Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.

 Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau.

 Bước 3: Tìm SB, SL

Bài giải

Ta có sơ đồ:

Búp bê: |-----|-----| 63 đồ chơi

Ô tô: |-----|-----|-----|-----|-----|

 ? ô tô

Ta có, tổng số phần bằng nhau là:

2 + 5 = 7 (phần)

Số ô tô có trong gian hàng là:

63 : 7  5 = 45 (chiếc)

Đáp số: 45 chiếc ô tô

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 4:

(AD các bước giải bài toán hiệu – tỉ)

 Đ/s: Con: 10 tuổi

Bài 5: Phân số chỉ phần đã tô màu của hình H là bằng phân số chỉ phần đã tô màu của hình B

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Giải bài toán sau: Con ít hơn bố 35 tuổi. Ba năm trước, tuổi con bằng 2/9 tuổi bố. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi, bố bao nhiêu tuổi?

 

doc 50 trang cuckoo782 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: - Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc thuộc lòng một số khổ thơ của bài Trăng ơi...từ đâu đến?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2- 3 HS đọc
 + Tác giả rất yêu trăng, yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước. Tác giả khẳng định không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, giọng đọc mang cảm hứng ngợi ca, biết nhấn giọng các từ ngữ miêu tả các khó khăn mà đoàn thuỷ thủ gặp phải
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng ở các từ ngữ: khám phá, mênh mông, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, ninh nhừ giày, thắt lưng da 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 6 đoạn
(mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hạm đội, Ma-gien-lăng, mỏm cực nam, ninh nhừ giày, nảy sinh, sứ mạng,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
 + Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
+ Hạm đội của Ma- gien- lăng đã đi theo hành trình nào?
- GV chốt lại: ý c là đúng.
+ Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả 
gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.
* Câu chuyện có ý nghĩa gì?
* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. HS M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cuộc thám hiểm có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất với.
+ Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân.
- HS đọc thầm đoạn 4 + 5.
+ Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma- gien- lăng, chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
c. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á – Ấn Độ Dương – châu Âu
+ Đoàn thám hiểm đã khẳng định được trái đất hình cầu, đã phát hiện được Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra 
Ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới
4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 2 đoạn của bài với cảm hứng ngợi ca
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu tự chọn 2 đoạn đọc diễn cảm 
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ, giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá cuộc sống
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Tìm hiểu thêm thông tin về nhà thám hiểm Ma-gien-lăng
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1 , bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau
+ Tìm số lớn, số bé
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: Tính 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Chốt đáp án.
KL: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, cách tính giá trị biểu thức
- Lưu ý HS rút gọn kết quả cuối cùng tới PS tối giản
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
- Chốt đáp án.
*KL: Củng cố cách tính diện tích hình bình hành, cách tìm phân số của một số.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS, củng cố cách giải bài toán ... tổng – tỉ...
Bài 4 + bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách giải bài toán Hiệu – Tỉ
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 
 b) 
c) d)
e)
Cá nhân – Lớp
- 1 HS đọc
+ Ta lấy chiều cao nhân với độ dài đáy (cùng một đơn vị đo)
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 Í = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 Í 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2
 Cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
­ Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
­ Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau.
­ Bước 3: Tìm SB, SL
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
Búp bê: |-----|-----| 63 đồ chơi
Ô tô: |-----|-----|-----|-----|-----| 
 ? ô tô
Ta có, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 Í 5 = 45 (chiếc)
Đáp số: 45 chiếc ô tô
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 4: 
(AD các bước giải bài toán hiệu – tỉ)
 Đ/s: Con: 10 tuổi
Bài 5: Phân số chỉ phần đã tô màu của hình H là bằng phân số chỉ phần đã tô màu của hình B 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Giải bài toán sau: Con ít hơn bố 35 tuổi. Ba năm trước, tuổi con bằng 2/9 tuổi bố. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi, bố bao nhiêu tuổi?
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (VNEN)
PKT: CHÚNG EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ 
TỪ CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG? 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức 
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng chăm sóc cây cối, đáp ứng đủ chất khoáng cho cây
3. Thái độ
- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
* GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.
- HS: Một số loại phân bón 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
 TBHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau?
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của TBHT
+ Cây xương rồng ưa khô hạn, cây bèo tây ưa nước
+ Cây lúa khi mới cấy và làm đòng cần lượng nước nhiều. Khi cây lúa ở giai đoạn chín cần ít nước
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
 HĐ1:Vai trò của chất khoáng đối với thực vật: 
+ Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển cuả cây?
 + Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không? Làm như vậy để nhằm mục đích gì?
+ Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây?
- GV giảng: Mỗi loại phân cung cấp một loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu một trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.
- Cho HS quan sát bao bì một số loại phân bón
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi :
+ Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào? Hãy giải thích tại sao?
+ Quan sát kĩ cây a và b, em có nhận xét gì?
- GV giảng bài: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Ni- tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.
HĐ2: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK. 
+ Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni- tơ hơn?
+ Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn?
 + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn?
 + Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây?
+ Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân?
+ Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt?
- GV kết luận, giáo dục BVMT: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. Vì vậy cần bón đủ lượng chất khoáng để đám bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất mà không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường đât và nước
- Y/c lấy VD thời kì nào của cây cần bón nhiêu phân
3. HĐ ứng dụng (1p)
+ Ứng dụng nhu cầu chất khoáng của cây trong trồng trọt như thế nào?
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
 + Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.
 + Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.
 + Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh, 
- Lắng nghe.
- HS quan sát
Nhóm 4 – Chia sẻ lớp
+ Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng.
+ Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni- tơ.
 + Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali.
 + Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn là do cây thiếu phôt pho.
 + Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng.
 + Cây b phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni- tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật.
- Lắng nghe.
Cá nhân – Lớp
- 2 HS đọc 
+ Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, cần nhiều ni- tơ hơn.
 + Cây lúa, ngô, cà chua, cần nhiều phôt pho.
+ Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, cần được cung cấp nhiều kali hơn.
 + Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
 + Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni- tơ, ni- tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.
 + Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
- Lắng nghe.
Ví dụ : Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.
+ Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Thực hành trồng và cung cấp chất khoáng cho một cây ăn lá, theo dõi và ghi vào phiếu nghiên cứu
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2019
KĨ NĂNG SỐNG
ÔN TẬP – KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
CHÍNH TẢ
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng BT 2a, BT 3a phân biệt âm đầu r/d/gi
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2a, BT 3a
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết 
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT.
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên dành cho đất nước ta?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn CT, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có.
- HS nêu từ khó viết: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn., 
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
* Cách tiến hành: Cá nhân 
- GV yêu cầu HS viết bài
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nhớ - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi
* Cách tiến hành: 
Bài 2a
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a
ong
ông
ưa
r
ra, ra lệnh, ra vào, rà soát 
rong chơi, rong biển, bán hàng rong 
nhà rông, rồng, rỗng, rộng 
rửa, rữa, rựa 
d
da, da thịt, da trời, giả da 
cây dong, dòng nước, dong dỏng 
cơn dông (cơn giông)
dưa, dừa, dứa 
gi
gia đình, tham gia, giá đỡ, giã giò 
giong buồm, giọng nói, trống giong cờ mở 
giống, nòi giống
ở giữa, giữa chừng
Bài 3a
- Giới thiệu thêm một số kỉ lục thế giới của VN cho HS biết
6. Hoạt động ứng dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
giới – rộng – giới – giới - dài
- Viết lại các từ viết sai
- Lấy VD phân biệt một số trường hợp dễ lẫn âm đầu r/d/gi
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được thế nào là tỉ lệ bản đồ.
2. Kĩ năng
- Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bản đồ
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: 
- Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS đọc tên bản đồ, đọc tỉ lệ bản đồ
- Kết luận: Các số 1:10000000; 1 : 500; ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
- GV giới thiệu: Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế.
+ Hãy nêu ý nghĩa của tỉ số 1: 20 000; 1: 200; 1 : 5000,...
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm,10000000dm, 10000000m )
- HS thực hành theo yêu cầu của GV
- HS nghe và nhắc lại
- HS lắng nghe 
- HS thực hành cá nhân
- HS lắng nghe, thực hành lấy VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: - Nắm được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
 - Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- GV hỏi thêm:
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, chốt cách xác định độ dài thật từ tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ
Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Là 1000 mm.
+ Là 1000 cm.
+ Là 1000 m.
+ Là 500 mm.
+ Là 5000 cm.
+ Là 10000 m.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở
Tỉ lệ bản đồ
1: 1000
1 : 300
1 : 10000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1mm
1m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10 000mm
500m
Đáp án: Câu đúng: b) 10 000dm
 d) 1 km
(vì 1 x 10 000 = 10 000 dm = 1 km)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ (VNEN)
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN (T2)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ (CT HIỆN HÀNH)
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ
VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: "Chiếu khuyến nông", đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
2. Kĩ năng
- Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế như "Chiếu khuyến nông", "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm, 
3. Thái độ
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu thảo luận nhóm cho HS.
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
+ Em hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ 1 HS tường thuật
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
Hoạt động1: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: Ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. Sau khi thống nhất đất nước, vua Quang Trung đã rất chú trọng tới việc phát triển nông nghiệp
- GV phân nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau:
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp và kinh tế?
+ Nội dung của những chính sách đó?
+Tác dụng của chính sách đó như thế nào? 
- GV kết luận: Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” (dân lưu tán phải trở về quê cày cấy); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Các chính sách đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế
Hoạt động 2: Những chính sách về văn hoá của vua Quang Trung
+ Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc hoc
+ Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán?
+ Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
- Sau khi HS trả lời GV kết luận: Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung. Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.
Vua Quang Trung là một ông vua có tài nhưng rất tiếc lại mất sớm khi công việc còn dang dở. Người đương thời cũng như người đời sau vô cùng tiếc thương một ông vua tài năng, đức độ nhưng mất sớm
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
 Nhóm 4 – Lớp
- Lắng nghe.
- HS nhận phiếu học tập.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Ban hành chiếu “khuyến nông”; cho đúc đồng tiền mới, mở cửa biên giới, mở của biển với nhà Thanh
+ Lệnh cho nhân dân đã bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang; cho nhân dân tự do buôn bán
+ Chỉ vài năm sau, mùa màng tươi tốt, xóm làng lại thanh bình, kinh tế phát triển, các mặt hàng phong phú.
- Lắng nghe
Nhóm 2 – Lớp
+ Dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của dân tộc; Vua ban hành "Chiếu lập học"
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc.Việc Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc.
+ Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Sưu tầm và kể các câu chuyện về vua Quang Trung
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2019
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng sử dụng các từ ngữ thuộc chủ để Thám hiểm.
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
+ Thế nào là du lịch?
+Thế nào là thám hiểm?
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBHT điều

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2018_2019.doc